Năm 2020, tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%, cứu sống hàng nghìn người bệnh
Việc đảm bảo duy trì được nguồn người hiến máu an toàn, thường xuyên và ổn định, đáp ứng được nhu cầu máu cho điều trị, giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh.
Năm 2020, mặc dù hoạt động truyền máu cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19, cả nước đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu (tương đương gần 1,7 triệu đơn vị máu 250 ml); tỷ lệ hiến máu tình nguyện đạt 99%; tỷ lệ dân số hiến máu đạt gần 1,5%, góp phần cứu sống hàng nghìn người bệnh cần truyền máu.
TS. Bạch Quốc Khánh cùng nhiều nhân viên y tế của Viện thường xuyên tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu (ảnh: Mai Thương).
Chia sẻ về ý nghĩa của việc hiến máu thường xuyên, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương khẳng định: “Máu an toàn chỉ có thể được hiến tặng từ những người khỏe mạnh, hiến máu thường xuyên. Việc đảm bảo tuyển chọn, duy trì được nguồn người hiến máu an toàn, thường xuyên và ổn định, đáp ứng được nhu cầu máu cho điều trị là một trong những yêu cầu cơ bản đối với các cơ sở truyền máu, là giải pháp quyết định để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho người bệnh do lây nhiễm các mầm bệnh”.
Theo TS. Khánh, hiến máu thường xuyên là mỗi người đủ điều kiện sức khỏe tham gia hiến máu đều đặn, trung bình mỗi năm 2 lần, sẵn sàng hỗ trợ hiến máu vào những thời điểm khan hiếm máu, theo nhu cầu của các cơ sở truyền máu, không chỉ trong những dịp kỷ niệm đặc biệt. Như vậy, hoạt động hiến máu tình nguyện mới phát triển bền vững, không xảy ra tình trạng thiếu máu theo mùa vụ, thiếu máu theo nhóm máu.
“Hiến máu tình nguyện đã là một điều cao quý, hiến máu tình nguyện mà lại hiến thường xuyên thì vô cùng tuyệt vời. Những người hiến máu thường xuyên luôn có ý thức giữ sức khỏe, đồng thời tự sàng lọc các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân người hiến máu và cả người bệnh được nhận máu. Máu hiến từ những người hiến tặng thường xuyên là chất lượng nhất và an toàn nhất”- TS Khánh cho biết.
Video đang HOT
Một lý do nữa khẳng định tầm quan trọng của việc hiến máu thường xuyên đó là máu chỉ có thời hạn bảo quản và sử dụng nhất định. Khan hiếm máu đã khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động cấp cứu và điều trị cho người bệnh, nhưng tiếp nhận số lượng máu quá nhiều tại một thời điểm còn khó khăn hơn.
BSCKII. Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia cho biết: “Sự mất cân đối giữa lượng máu tiếp nhận và nhu cầu sử dụng máu tùy từng nhóm máu vào một số thời điểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng lưu trữ và sử dụng của máu. Trong khi các chế phẩm máu chỉ có thời hạn bảo quản, lưu trữ nhất định: tối đa là 42 ngày với khối hồng cầu được bảo quản ở nhiệt độ 4 -8 độ C hay khối tiểu cầu chỉ bảo quản được tối đa 5 ngày ở nhiệt độ phòng 20- 24 độ C, kèm lắc liên tục”./.
Trước đó, ngày 07/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện và lấy ngày 07/4 hàng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện.
Đây được coi là bước ngoặt quan trọng cho phong trào hiến máu tình nguyện, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với các cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương tới địa phương và các tầng lớp nhân dân trong cả nước.
Kể từ đó đến nay, ngày 7/4 hàng năm đã trở thành dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người; đồng thời khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu thường xuyên, nhờ đó đã tạo được phong trào hiến máu lan tỏa và rộng khắp ở các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu thì có thể hiến máu?
Một số trường hợp sẽ được trì hoãn hiến máu trong thời gian ngắn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, phụ thuộc vào hãng sản xuất và loại vắc xin. Khi đó, những người đến đăng ký hiến máu cần cung cấp tên nhà sản xuất vắc xin.
Người hiến máu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và tuân thủ các quy định khai báo y tế để đảm bảo thật sự khỏe mạnh, an toàn, không có các nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia hiến máu - BSCKII. Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết.
Theo hướng dẫn ngày 19/1/2021 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), không cần trì hoãn hiến máu đối với các những người được tiêm vắc xin COVID-19 nếu họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có các phản ứng sau khi tiêm hoặc không có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
Một số trường hợp sẽ được trì hoãn hiến máu trong thời gian ngắn sau khi tiêm vắc xin COVID-19, phụ thuộc vào hãng sản xuất và loại vắc xin. Khi đó, những người đến đăng ký hiến máu cần cung cấp tên nhà sản xuất vắc xin.
Cụ thể, những người được tiêm vắc xin COVID-19 không sao chép, bất hoạt hoặc dựa trên RNA của các hãng AstraZeneca, Janssen/J&J, Moderna, Novavax hoặc Pfizer thì có thể hiến máu sau khi tiêm vắc xin. Những người được nhận vắc xin sống giảm độc lực hoặc không biết chính xác loại vắc xin sẽ phải chờ 2 tuần hoặc lâu hơn mới có thể hiến máu, tùy vào quyết định của từng ngân hàng máu.
Tuy nhiên, FDA vẫn đưa ra khuyến cáo là cần trì hoãn hiến máu 14 ngày đối với những nhóm người có nguy cơ với các triệu chứng mắc COVID-19 hoặc mắc COVID-19 kể từ thời điểm không còn triệu chứng hoặc không còn nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Tương tự, nhóm chuyên gia của Canada cũng khẳng định không cần trì hoãn hiến máu sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Hội Chữ thập đỏ Úc lại đưa ra khuyến cáo sau khi tiêm 7 ngày (không phân biệt loại vắc xin COVID-19) thì mới có thể hiến máu, hiến huyết tương hay tiểu cầu. Hội Chữ thập đỏ Úc cũng đề nghị người hiến máu cân nhắc việc hiến máu trước ngày tiêm vắc xin.
Việc trì hoãn chỉ nhằm để đảm bảo sức khỏe người hiến máu được tốt nhất khi hiến máu, không còn sốt nhẹ (phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin) và tránh cho người hiến máu gặp phải một số phản ứng không mong muốn trong hoặc ngay sau khi hiến máu như choáng, ngất nếu họ không khỏe.
Tại Singapore, cơ quan Khoa học sức khỏe nước này đề nghị thời gian trì hoãn là từ 3 ngày đến 4 tuần tùy thuộc vào loại vắc xin. Thậm chí thời gian này được tính từ khi hết các triệu chứng hoặc phản ứng không mong muốn sau khi tiêm. Nên thời gian để hiến máu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể lâu hơn 4 tuần.
Tại Việt Nam, theo BSCKII. Phạm Tuấn Dương - Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia cho biết: "Theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động truyền máu của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin 7 ngày thì có thể tham gia hiến máu (trừ vắc xin phòng bệnh dại, rubella, sởi, thương hàn, tả, quai bị, thủy đậu, BCG cần phải trì hoãn hiến máu từ 4 tuần đến 12 tháng).
Tuy nhiên, người hiến máu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và tuân thủ các quy định khai báo y tế để đảm bảo thật sự khỏe mạnh, an toàn, không có các nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia hiến máu".
Một số lưu ý đối với người hiến máu để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện và Viện Huyết học - Truyền máu TW:
Người hiến máu cần đáp ứng các quy định về tuổi (18 - 60 tuổi), cân nặng (42 kg trở lên với nữ, 45 kg trở lên với nam), khoảng cách từ lần hiến máu toàn phần gần nhất là 12 tuần, khoảng cách từ lần hiến tiểu cầu gần nhất là 2 tuần.
Chỉ đến điểm hiến máu khi cảm thấy thực sự khỏe mạnh và không có các hành vi nguy cơ lây nhiễm các vi rút qua đường truyền máu, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19.
Đeo khẩu trang khi đi hiến máu, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh có cồn sát khuẩn trước khi đăng ký hiến máu, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tình nguyện viên tại điểm hiến máu.
Trả lời trung thực khai báo y tế và các câu hỏi của nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe và đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Thông báo kịp thời cho đơn vị tiếp nhận máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở... mới xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu hoặc nhớ ra sau khi đã hiến máu.
Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm được khẳng định không còn nhiễm virus SARS-CoV-2.
Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm có tiếp xúc lần cuối với người bệnh hoặc người mắc COVID-19, cũng như không có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở, tiêu chảy.
Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ ngày cuối cùng rời khỏi vùng dịch/ khu vực cách ly.
2 thanh niên TP Hà Tĩnh hiến máu cứu bệnh nhân nguy kịch Ngay khi biết tin có bệnh nhân nguy kịch đang cần máu tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Tĩnh, 2 thành viên CLB ngân hàng máu sống TP Hà Tĩnh đã kịp thời hiến 2 đơn vị máu cứu chữa bệnh nhân. Chiều 16/1, bệnh nhân Nguyễn Văn Cúc (48 tuổi) ở phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) nhập viện trong tình...