Năm 2020: Động lực cho nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng
Nếu có bước đi cụ thể nhằm khơi thông điều kiện thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất nhanh nhạy nắm bắt thời cơ để đầu tư vào Việt Nam.
(ảnh Lê Toàn)
SSI vừa ra báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam, theo đó kỳ vọng giới đầu tư toàn cầu năm 2020 có tâm lý tích cực hơn so với thời điểm bước vào đầu năm 2019, làn sóng nới lỏng tiền tệ lan rộng trong giai đoạn cuối năm 2019 của nhiều quốc gia, thỏa thuận giai đoạn 1 của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đã đẩy lùi nỗi lo kinh tế thế giới giảm tốc so với giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, bấp bênh của mối quan hệ Mỹ – Trung, tăng trưởng ảm đạm ở Nhật Bản, EU, Ấn Độ, diễn biến của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mẫu thuẫn giữa Mỹ và đồng minh EU… vẫn là rủi ro với tăng trưởng và thị trường tài chính năm 2020.
Việt Nam năm 2020 kỳ vọng hòa chung xu hướng mặt bằng lãi suất hạ trên thế giới, lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ dựa trên 2 nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ.
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ được giữ ở nhịp độ như năm 2019, có thể thấp hơn, mặc dù tổng tín dụng có thể tăng chậm lại nhưng tín dụng cho các ngành ưu tiên hay sản xuất kinh doanh nói chung sẽ vẫn tăng cao.
Thị trường trái phiếu dự báo, lãi suất Trái phiếu Chính phủ có thể sẽ giảm tiếp theo đà năm 2019 và nằm trong khoảng 30-50bps do lượng cung từ Kho bạc Nhà nước dự kiến tăng, tuy nhiên áp lực đán hạn Trái phiếu Chính phủ năm 2020 khoảng 128 nghìn tỷ đồng (gồm cả 1 tỷ USD trái phiếu ngoại tê), cao hơn 11,6% so với năm 2019.
Đối với thị trường thứ cấp, thường tương đồng so với thị trường sơ cấp, nên năm 2020 có thể giảm nhưng mức giảm sẽ không lớn do mặt bằng lãi suất đã ở mức rất thấp, chênh lệch lợi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giữa Việt Nam và Mỹ hiện là 1,49%/năm, thuộc vùng thấp nhất trong lịch sử.
Riêng thị trường chứng khoán năm 2020 đến với nhiều kỳ vọng. VN-Index khởi đầu năm với mức P/E 15,9 lần, thấp nhất kể từ tháng 2/2019, với mức định giá tương đối hấp dẫn và VN-Index đã đi ngang trong một thời gian dài, hiện đang có nhiều cơ hội cho TTCK trong năm.
Video đang HOT
Đối với độ trễ của chính sách, do lãi suất giảm trong năm 2019 là khá ngắn, chưa đủ để có tác động đến kinh tế và doanh nghiệp, năm 2020 khi lãi suất giảm liên tục và kéo dài, không chỉ doanh nghiệp được hưởng lợi mà tâm lý thị trường sẽ được củng cố.
Hai yếu tố tăng trưởng và lãi suất ở Việt Nam sẽ hòa nhịp với xu hướng chung của thế giới, tạo nên sự khởi sắc của thị trường chứng khoán.
Về đầu tư công, sau nhiều năm chậm giải ngân, năm 2020 kỳ vọng sẽ thực hiện giải ngân quyết liệt hơn, những rào cản về pháp lý, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng sẽ được tháo gỡ để khơi thông dòng vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ, đây sẽ là động lực cho các nhóm ngành trên thị trường như xây dựng và vật liệu xây dựng.
Bên cạnh yếu tố nội tại, Việt Nam được kỳ vọng có thể chứng kiến nhiều ETF mới mô phỏng chỉ số VN30 cũng như bộ 3 chỉ số mới của sàn HOSE. Nếu có bước đi cụ thể nhằm khơi thông điều kiện thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất nhanh nhạy nắm bắt thời cơ để đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam sẽ phải đón nhiều thách thức từ sự bất định của căng thẳng Mỹ – Iran; Mỹ – Trung khi căng thẳng còn kéo dài, chưa thể chấm dứt được.
Khác với Iran, Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp đến vị trí của Mỹ trên toàn cầu nên quan hệ giữ Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ còn nhiều sóng gió, ở trong nước nhiều điểm yếu của nền kinh tế vẫn còn tồn tại, việc Moody hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam đã bộc lộ ra một trong những điểm yếu đó.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại "đổ" tiền vào trái phiếu
Liên tiếp bán ròng trên thị trường cổ phiếu nhưng các nhà đầu tư nước ngoài lại tích cực mua vào trái phiếu trong thời gian gần đây. Có lẽ những lo ngại về nguy cơ khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới khiến chiến lược tìm nơi trú ẩn được các nhà đầu tư ưu ái sử dụng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trong một phát biểu mới đây, ông Trần Văn Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, năm 2019, hàng loạt sản phẩm mới được đưa vào thị trường chứng khoán (TTCK) nhưng một điểm đáng buồn là giao dịch trên thị trường không được cải thiện so với năm trước đó.
Những biến động khó lường và sự thận trọng của giới đầu tư toàn cầu trên thị trường tài chính khắp nơi trên thế giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm lắng nói chung trên TTCK Việt Nam trong năm vừa qua.
Chuyển hướng đầu tư
Cũng theo ông Dũng, năm 2019 là năm ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trái phiếu, đó là sự bùng nổ của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và diễn biến tích cực chưa từng có của thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP).
Theo đó, năm 2019, qua hoạt động đấu thầu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã huy động được khoảng 215.000 tỷ đồng, tập trung tại các kỳ hạn 10 năm và 15 năm.
Tính đến cuối năm 2019, kỳ hạn bình quân TPCP do Kho bạc Nhà nước phát hành đã được nâng lên mức 13,6 năm. Điều đặc biệt là lãi suất trúng thầu giảm trên tất cả các kỳ hạn, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm vào cuối năm 2019 giảm từ 78 - 183 điểm cơ bản.
Việc tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài với chi phí huy động vốn hợp lý đã tạo điều kiện cho Chính phủ tăng vay nợ tại thị trường trong nước, giảm vay nợ nước ngoài, góp phần giảm rủi ro của danh mục nợ công.
Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản thị trường tiếp tục ghi nhận mức tích cực, với khoảng khoảng 9.000 tỷ đồng/ phiên. Trong đó, giao dịch mua bán vẫn gia tăng so với giao dịch thông thường, cơ sở nhà đầu tư (NĐT) thay đổi tích cực, đặc biệt là các NĐT nước ngoài.
Trong 11 tháng năm 2019, trên thị trường TPCP thứ cấp, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng hơn 13.900 tỷ đồng (tính theo giao dịch thông thường). Trong đó, quý I mua ròng gần 6.500 tỷ đồng, quý II gần 4.200 tỷ đồng, quý III gần 4.800 tỷ đồng; trong 2 tháng đầu quý IV, khối ngoại có động thái bán ròng trở lại hơn 1.200 tỷ đồng.
Nguyên nhân bán ròng có thể do áp lực lạm phát bất ngờ gia tăng trở lại, cũng như khả năng chốt lời để hiện thực hoá lợi nhuận cuối năm, nhất là khi trong tháng 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bất ngờ giảm trần lãi suất tiền gửi, lãi suất trên thị trường mở (OMO) sau khi đã giảm một loạt lãi suất điều hành vào tháng 9 vừa qua.
Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất, trong nửa đầu tháng 12, khối ngoại đã tiếp tục mua ròng gần 1.200 tỷ đồng, trong đó riêng phiên ngày 12/12 mua vào hơn 1.988 tỷ đồng. Nhiều dự báo cho rằng xu hướng mua vào sẽ tiếp tục gia tăng do những kỳ vọng về lợi nhuận cho giai đoạn kế tiếp vẫn có cơ sở.
Thực tế, TTCP Việt Nam năm 2019 chịu sự tác động mạnh mẽ của cả yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong, tuy nhiên sự bất ổn sẽ đến nhiều hơn từ các yếu tố bên ngoài như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dấu hiệu suy thoái đến từ các nền kinh tế lớn và sự điều chỉnh lãi suất tại các quốc gia.
NĐT nước ngoài tìm nơi trú ẩn tại kênh trái phiếu
Kênh tránh "bão"
Trong khi đó, thị trường cổ phiếu Việt Nam hiện đang có diễn biến không tích cực khi chỉ số Vn-Index vẫn chưa thể thoát khỏi mốc tâm lý 1.000 điểm. Do đó, các NĐT có xu hướng thoát ra khỏi các tài sản rủi ro như cổ phiếu và tìm nơi trú ẩn an toàn ở thị trường trái phiếu, đây là một chiến lược giao dịch luôn được ưu tiên lựa chọn trong mỗi thời điểm sự bất ổn gia tăng.
Ngoài ra, việc đầu tư vào trái phiếu Việt Nam cũng là một hình thức hạn chế rủi ro thiệt hại tỷ giá bởi sự ổn định của tiền đồng giữa bối cảnh nhiều đồng tiền đang phá giá.
Lợi suất của TPCP Việt Nam dù xuống thấp gần đây, hiện kỳ hạn 10 năm đang ở mức 3,45%, nhưng nếu so với các quốc gia khác thì vẫn cao hơn đáng kể, nên Việt Nam có thể thu hút dòng tiền là điều dễ hiểu.
Trong thời gian tới, các cơ quan điều hành sẽ tiếp tục cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch, rút ngắn hơn nữa quy trình từ khâu phát hành đến đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán trái phiếu phù hợp với định hướng phát triển công nghệ 4.0 để tăng thanh khoản trên thị trường thứ cấp. Cùng với đó, đưa vào vận hành hệ thống nhà tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp theo thông lệ quốc tế để tăng thanh khoản của thị trường.
Một lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết phấn đấu đến năm 2021 đưa TPCP Việt Nam vào các rổ chỉ số trái phiếu quốc tế, để thu hút các quỹ đầu tư và NĐT nước ngoài đầu tư vào thị trường trái phiếu Việt Nam.
Bên cạnh đó, để triển khai các hoạt động hỗ trợ thị trường TPCP theo đề án của Chính phủ, HNX đã xây dựng Đề án "Tổ chức thị trường trái phiếu" Sở Giao dịch chứng khoán; hoàn thiện và xây dựng chuyên trang thông tin về TPDN; hoàn thiện và ban hành quy chế giao dịch TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Giảm lãi suất cho vay: Chưa tác động nhiều trên diện rộng Theo chuyên gia, bao giờ một chính sách ra đời cũng có độ trễ nhất định, lãi suất không thể điều chỉnh tức thì mà chỉ điều chỉnh sau khi kỳ hiện tại hết hạn và đến kỳ hạn tới. Ngân hàng dành nguồn vốn dồi dào hỗ trợ kinh doanh cuối năm. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Trong những ngày gần đây, nhiều ngân...