Năm 2020, đây là lĩnh vực được dự đoán sẽ khuấy động thị trường M&A với các thương vụ bạc tỷ
Tiềm năng tăng trưởng cao của ngành vận tải và logistics Việt Nam cũng như khả năng cạnh tranh kém của doanh nghiệp nội địa đã tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường thông qua hình thức M&A.
Nghiên cứu mới nhất của Vietnam Reports cho biết vận tải và logistics là ngành được hưởng lợi trong xu thế đi lên của thương mại điện tử. Là thị trường có quy mô dự kiến đạt 10 tỷ USD đến năm 2020, thương mại điện tử đã kéo theo sự phát triển của của các công ty dịch vụ chuyển phát với tần suất giao hàng nhỏ lẻ lớn và độ phủ của dịch vụ rộng khắp các tỉnh thành. Nhiều trang thương mại điện tử cũng đầu tư vào xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống logistics, mở rộng quy mô kho bãi, tăng điểm phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report đã đưa ra dự báo trong vòng 2 – 3 năm tới, làn sóng M&A vẫn tiếp tục sôi động trong lĩnh vực vận tải và logistics do áp lực cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và tác động của cuộc cách mạng 4.0.
Cùng với tiềm năng tăng trưởng cao của ngành và khả năng cạnh tranh kém của các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường logistics Việt Nam thông qua hình thức M&A để tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa.
Trong năm 2019, đã có nhiều thương vụ M&A trị giá hàng triệu đô. Ví dụ Tập đoàn Symphony International Holdings (Singapore) mua cổ phần của CTCP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL Corp) từ Singapore Post với giá 42,6 triệu USD, SSJ Consulting đã chi gần 40 triệu USD để mua 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Gemadept.
Hoạt động M&A cũng tạo ra thách thức cho doanh nghiệp nước phải cải tiến và đổi mới để tối ưu doanh nghiệp của mình, nhưng cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác khi được học tập kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, tối ưu hóa chi phí logistics của các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong nhiều châu lục.
Video đang HOT
Vietnam Report cũng cho biết thời gian tới thị trường cũng có xu hướng đầu tư vào kho, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh
Với sự gia tăng mạnh của số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng lưu giữ, phân loại hàng hóa, hoàn tất đơn hàng…, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư hệ thống kho, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối… một cách chuyên nghiệp theo hướng hiện đại với chất lượng cao.
Tính đến đầu năm 2019, trên toàn quốc có 6 trung tâm logistics lớn được khởi công xây dựng và đưa vào vận hành.
Trong thời gian gần đây, chuỗi cung ứng lạnh có sự tăng trưởng cao do tăng số lượng kho lạnh, tăng trưởng trong ngành thực phẩm chế biến và ngành dược phẩm, công nghệ.
Công ty nghiên cứu thị trường Allied Market Research (2019), quy mô thị trường logistics chuỗi lạnh toàn cầu được đạt giá trị 159,9 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ đạt khoảng 590 tỷ USD vào năm 2026. Mặc dù thị trường chuỗi cung ứng lạnh nói chung và kho lạnh nói riêng tại Việt Nam bị đánh giá là nhỏ lẻ và manh mún, tuy nhiên thị trường đang mở rộng và được kỳ vọng có những bước phát triển mới trong năm 2020.
Một số thách thức của ngành vận tải, logistics cũng được Vietnam Report chỉ ra, bao gồm: Cơ sở hạ tầng còn yếu kém; Thiếu hụt nguồn lao động trong ngành được đào tạo chuyên sâu; Thể chế, chính sách với ngành còn nhiều bất cập…
Cụ thể, cơ sở hạ tầng là thách thức mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất với 81,82%. Hiện nay, cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vận tải cũng như hạ tầng về công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa đồng bộ dẫn đến dịch vụ vận tải đa phương thức gặp rất nhiều khó khăn, và chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước.
Việc xây dựng các nguồn khu tập trung kho vận tại 3 miền đi kèm hệ thống kho bãi, cầu cảng, các đường giao thống chỉ mới bắt đầu tiến hành, còn chưa hoàn thiện, mới đáp ứng nhu cầu cho xuất nhập khẩu, hệ thống kho bãi chưa đáp ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt nhu cầu E-Logistics.
Thứ hai, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý, các chuyên viên logistics giỏi, hiểu biết luật pháp quốc tế, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp trong nước, có tới 93 – 95% người lao động không được đào tạo chuyên ngành logistics, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn… Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lương dịch vụ cũng như tăng lợi nhuận của công ty. Theo đó có 63,64% doanh nghiệp khảo sát lựa chọn thiết hụt nguồn nhân lực chất lượng là thách thức phát triển với ngành Vận tải và Logistics.
Thứ ba, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách đột phá để hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành Vận tải và Logistics phát triển, tuy nhiên vẫn có tới 54,55% doanh nghiệp đánh giá còn nhiều bất cập, chẳng hạn như chính sách về xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa còn khá chặt chẽ, gây nhiều khó khăn, Nghị định hướng dẫn chưa rõ ràng khiến cho các doanh nghiệp mới để làm quen được gặp nhiều lúng túng, điều đó làm chậm đi nhịp phát triển của ngành logistics.
Hà Thư
Theo Trí thức trẻ
Tập đoàn Xây dựng DELTA vững vàng trong Top doanh nghiệp tư nhân lớn nhất và lợi nhuận tốt Việt Nam năm 2019
Doanh thu thuần đạt hơn 7.579 tỷ đồng, tăng 48.7% so với cùng kỳ năm 2017, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt hơn 167 tỷ đồng, tăng 203% so với năm 2017 là một kết quả ấn tượng của một một doanh nghiệp tư nhân như DELTA trong một năm kinh tế xây dựng có phẩn giảm tốc.
Năm 2019, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng DELTA tiếp tục giữ vững vị trí trong Top doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam; Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín; Top 5 doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng lớn nhất Việt Nam.
Theo bảng xếp hạng VNR500, DELTA xếp thứ hạng 93 trong Top 500 các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (chỉ bao gồm các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam), tăng 59 bậc so năm 2018.
Bên cạnh đó, DELTA xếp thứ hạng 176 trong Top 500 các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (bao gồm cả khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI), tăng 126 bậc so với năm 2018.
Đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report dựa trên tình hình kinh doanh và doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế, các chỉ số sinh lời ROA, ROE, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các chuyên gia trong ngành cũng được sử dụng như yếu tố bổ sung để đánh giá quy mô và vị thế của doanh nghiệp.
Với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, sự bất ổn định chính trị và những tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nhất là khi Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển bền vững như tập đoàn xây dựng DELTA với kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng quả là một tín hiệu đáng mừng cho sự bứt phá và phát triển của các doanh nghiệp Việt với 100% vốn tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ tiềm năng trở thành trụ cột cho sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
M.H
Theo baodautu.vn
Lãi suất vẫn "nặng vai" doanh nghiệp Hàng loạt ngân hàng thương mại tham gia cuộc đua giảm lãi suất huy động và cho vay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức giảm trần lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn và cho vay ở lĩnh vực ưu tiên. Với những DN có nhu cầu vay vốn, tín hiệu đó có thực sự là tin vui...