Năm 2020 có thẻ công dân điện tử thay mọi giấy tờ tùy thân
Hiện mỗi người dân có 20 loại giấy tờ tùy thân khác nhau. Để cắt giảm các loại giấy tờ này, cần xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư, số định danh cá nhân để đến năm 2020 có thể phát triển ứng dụng thẻ công dân điện tử…
Chỉnh lý dự án luật Hộ tịch theo yêu cầu của UB Thường vụ Quốc hội, đại diện cơ quan soạn thảo (Bộ Tư pháp) đã trả lời cặn kẽ nhiều câu hỏi, băn khoăn đặt ra trước đó tại các phiên thảo luận, thẩm tra dự án luật.
Với câu hỏi, khi có quản lý hộ tịch thì có cần hộ khẩu nữa không, cơ quan soạn thảo lập luận, “hộ tịch” là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết (sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay đổi quốc tịch…), khác với “hộ khẩu”. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cũng xác nhận khái niệm “hộ khẩu” có mối quan hệ thân thiết vì đều liên quan đến vấn đề quản lý con người.
Hộ tịch liên quan đến việc sinh, tử, kết hôn… của cá nhân đòi hỏi nhà nước quản lý (thông qua đăng ký) để làm phát sinh quyền, nghĩa vụ công dân. Còn hộ khẩu gắn liền với việc quản lý công dân theo nơi cư trú.
Thủ tục hành chính sẽ được giải quyết thông qua một loại giấy tờ tùy thân duy nhất?
Việc quản lý hộ tịch gắn với quản lý hộ khẩu của người dân vốn có nguồn gốc từ lâu ở nhiều nước trên thế giới nhưng hiện tại, còn rất ít nước có luật về hộ khẩu mà hầu hết là có luật về hộ tịch.
Tại Việt Nam, trước năm 1987, công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu được giao cho Bộ Nội vụ (Bộ Công an) thực hiện. Nhưng từ năm 1987 trở đi, hộ tịch được tách khỏi hộ khẩu, giao Bộ Tư pháp quản lý.
Video đang HOT
Theo cơ quan soạn thảo, lần sửa luật này, công tác quản lý hộ tịch và hộ khẩu vẫn do 2 ngành thực hiện. Bộ Tư pháp nhận định, thời điểm hiện nay, nếu đặt vấn đề gộp 2 nội dung cho một ngành quản lý như nhiều ý kiến kiến nghị là chưa phù hợp vì sẽ phải sửa đồng thời nhiều quy định pháp luật liên quan như luật Tổ chức chính phủ, luật Cư trú…
“Do đó, để bảo đảm ổn định công tác quản lý đối với 2 vấn đề này, tránh gây xáo trộn thì chưa nên mở rộng khái niệm hộ tịch theo hướng bao gồm cả hộ khẩu” – báo cáo chỉnh lý do Bộ trưởng Hà Hùng Cường ký nêu rõ.
20 loại giấy tờ tùy thân khác nhau
Cũng trong một phiên họp xem xét dự luật này trước Tết tại UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: “Luật Hộ tịch ra đời sẽ thay thế được bao nhiêu giấy tờ cá nhân của người dân?”.
Trả lời câu hỏi này, Bộ Tư pháp cho biết, theo thống kê, hiện mỗi người dân có khoảng 20 giấy tờ tùy thân khác nhau. Mỗi loại giấy tờ này là kết quả “đầu ra” của một thủ tục hành chính do một bộ/ngành thực hiện.
Ví dụ, giấy tờ hộ tịch (như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử…) do Bộ Tư pháp ban hành và quản lý. Hộ chiếu phổ thông, CMTND, Sổ hộ khẩu… lại do Bộ Công an ban hành và quản lý. Các chứng chỉ, bằng cấp thuộc ngành GT-ĐT ban hành và quản lý. Giấy phép lái xe do ngành GT-VT quản lý. Các loại sổ/thẻ bảo hiểm xã hôi cho ngành LĐ, TB&XH quản lý…
Như vậy, để cắt giảm các loại giấy tờ cho người dân, theo Bộ Tư pháp, cần có sự quyết tâm vào cuộc của tất cả các bộ, ngành liên quan. Với chức năng, nhiệm vụ hiện tại của Bộ Tư pháp và trong khuôn khổ một đạo luật chuyên ngành như này, không thể thay thế được các giấy tờ do bộ/ngành khác ban hành…
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo luật cũng phân tích, với tích chất là loại giấy tờ đầu tiên được cấp phát cho người dân ngay từ khi mới sính ra, Giấy khai sinh (hay còn gọi là “thẻ vào đời” của một người) là giấy tờ có giá trị pháp lý quan trọng đặc biệt. Giấy khai sinh giúp xác định một cách chính xác các thông tin cơ bản của cá nhân (như tên họ, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, cha mẹ…) nhằm cá biệt hóa cá nhân và phân biệt cá nhân này với cá nhân khác.
Theo phương thức quản lý hiện đại mà nhiều nước đã áp dụng, người dân chỉ cần khai thông tin cá nhân một lần khi đăng ký khai sinh. Các thông tin này được cơ quan hộ tịch lưu giữ, chia sẻ và cung cấp cho các cơ quan, tổ chức có yêu cầu hoặc khi người dân thực hiện các thủ tục hành chính, tham gia giao dịch mà không phải khai lại. Điều đó tạo thuận lợi rất lớn cho người dân và xã hội, đỡ tốn kém thời gian và chi phí.
Với ý nghĩa đặc biệt đó, giải pháp đột phá, theo Bộ Tư pháp là xây dựng luật Hộ tịch với tư cách đạo luật gốc, xác định những thông tin cơ bản nhất của cá nhân, được mã hóa dưới dạng Số định danh cá nhân. Số định danh sẽ được cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp cho một người khi đăng ký khai sinh kể từ ngày luật này có hiệu lực.
Số định danh sẽ được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi xây dựng được xong cơ sở dữ liệu này, người dân chỉ cần cung cấp số định danh, không cần xuất trình CMTND, giảm thiểu tối đa việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính.
“Để đảm bảo lộ trình cắt giảm các loại giấy tờ đầu ra của các thủ tục, cần xây dựng điều khoản mở về khả năng kết nối, chia sẻ/tích hợp những thông tin cơ bản của công dân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm đến năm 2020 có thể phát triển ứng dụng thẻ công dân điện tử hoặc một phương tiện điện tử tương tự – là giấy tờ trung tâm duy nhất tích hợp những thông tin cơ bản của công dân và có giá trị thay thế tất các các loại giấy tờ khác” – đây là câu trả lời cho câu hỏi của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Theo kế hoạch, dự thảo luật Hộ tịch sau khi chỉnh lý tiếp tục được trình UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp tháng 4 tới.
P.Thảo
Theo Dantri
Tái xuất hiện loài thú được coi là đã tuyệt chủng 84 năm
Loài Mang có tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum xuất hiện tại khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Loài Mang này được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm.
Theo ông Nguyễn Đình Hải - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thì loài Mang Muntiacus rooseveltorum thuộc họ Hươu nai (Cervidae), được ghi nhận tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và được coi là tuyệt chủng từ năm 1929. Mẫu sọ về loài mang này được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ.
Mẫu sọ loài Mang được trưng bày tại bảo tàng.
Từ năm 2012 - 2014, Trung tâm Cress, trường đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thực hiện dự án "Điều tra, bảo tồn các loài Mang tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên".
Trong quá trình điều tra, đoàn chuyên gia đã chụp được ảnh của loài Mang này trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và phát hiện được mẫu phân của loài Mang này trong rừng. Ngoài ra, đoàn chuyên gia cũng tìm thấy mẫu sừng và da của loài Mang này trong nhà dân săn bắn được.
Mang được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Qua xét nghiệm AND tại Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) từ mẫu phân và mẫu da của loài Mang kể trên và đem so sánh với mẫu AND của loài Mang được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm đang lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, cơ quan chức năng xác định các mẫu AND hoàn toàn trùng khớp với nhau và khẳng định đây chính là loài Mang Muntiacus rooseveltorum.
Theo Dantri
Lên kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc cho gấu ngựa bị bệnh Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) đang chăm sóc 2 cá thể gấu ngựa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, 1 trong 2 cá thể gấu bị bệnh nên tỉnh Thanh Hóa đang đề nghị cả 2 tới Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam. Được biết, hai cá thể gấu nêu trên gồm một cá thể...