Năm 2020, Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục lỗ ròng?
Dự phóng sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020 cho CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) nhưng VDSC cũng cho rằng, Bách Hóa Xanh vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ cho cả năm.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng ngắn hạn của MWG. Thị trường điện máy tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng tốt (10% trong năm 2019). Trong khi thị phần của Điện Máy Xanh trong năm 2019 ước tính khoảng 37% (từ 35% năm 2018), cho thấy vẫn còn dư địa tăng trưởng từ hợp nhất thị phần đang nằm trong tay các cửa hàng điện máy tư nhân.
Bách Hóa Xanh vượt mục tiêu ban đầu 700 cửa hàng và hướng đến mốc 1.000 cửa hàng trong năm nay
Thêm vào đó, MWG có tiềm năng từ bán chéo tại các cửa hàng Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh. Việc thay đổi cách trưng bày tại các cửa hàng hiện hữu tạo thêm nhiều không gian cho các loại hàng hóa mới có biên lợi nhuận cao và có thể tạo ra hiệp lực với danh mục hàng hóa chính, như đồng hồ đeo tay, mắt kính, hàng gia dụng. Các mặt hàng này có biên lợi nhuận gộp từ 40 – 50% và có thể khai thác được lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng hiện hữu.
Mô hình thành công của Bách Hóa Xanh đã được hoàn thiện và đang được nhân rộng nhanh chóng. Không chỉ thành công tại TP HCM, Bách Hóa Xanh đang mở rộng rất tốt ra các tỉnh miền Nam, thể hiện qua doanh thu/cửa hàng và mức độ đón nhận cao từ người mua.
Chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn EBITDA tại cấp độ cửa hàng cho 700 cửa hàng hiện hữu vào tháng 8/2019. Doanh thu trung bình/cửa hàng trong tháng 11/2019 đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 18% so cùng kỳ, trong khi biên lợi nhuận gộp đạt 20%, tăng từ 18% vào cuối năm 2018.
Với những luận điểm đó, VDSC dự phóng năm 2020, MWG sẽ mở mới 100 Điện Máy Xanh nhỏ (một số sẽ được chuyển đổi từ cửa hàng Thegioididong). Từ đó doanh thu Điện Máy Xanh sẽ tăng 18% trong khià Thegioididong giảm 4%.
Mở mới 800 Bách Hóa Xanh, doanh thu có thể tăng trưởng khoảng 130%. Từ đó, biên lợi nhuận gộp cả năm của Bách Hóa Xanh có thể đạt 21,5%. VDSC dự phóng Bách Hóa Xanh sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu năm 2020, nhưng vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ cho cả năm. Chuỗi này sẽ hòa vốn trong nửa cuối năm.
Video đang HOT
Theo đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 của MWG tăng trưởng lần lượt 23% và 33% so với năm 2019.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc mở rộng chuỗi Bách Hóa Xanh chậm hơn kỳ vọng do khó khăn trong khâu logistic tại các tỉnh miền Trung. Đồng thời, chiến lược bán chéo các phụ kiện thời trang của MWG không đạt hiệu quả như kỳ vọng do quy mô thị trường chưa đủ lớn.
Báo cáo cập nhật mới đây của Công ty Chứng khoán SSI cũng dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm 2019 của MWG sẽ đạt lần lượt 101.954 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và 5.018 tỷ đồng (tăng trưởng 33%).
Cho năm 2020, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của MWG sẽ đạt lần lượt 129.313 tỷ đồng (tăng trưởng 27%) và 6.485 tỷ đồng (tăng trưởng 29%).
Ước tính này dựa trên giả định trong năm 2020, ở phân khúc điện tử – điện máy, MWG sẽ chuyển đổi 50 cửa hàng Thế giới di động có lưu lượng khách hàng cao thành các cửa hàng Điện máy Xanh mini, đồng thời thay đổi cách sắp xếp của 100 cửa hàng Điện máy Xanh mini thành các cửa hàng Điện máy Xanh lớn và mở thêm 150 cửa hàng Điện máy Xanh.
Từ đó, SSI ước tính MWG sẽ có 937 cửa hàng Thế giới di động và 1.200 cửa hàng Điện máy Xanh vào cuối năm 2020.
Công ty chứng khoán này cũng ước tính MWG sẽ có 500 cửa hàng bán đồng hồ, với doanh thu 3.024 tỷ đồng (so với 675 tỷ đồng trong năm 2019), tương đương số lượng đồng hồ bán ra đạt 2 triệu đơn vị sản phẩm với mức giá trung bình là 1,5 triệu đồng/đơn vị sản phẩm.
Do đó, doanh thu từ mảng điện tử – điện máy ước tính đạt 103.697 tỷ đồng (tăng trưởng 13%), chiếm 80% tổng doanh thu 2020.
Đối với chuỗi Bách hóa xanh, với khả năng mở 50-70 cửa hàng mỗi tháng như hiện tại, SSI ước tính MWG sẽ mở 650 cửa hàng Bách hóa xanh trong năm 2020, tập trung ở các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Việc này sẽ nâng số lượng cửa hàng Bách hóa xanh lên 1.650 cửa hàng trong năm 2020, so với 1.000 cửa hàng trong năm 2019.
Từ đó, doanh thu của Bách hóa xanh được dự báo đạt 25.616 tỷ đồng (tăng trưởng 144%), chiếm 20% tổng doanh thu năm 2020.
SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp chuỗi này sẽ tiếp tục cải thiện từ 19% trong năm 2019 lên 20,5% trong năm 2020 nhờ khả năng thương lượng cao hơn với các nhà cung cấp do số lượng cửa hàng tăng và doanh thu tại mỗi cửa hàng được cải thiện.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất thoát giảm, phần trăm lợi nhuận cao hơn từ thực phẩm tươi sống và đưa thêm các sản phẩm thương hiệu riêng vào kinh doanh cũng là cá yếu tố giúp thúc đẩy lợi nhuận gộp.
Trong vài năm qua, MWG đã tập trung vào việc tăng tỷ suất lợi nhuận gộp thông qua việc mở rộng cửa hàng nhanh mặc cho chi phí trung tâm phân phối và chi phí vận chuyển tăng, cũng như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp khác.
Từ năm 2020, MWG đặt mục tiêu kiểm soát các chi phí này chặt chẽ hơn. Do đó, SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế của Bách hóa xanh cải thiện trong năm 2020 và chuỗi có thể đạt lợi nhuận dương từ năm 2021.
Nha Trang
Theo enternews.vn
VDSC: BIDV đang có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống 65%, bắt đầu ngay năm 2020
Theo VDSC, ngân hàng BIDV tiếp tục có kế hoạch phát hành thêm khoảng 10% vốn điều lệ nhằm đưa tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức 65%, bắt đầu ngay từ năm 2020.
Theo báo cáo mới đây của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ngân hàng BIDV tiếp tục có kế hoạch phát hành thêm khoảng 10% vốn điều lệ nhằm đưa tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức 65%, bắt đầu ngay từ năm 2020. Trước đó, BIDV cũng đã hoàn tất phát hành chiến lược cho KEB Hana Bank bằng việc phát hành 603 triệu cổ phiếu. Thương vụ này đã giúp BIDV thu về hơn 20,2 nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng lớn nhất về vốn điều lệ ở Việt Nam. Hệ số an toàn vốn CAR theo Basel 2 tăng lên trên 9%.
VDSC cho rằng, thương vụ phát hành chiến lược giúp cải thiện nền tảng cơ bản và triển vọng của BIDV.
Một mặt, NIM của ngân hàngnhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trong năm 2020 nhờ vào tăng trưởng tín dụng mạnh hơn, dự đoán đạt 13%/năm và áp lực huy động giảm bớt, do ngân hàng sẽ ít phải phụ thuộc hơn vào việc huy động thông qua tiền gửi và trái phiếu kỳ hạn dài.
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của BIDV trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, SME, FDI, ngân hàng số và quản lí chất lượng tài sản cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ vào sự tham gia quản lý của KHB. Đây là ngân hàng hàng đầu của Hàn Quốc về quy mô và các dịch vụ ngân hàng mới, đang quyết tâm triển khai chiến lược số hóa và toàn cầu hóa của mình.
Ưu tiên hiện tại của BIDV hiện tại là làm sạch bảng cân đối kế toán, do đó tăng trưởng lợi nhuận chỉ ở mức thấp. Trong 9 tháng đầu 2019, tỷ lệ nợ xấu tăng 19 điểm cơ bản và ngân hàng trích dự phòng đến 70% lợi nhuận trước dự phòng, nâng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu từ 66,0% lên 78,2%.
Trong khi đó, quá trình xử lý nợ VAMC cũng có tiến triển tốt. BIDV có thể tiếp tục trích một phần dự phòng để tất toán hết nợ ở VAMC trong nửa đầu năm sau, dù vậy gánh nặng dự phòng/thu nhập dự báo giảm và tăng trưởng lợi nhuận sẽ tăng tốc trong năm 2020.
VDSC ước tính năm 2020, lợi nhuận sau thuế của BIDV có thể đạt 11 nghìn tỷ, cho ra mức EPS 2.177 đồng/cp.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Các công ty chứng khoán ưa thích các ngành, cổ phiếu nào trong năm 2020? Báo cáo chiến lược của một số công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy thị trường chứng khoán năm 2020 sẽ có phần tích cực hơn nhưng không có quá nhiều bước tiến đáng kể. Đa phần các tổ chức này cho rằng diễn biến năm 2020 vẫn có sự tương đồng với 2019 và VN-Index có thể vượt được mốc 1.000 điểm....