Năm 2019: Thời cơ cho phát triển condotel tại Huế
Năm 2019, Huế đón nhận dự án condotel đầu tiên tại thành phố. Khi dự án hoàn thành sẽ bổ sung vào quỹ phòng tại Huế khoảng 1.800 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, đáp ứng sự tăng trưởng của lượng khách du lịch trong thời gian tới.
Bức tranh thị trường du lịch nghỉ dưỡng tại Huế
Diện mạo thành phố Huế đang thay đổi từng ngày khi cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ; phát triển du lịch, kinh tế… Đây cũng chính là những yếu tố đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Huế phát triển hơn.
Du lịch Huế trong 3 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng. Sở Du lịch cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, ngành du lịch Huế đón và phục vụ 2,5 triệu lượt khách, tăng 5,13% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,11 triệu lượt, tăng 9,89%; khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 1,14 triệu lượt. Riêng trong tháng 6/2019, lượng khách đến Huế là 390 ngàn lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 127,6 ngàn lượt; khách lưu trú đạt 195 ngàn lượt.
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2018, trên địa bàn toàn tỉnh có 578 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 10.663 phòng, với khoảng 17.000 giường; trong đó có 201 khách sạn với 7.518 phòng. Riêng khách sạn từ 3 – 5 sao có 27 cơ sở với 3.227 phòng, 5.439 giường.
Hiện tại, công suất cho thuê phòng tại Huế hiện khoảng 65%/năm, trong các dip Festival tỷ lệ lấp phòng với các khách sạn 3-5 sao là 100%, thậm chí chưa đáp ứng được nhu cầu của lượng khách ngày càng tăng.
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Huế, hàng loạt nhà đầu tư có thương hiệu đã tham gia vào thị trường Huế như Vingroup với khách sạn Vinpearl Hotel, Apec Group với dự án condotel đầu tiên tại Huế – Apec Mandala Wyndham Huế, Minh Viễn với dự án Six Miles Coast Resort…
Video đang HOT
Condotel 5 sao – Giải quyết những khuyết điểm về lưu trú của du lịch Huế
Du lịch Huế hiện nay đang gặp phải 2 vấn đề nổi trội đó là: Sự thiếu hụt nguồn cung trong phân khúc khách sạn cao cấp (5 sao) và sự thiếu đa dạng các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí để níu chân du khách.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú cho biết: “Năm 2018 là năm có sự chuyển dịch lớn nhất trong nhu cầu của du khách từ sử dụng các khách sạn từ 2 – 3 sao, nay đã chuyển sang các khách sạn 4 – 5 sao. Đó là lý do mà trong năm 2018, các khách sạn 4 – 5 sao ở Huế thường xuyên “cháy” phòng. Phía Hội Lưu trú tỉnh thông tin, nhu cầu phòng từ 4 – 5 sao tăng kể từ khi khách Hàn Quốc đến Huế tăng mạnh (từ đầu năm 2017 đến nay) và hiện vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống”.
Những ngày cao điểm, khách sạn 4-5 sao thường cháy phòng.
Trao đổi với các doanh nghiệp du lịch cuối năm 2018, ông Lê Hữu Minh Quyền Giám đốc Sở Du lịch cho hay: “Hơn 10 năm qua sự phát triển dịch vụ lưu trú của Huế rất chậm. Mười năm trước, chỉ có 28 khách sạn từ 3 – 5 sao và đến nay mới chỉ có thêm 1 khách sạn. Riêng với khách sạn 5 sao Huế chỉ đang sở hữu gần 1.300 phòng, so với mặt bằng chung của các địa phương có du lịch phát triển thì số lượng này còn ít”.
Các điểm lưu trú cũng thiếu các dịch vụ tiện ích vui chơi giải trí đa dạng và đó là lý do mặc dù lượng khách đến Huế rất lớn nhưng lượng khách lưu trú lại Huế lại chiếm con số khá khiêm tốn, cùng với đó là thời gian lưu trú không dài.
Đã đến lúc Huế cần có sự đánh giá nghiên cứu, thu hút đầu tư hình thành thêm những cơ sở lưu trú từ 5 sao và phát triển các tiện ích giải trí hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khách. Theo đó loại hình condotel sẽ là sản phẩm phù hợp giải quyết được cả 2 vấn đề nêu trên. Thêm vào condotel còn là loại hình xu hướng đang được du khách quốc tế ưa chuộng.
Dự án condotel tiên phong tại Huế
Hình thức condotel đã phát triển và bùng bổ tại các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long, Bình Thuận, Phú Quốc… Tuy nhiên lại chưa hình thành tại Huế. Như vậy có thể nói mô hình condotel đã được thử nghiệm thành công tại các thị trường du lịch lớn và đang được nhân rộng tại các thị trường du lịch tiềm năng mới.
Năm 2019, Huế đón nhận dự án condotel đầu tiên tại thành phố. Khi dự án hoàn thành sẽ bổ sung vào quỹ phòng tại Huế khoảng 1.800 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, giúp tăng quỹ phòng cho Huế, đáp ứng sự tăng trưởng của lượng khách du lịch trong thời gian tới.
Dự án condotel Apec Mandala Wyndham Huế nằm tại ngã 4 giao thương của khu đô thị mới An Vân Dương. Trên trục đường Võ Nguyên Giáp là tuyến đường lớn nhất tại Tp Huế, kết nối khu đô thị An Cựu city với khu đô thị An Vân Dương.
Chủ đầu tư dự án Apec Mandala Wyndham Huế, Ông Hồ Xuân Vinh (GĐ) cho biết: “Với mục tiêu nâng tầm du lịch tại Huế, chúng tôi phát triển dự án theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế, kèm theo các tiện ích dịch vụ hấp dẫn như: hệ thống xe hop on hop off, công viên nước, bể bơi bốn mùa, khu triển lãm nghệ thuận, khu vườn sinh học hữu cơ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe: spa, fitness, Jiim Jil Bang… Du khách đến Huế sẽ không chỉ được khám phá nền văn hóa kinh đô cổ kính mà còn được trải nghiệm những dịch vụ hiện đại đẳng cấp”.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Phần lớn các dự án BOT thực hiện chỉ định thầu
Chiều 5/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tổ chức họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN năm 2017.
Ảnh minh họa
Báo cáo cho thấy, tổng hợp kết quả kiểm toán của 256 báo cáo kiểm toán trong năm 2018 đối với niên độ ngân sách năm 2017, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 92.499 tỷ đồng.
Báo cáo do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên công bố cho thấy, tình trạng các tổ chức, đơn vị, người nộp thuế hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, từ đó tính thiếu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN và các khoản phải nộp khác vẫn chậm được khắc phục.
Kết quả kiểm toán xác định số phải nộp tăng thêm 19.858 tỷ đồng. Một số cái tên có kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) lớn được cơ quan kiểm toán chỉ ra gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 5.773 tỷ đồng; Tổng Công ty Thương mại XNK Thanh Lễ 1.768 tỷ đồng; Tổng Công ty Thép Việt Nam 572 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam 542 tỷ đồng; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp 861 tỷ đồng...
Về kết quả kiểm toán chuyên đề, KTNN đã chỉ rõ nhiều sai phạm. Trong đó, kết quả kiểm toán 8 dự án BOT trong năm 2018 cho thấy, hầu hết các dự án thực hiện chỉ định nhà đầu tư, chỉ định nhà thầu thi công; phê duyệt dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ không đúng nội dung được sử dụng theo Nghị quyết của Quốc hội; nghiệm thu, thanh toán sai... KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/8 dự án là 16,2 năm so với phương án tài chính ban đầu.
Về kết quả kiểm toán DN và các tổ chức tài chính ngân hàng cũng chỉ rõ những sai phạm liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và 7 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Từ kết quả thu được, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan T.Ư, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị xử lý tài chính của KTNN đối với niên độ ngân sách 2017: 92.499 tỷ đồng, gồm các khoản tăng thu 19.858 tỷ đồng (thuế, phí, lệ phí 8.563 tỷ đồng; thu khác 11.295 tỷ đồng). Cơ quan này cũng kiến nghị giảm chi NSNN 23.722 tỷ đồng, trong đó, giảm chi thường xuyên 12.244 tỷ đồng; giảm chi đầu tư 11.478 tỷ đồng và xử lý tài chính khác 48.919 tỷ đồng.
Cơ quan này cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT trình cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) từ hình thức cho vay lại sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp.
Trong khi chưa được chấp thuận tiến hành các thủ tục điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của 4 dự án VEC 22.010 tỷ đồng; thu hồi kế hoạch vốn đã giao cho 4 dự án VEC năm 2016 là 3.866 tỷ đồng, năm 2017 là 5.338 tỷ đồng và năm 2018 là 2.319 tỷ đồng.
Theo kinhtedothi.vn
Thống đốc Lê Minh Hưng: Dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức cao nhất từ trước đến nay Trong 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua được ngoại tệ rất lớn, đưa tổng dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức cao nhất từ trước đến nay. Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố được tổ chức ngày 4/7 ở Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước...