Năm 2019, sẽ giảm hơn 44 nghìn biên chế hưởng lương ngân sách
Ngày 15-1, Bộ Nội vụ cho biết để thu gọn bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, trong năm 2019, Bộ này đặt mục tiêu giảm 5.510 công chức và khoảng 39.000 viên chức, người làm việc trong đơn vị sự nghiệp.
Năm 2019, Bộ Nội vụ đặt mục tiêu sẽ giảm hơn 44 nghìn biên chế hưởng lương ngân sách
Sáng nay 15-1, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành Nội vụ năm 2019. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, với quyết tâm chính trị cao trong năm 2018, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành tốt công tác cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức chính quyền địa phương, cải cách chính sách tiền lương; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính…
Đặc biệt, công tác tinh giản biên chế được thực hiện nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đẩy mạnh thực hiện chính sách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, góp phần vào kết quả thực hiện tinh giản biên chế của cả hệ thống chính trị từ năm 2015 đến nay.
Cũng trong năm 2018, Bộ Nội vụ đã thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập đối với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Video đang HOT
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn có một số địa phương đề nghị bổ sung biên chế công chức để bố trí cán bộ chuyên trách các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Một số bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế không theo đúng trình tự quy định, có những trường hợp không thuộc đối tượng tinh giản biên chế.
Công tác đề bạt, bổ nhiệm, quản lý, sử dụng, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức ở một số bộ, ngành, địa phương chưa đúng quy định, gây bức xúc trong dư luận, làm giảm niềm tin trong nhân dân.
Nhằm tiếp tục cơ cấu lại đội ngũ công chức viên chức, năm 2019, Bộ Nội vụ đặ mục tiêu giảm khoảng 44.510 tổng biên chế công chức, sự nghiệp, trong đó biên chế công chức giảm hơn 5.500 người, biên chế sự nghiệp giảm 39.000 người.
Đây là một thách thức không nhỏ với ngành Nội vụ bởi trong giai đoạn 2016 – 2018, cả nước chỉ giảm được 86.300 biên chế, trong đó giảm 12.400 công chức và 73.900 người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Để đạt được những mục tiêu đặt ra, năm 2019 Bộ Nội vụ sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, đổi mới phương thức làm việc theo hướng công khai, minh bạch và tăng cường xử lý công việc bằng văn bản điện tự, cái tiến chế độ họp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.
Theo ANTĐ
Đầu năm 2019: Giá thịt lợn, xăng dầu, tỷ giá sẽ ổn định
Giá dầu, thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng lạm phát năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018.
Theo phân tích của đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), có nhiều yếu tố có thể tác động lên mặt bằng giá trong năm 2019. Đơn cử, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường; giá nhóm dịch vụ chuyển từ phí sang giá; biến động phức tạp của giá xăng dầu và các hàng hóa cơ bản khác trên thị trường; xu hướng tăng giá của đồng USD tác động đến tỷ giá trong nước.
Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính nhấn mạnh, với giá dầu giảm mạnh, lạm phát tháng 12/2018 so với cùng kỳ năm trước chỉ còn ở mức 2,98%, giảm mạnh so với mức 3,89% trong tháng 10/2018.
"Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2019 bởi mức khởi điểm của lạm phát trong tháng đầu năm tới nhiều khả năng cũng ở mức dưới 3% sau khi liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giảm giá xăng dầu trong phiên đầu năm", ông Độ nói.
Cũng theo ông Độ, mức lạm phát thấp so với cùng kỳ của tháng đầu năm 2019 sẽ có tác động tích cực đến lạm phát cùng kỳ của tất cả các tháng trong năm cũng như lạm phát trung bình của năm 2019. Hơn nữa, trên thực tế, việc kiềm chế lạm phát trong năm 2019 không chỉ thuận lợi do giá dầu giảm mà còn do nhiều yếu tố khác.
Theo đại diện Viện Kinh tế Tài chính, giá thịt lợn sau khi đã đạt mức trên 50.000 đồng/kg (thuộc hàng cao nhất thế giới) đã chững lại, tức là đóng góp vào lạm phát năm 2019 sẽ bằng 0 hoặc âm. Bên cạnh đó, áp lực tỷ giá trong năm 2019 được dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2018, bởi kinh tế Mỹ dự báo tăng trưởng chậm lại và lộ trình tăng lãi suất của FED cũng đang ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhu cầu với đồng USD không còn mạnh như trước.
Toàn cảnh Hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019". Ảnh:T.N
Hơn nữa, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang có chiều hướng dịu bớt lại. Khi cả kinh tế Mỹ và Trung Quốc cùng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau, việc gia tăng căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa 2 nước sẽ không có lợi cho bất kỳ ai, kể cả bên thứ ba là các nước còn lại. Điều này sẽ khiến tỷ giá đồng Nhân dân tệ ổn định hơn trong năm 2019.
Ông Độ nhận định: "Cả 3 yếu tố khiến cho lạm phát những tháng đầu năm 2018 tăng mạnh là giá dầu, thịt lợn và tỷ giá đều được dự báo sẽ giảm hoặc ổn định hơn trong năm 2019. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng lạm phát năm 2019 sẽ thấp hơn lạm phát trong năm 2018".
TS Lê Quốc Phương, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, giá hàng hóa thế giới năm 2019 được dự báo có thể tăng và việc Fed dự định tăng tiếp lãi suất ít nhất 2 lần trong năm 2019. Từ đó, đồng USD sẽ tăng giá tạo sức ép lên tỷ giá và gây sức ép lên lạm phát.
Về các yếu tố trong nước, mục tiêu tăng trưởng GDP tương đối cao, trong khi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng chưa đổi mới căn bản cũng là nguyên nhân tạo sức ép lên lạm phát. Bên cạnh đó, việc một số địa phương tiếp tục tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục theo lộ trình; giá điện được duy trì ở mức tương đối thấp khá lâu cũng có thể tăng, thuế đánh vào xăng dầu tăng kịch trần là những yếu tố gây tăng lạm phát.
Tuy nhiên, theo phân tích của ông Phương, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi để kiềm chế lạm phát. Theo đó, CPI các năm gần đây đều thấp dưới 4%, lạm phát cơ bản cũng đạt thấp dưới 2%; cung hàng hóa tương đối dồi dào; kinh tế vĩ mô ổn định,... "Với những yếu tố thuận lợi, nếu triển khai thực hiện tốt các giải pháp thì hoàn toàn có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm 2019", ông Phương nói.
Triệu Vy
Theo vietq.vn
VN-Index sẽ giảm về 600 điểm trong năm mới? Chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm mới sau khi kết thúc năm 2018 không thành công. Chứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2019 ĐẬU TIẾN ĐẠT Thị trường ảm đạm Những ngày cuối năm 2018, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất USD đã ngay lập tức...