Năm 2019, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng cả về lượng và chất
Với dự báo về kinh tế vĩ mô và định hướng chính sách như trên, VCBS cho rằng trong năm 2019 dòng tiền đầu tư vào thị trường cổ phiếu Việt Nam, cả trực tiếp và gián tiếp, sẽ tiếp tục ở mức cao; Tỷ giá không giảm quá 3% trong năm 2019 và mặt bằng lãi suất huy động biến động không quá 50 điểm cơ bản.
CTCK Vietcombank (VCBS) công bố báo cáo triển vọng năm 2019 với kỳ vọng quy mô thị trường chứng khoán sẽ mở rộng cả về lượng và chất.
Theo VCBS, bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn duy trì được một số điểm sáng dù đối mặt với biến động về kinh tế và địa chính trị trên thế giới. Tuy nhiên, thông điệp của nhà điều hành được dự báo nhất quán trong việc duy trì các mục tiêu kinh tế vĩ mô, đảm bảo sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Với dự báo về kinh tế vĩ mô và định hướng chính sách như trên, VCBS cho rằng trong năm 2019 dòng tiền đầu tư vào thị trường cổ phiếu Việt Nam, cả trực tiếp và gián tiếp, sẽ tiếp tục ở mức cao; Tỷ giá không giảm quá 3% trong năm 2019 và mặt bằng lãi suất huy động biến động không quá 50 điểm cơ bản.
VCBS đánh giá thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện rõ nét hơn chức năng huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng sẽ đi vào chiều sâu và thực chất.
Video đang HOT
Động thái tăng lãi suất của FED kết hợp với kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động trong nước tăng lên trong năm sau một mặt sẽ gây áp lực tiêu cực lên dòng tiền trên thị trường cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy sự phân hóa giữa các cổ phiếu trên thị trường trong việc cạnh tranh thu hút dòng tiền, dựa trên tiềm năng tăng trưởng và mức định giá theo các yếu tố cơ bản.
Nhiều khả năng sẽ có một làn sóng các doanh nghiệp niêm yết lần đầu cổ phiếu trên hai sở giao dịch chứng khoán với quy mô vốn hóa đa dạng trong giai đoạn tới, trong đó tập trung vào nhóm ngành Bất động sản và Vật liệu xây dựng.
Về mặt chính sách, tâm điểm trong năm 2019 sẽ là định hướng cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh của chính phủ, qua đó mở ra triển vọng tăng trưởng thực chất hơn trên bình diện toàn bộ nền kinh tế.
Dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi đã được Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra lấy ý kiến công khai và dự kiến trình Quốc Hội thông qua vào tháng 10/2019. Trong số các nhóm vấn đề được sửa đổi lần này, việc tách bạch giữa thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhiều khả năng sẽ giúp hoạt động giải thể và sáp nhập, hợp nhất giữa các công ty chứng khoán diễn ra sôi động hơn, từ đó gián tiếp thúc đấy sự phát triển chung của khối các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầu tư trên thị trường.
Hiệp định CPTPP vừa được Quốc hội chính thức thông qua tháng 11/2018 cũng mở ra triển vọng mở rộng thị phần cho một số nhóm ngành của Việt Nam. Một số nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi từ CPTPP sẽ là dệt may, da giày, thủy sản. Đồng thời trong bối cảnh dòng vốn gián tiếp được thu hút khá tốt là cơ hội cho các nhóm hỗ trợ như Bất động sản khu công nghiệp.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm phái sinh và các sản phẩm mới xuất hiện sẽ giúp thị trường trở nên sôi động hơn. Hiện tại, nhiều sản phẩm đã nằm trong lộ trình chính thức được đưa vào triển khai giao dịch, tiêu biểu là Chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) và Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ (Bond Futures). Điều này động nghĩa mức độ phân tán của dòng tiền tại thị trường cơ sở và phái sinh vẫn sẽ tiếp diễn thậm chí thể hiện rõ hơn.
Nhóm các công ty chứng khoán có quy mô lớn được dự báo có sự phân hóa mạnh mẽ so với phần còn lại của thị trường về hiệu quả kinh doanh và thị phần dưới áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán về cả mức độ đa dạng sản phẩm lẫn chất lượng dịch vụ. Nhiều công ty chứng khoán đang triển khai kế hoạch mở rộng nguồn vốn thông qua hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gia tăng số lượng và chất lượng nhân sự,…với mục tiêu chiếm lĩnh các mảng thị phần mới cũng như duy trì và mở rộng thị phần hiện tại.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Gia tăng áp lực bán
Động lực trên thị trường đã yếu đi từ phiên giao dịch trước và yếu tố đó được phản ánh rõ nét trong phiên giao dịch sáng nay. Hầu hết các trụ đều giảm trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng không đồng thuận. Chỉ có BID và TCB tăng nhẹ còn các cổ phiếu khác đều giảm. STB giảm nhẹ 0,39% trong khi HDB mất hơn 1% giá trị. Chỉ số dao động nhẹ trong phiên giao dịch buổi sáng khiến thanh khoản trên hai sàn chỉ có 1.520 tỉ đồng, thấp hơn 23% so với hôm trước.
Không có tín hiệu khởi sắc khi lực bán mạnh lên trong thời gian giao dịch buổi chiều. Chỉ EIB giữ được sắc xanh còn BID và TCB cũng không thể trụ vững. VPB và CTG có mức giảm mạnh nhất nhóm ngân hàng với tỉ lệ 2,9% và 3,5%.
Giá dầu thế giới tăng trở lại nhưng nhóm dầu khí không thể ngược với xu hướng thị trường. PVD và PVS giảm nhẹ trong khi GAS và PLX giảm hơn 1%. Các cổ phiếu Midcap chịu tác động mạnh từ diễn biến kém lạc quan trên thị trường. Các cổ phiếu đáng chú ý của nhóm thủy sản và dệt may như VHC, TCM và TNG giảm trở lại sau khi hồi phục vào phiên trước.
Kết thúc phiên giao dịch, VN Index giảm 0,85% và HNX Index giảm 0.61%. Thanh khoản trên HOSE ở mức trung bình, giá trị giao dịch tương đương 2.800 tỉ đồng nếu không tính giao dịch thỏa thuận.
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng nhẹ 148 triệu đồng. Các cổ phiếu có giá trị mua ròng cao nhất là CII, VNM và EIB. Các cổ phiếu có giá trị bán ròng cao nhất là HPG, CTG và HDB. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 17 tỉ đồng.
Chỉ số giảm kèm thanh khoản thấp là diễn biến kém lạc quan ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư nên thận trọng khi giải ngân và cần đảm bảo yếu tố an toàn của danh mục.
Theo thesaigontimes.vn
Tháng 11, VN-Index đã chấm dứt chuỗi điều chỉnh ngắn hạn để bước vào chu kỳ tăng mới Giá trị giao dịch thị trường cơ sở sụt giảm trong bối cảnh thị trường tương lai tiếp tục hút tiền. Tháng 11 chứng kiến sự khác biệt so với giai đoạn trước đó khi thị trường phái sinh vẫn giao dịch sôi động mặc dù VN-Index và VN30 Index hồi phục. Tháng 11 chứng kiến sự hồi phục của TTCK sau khi...