Năm 2019, phải tạo ra dấu ấn, khác biệt
Sau 1,5 ngày làm việc, sáng 19/12, Hội nghị BCH T.Ư oàn lần thứ tư, khóa XI bế mạc. Hội nghị tập trung thảo luận nhiều nội dung quan trọng, thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên và giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thanh niên cụ thể hóa bằng hành động.
Ban Bí thư T.Ư oàn đề nghị bổ sung quy định về quyền được tạo điều kiện để khởi nghiệp, lập nghiệp. Ảnh: Ngọc Châu
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thanh niên
Tại phiên bế mạc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về Dự luật Thanh niên (sửa đổi) với nhiều nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động, khởi nghiệp, lập nghiệp, chăm sóc sức khỏe, các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần…
Tại tờ trình của Ban Bí thư T.Ư Đoàn về đề xuất, góp ý sửa đổi Luật Thanh niên, đối với quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong lao động, đề nghị bổ sung quy định về quyền được tạo điều kiện để khởi nghiệp, lập nghiệp để phù hợp với chủ trương của Chính phủ hiện nay. Anh Lê Vũ Tiến, Bí thư Đoàn Bộ Khoa học – Công nghệ cho rằng điều 16 về hoạt động khoa học công nghệ và bảo vệ tài nguyên môi trường cần bổ sung quyền tăng cường tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và sở hữu công nghiệp trong thời kỳ 4.0.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó trưởng ban Dân vận T.Ư Nguyễn Phước Lộc cho rằng, góp ý sửa đổi Luật Thanh niên là “cơ hội vàng” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên. “Chúng ta phải quyết liệt đấu tranh, chủ động vận động chính sách cho thanh niên từ Luật Thanh niên sửa đổi, bổ sung”, Phó Trưởng ban Dân vận T.Ư nói.
Theo ông Nguyễn Phước Lộc, thanh niên không yếu thế, không phải là đối tượng để chăm sóc mà phải được bồi dưỡng, đào tạo cống hiến, phát triển. Chỉ có tầng lớp thanh niên yếu thế vì trình độ còn thấp, vì khuyết tật, mắc tệ nạn, hay ở vùng sâu vùng xa, điều kiện phát triển còn hạn chế. Vì vậy, tổ chức Đoàn cần nắm bắt rõ từng đối tượng thanh niên, nhu cầu của họ để đề xuất những chính sách thiết thực nhất.
Video đang HOT
Giáo dục lý tưởng cách mạng
Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của BCH T.Ư Đoàn đối với các nội dung trình Hội nghị BCH T.Ư Đoàn lần thứ tư, khóa XI, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn cho biết, Hội nghị có 182 ý kiến góp ý vào các dự thảo. Đa số ý kiến cho rằng, các dự thảo do Ban Thường vụ T.Ư Đoàn chuẩn bị trình BCH được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, toàn diện.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong lưu ý, trong năm 2019, các cấp bộ Đoàn cần lựa chọn những ý tưởng sáng tạo tốt của bạn trẻ để giúp đỡ, hỗ trợ hoặc kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp giúp ý tưởng đó phát triển, hiện thực hóa, tạo ra những giá trị, giúp ích cho cuộc sống.
Anh Phong cho biết, BCH đã thống nhất chọn chủ đề công tác năm 2019 là Năm Thanh niên tình nguyện. Theo anh Phong, với chủ đề này, các cấp bộ Đoàn cần có các giải pháp, lựa chọn công việc để làm sao tạo nên dấu ấn, sự khác biệt của Năm tình nguyện 2019 so với các năm khác. Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn chỉ ra một số nội dung công việc tình nguyện 2019: Quy mô phong trào tình nguyện phải lớn hơn; phương thức tình nguyện đa dạng, phong phú và đổi mới cách làm; hoạt động tình nguyện thường xuyên cần đa dạng về nội dung; phát huy chuyên môn cao nhất và phải làm sao đảm bảo tính dẫn dắt của Đoàn trong hoạt động tình nguyện chung của toàn xã hội.
Nhấn mạnh về các hoạt động lớn trong năm 2019, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong đặc biệt lưu ý, sự kiện kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ. Đây là đợt sinh họat chính trị lớn của Đoàn nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Vì vậy, ngay từ bây giờ các cấp bộ Đoàn cần có kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng về sự kiện này để bạn trẻ hiểu hơn về Bác, về lý tưởng cách mạng, cụ thể hóa bằng hành động. T.Ư Đoàn sẽ sớm ban hành kế hoạch chương trình của tuổi trẻ cả nước hướng về 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, tại các địa danh lịch sử gắn liền với dấu ấn của Người.
Hội nghị đã tiến hành kiện toàn Ban Thường vụ và Ban Chấp hành T.Ư oàn khóa XI. Theo đó, bầu bổ sung thêm 3 người vào Ban Thường vụ; 7 người vào Ban Chấp hành. Kiện toàn Hội đồng ội T.Ư, bầu bổ sung thêm 1 người.
LƯU TRINH
Theo TP
Giáo viên ứng xử vụng về trước 'scandal'
Vụ việc cô giáo phạt học sinh 231 cái tát đau điếng đã trở thành "scandal" nhức nhối ngành giáo dục suốt tuần qua. Nhưng thay vì thẳng thắn đối diện với sai lầm, hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình lại làm cuộc khảo sát đối với 23 em tham gia tát bạn với những câu hỏi xoáy vào nội dung: tát nhẹ hay nặng, N vào viện điều trị chứ không phải cấp cứu...
Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát liên tục đập đầu vào tường, có ý đồ tự vẫn
Tình tiết giảm tội?
Theo đó, chiều 24/11/2018 nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến của 23 học sinh lớp 6/2 về sự việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy phạt em H.L.N. 231 cái tát thông qua việc trả lời phiếu điều tra.
Phiếu phát cho HS gồm 19 câu hỏi bắt buộc HS cả lớp phải trả lời: Cô T quy định phạt tát thời gian nào? Bạn N bị tát vào thời gian nào? Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không? Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái? Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ? Bạn N có nói tục không? Khi tát bạn N có khóc không? Sau khi tát má bạn N có đỏ không? Cô T vào đã tát được mấy bạn? Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không? Cô T tát bạn N mấy cái? Sau khi tát bạn N có bị ra máu không? Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không? Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn? Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý? Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không? Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N? Sau khi tát bạn N có ở lại học không?". Cuối phiếu các em HS phải viết đầy đủ họ tên, ngày tháng trả lời.
"Việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy. Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh." TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội
Kết quả thu được: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật. Trong đó: 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 câu trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý). Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thì bị tát (23/23 câu trả lời). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 câu trả lời), khi bị tát má em N. không bị ra máu (23/23 câu trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23; còn lại không có trả lời). Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu". Ở câu hỏi đầu tiên: "Cô T. quy định phạt tát thời gian nào?", nhiều HS trả lời trong bản khai của mình là 1, 2 hoặc 3 tuần trước khi tát N. Song bản báo cáo của nhà trường gửi các cấp không đề cập đến. Có thể thấy, nhà trường vin vào các phiếu điều tra mà HS trả lời để mong giảm tội cho cô Thủy, giảm nhẹ mức độ vụ việc xuống một nấc thang khác.
Gián tiếp dạy trẻ nói dối
Nhiều chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi, khi cô giáo đã bị đình chỉ dạy học, khi cơ quan công an điều tra huyện Quảng Ninh quyết định khởi tố vụ án "Hành hạ người khác" để điều tra về việc cô Thủy phạt học sinh 231 cái tát, thì những lá phiếu kia có ý nghĩa gì?
Những đứa bé vượt qua scandal ra sao khi nhìn cách đối phó, sự dối trá từ chính người thầy, người cô đang dạy dỗ chúng?
Trả lời báo Tiền Phong, cô Tô Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng trường làm khảo sát để giảm nhẹ sự việc nhưng nó không có ý nghĩa. Trừ phi chuyện yêu cầu bạn tát em N hoàn toàn không có thật. Nhưng sự thật là có đánh. Cho dù 231 cái hay 31 cái cũng đều quá nghiêm trọng.
"Có vẻ như vị hiệu trưởng này đang cố gắng vùng vẫy để giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình. Nhưng càng làm càng trở nên lố bịch. Lẽ ra trường phải họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải đi khảo sát học sinh tát nhẹ với tát nặng" - cô Quyên nói.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy.
Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.
Tương tự, trả lời VTC News, tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, một tập thể có người lãnh đạo không biết nhìn nhận và xử lý một lỗi sai, thì tập thể đó không đủ khả năng để giáo dục đạo đức cho trẻ. "Mục tiêu lớn nhất của giáo dục là dạy cho trẻ kiến thức, kỹ năng và đạo đức. Nếu không đủ khả năng để giáo dục một trong ba mục tiêu đó thì không thể làm giáo viên".
Minh Anh
Theo ngaynay
Bạn đọc viết: Xin đừng để giáo viên đơn độc trong vòng vây của áp lực Theo tôi, cần tạo ra một môi trường sư phạm cởi mở, dân chủ để mỗi người thầy có thể mạnh dạn bộc lộ những lo âu, căng thẳng mà mình đang gặp phải để tìm tiếng nói chung, tìm được sự sẻ chia áp lực từ tập thể, các cơ quan đoàn thể và các cấp lãnh đạo. Ảnh minh họa Đọc...