Năm 2019, mua bán xử lý nợ và tài sản của DATC bằng 124% so với năm 2018
Năm 2019, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam ( DATC) đã mua và xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản là 1.785 tỷ đồng, bằng 124% so với năm 2018.
Năm 2019, DATC đã mua và xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
Báo cáo tổng kết năm 2019 của DATC, cho thấy, tổng doanh thu thực hiện và luỹ kế thu hồi nợ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) là 2.349 tỷ đồng, đạt 102,1% kế hoạch năm và bằng 138,4% so với thực hiện năm 2018.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động mua bán nợ là 2.090 tỷ đồng, doanh thu luỹ kế thu hồi nợ theo nhiệm vụ Chính phủ giao về xử lý SBIC là 259 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước thực hiện là 213 tỷ đồng, đạt 105,4% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 188 tỷ đồng, đạt 123,7% kế hoạch.
Đối với hoạt động mua bán nợ và tài sản, công ty đã tập trung chỉ đạo, điều hành, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt về mua bán xử lý nợ, kể cả thay đổi phương thức xử lý thu hồi nợ để phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của khách nợ.
Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của DATC hiện còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với những thay đổi của thị trường và chính sách mới được sửa đổi, bổ sung thời gian qua, dẫn đến làm giảm hiệu quả của các phương án xử lý nợ của DATC.
Video đang HOT
Kết quả năm 2019, DATC đã mua và xử lý gần 3.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Doanh thu từ hoạt động mua bán xử lý nợ và tài sản là 1.785 tỷ đồng, bằng 124% so với năm 2018, đồng thời có những phương án đang thực hiện tốt gối đầu cho năm sau.
Về công tác thoái vốn, năm 2019, Công ty hoàn thành thoái vốn được tại 6 doanh nghiệp, mặc dù không đạt kế hoạch là 19 doanh nghiệp, nhưng đây là những nỗ lực lớn trong bối cảnh khó khăn.
Năm 2020, DATC xác định sẽ tập trung hoàn thiện thể chế hoạt động để khắc phục khó khăn, bất cập và nâng cao sức cạnh tranh của DATC trên thị trường mua bán nợ như sớm trình các cấp ban hành nghị định về cơ chế hoạt động của DATC; Đề án chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các quy chế, quy trình có tính quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như quy chế trích lập dự phòng; sửa đổi các nội dung của Thông tư số 50/2019/TT-BTC phù hợp với đặc thù thoái vốn và nợ phải thu của công ty.
Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để kịp thời tiếp nhận nợ và tài sản loại trừ tại các DN chuyển đổi sở hữu; đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ, tái cơ cấu, thoái vốn… tương xứng với quy mô và năng lực của công ty, khẳng định vị trí, vai trò của DATC về mua bán nợ, tái cơ cấu DN;
Bên cạnh đó, Công ty nghiên cứu thay đổi cách làm, cách thức phối hợp với các tổ chức tín dụng, DN, tập đoàn, tổng công ty trong hoạt động tham gia mua và xử lý nợ, tái cơ cấu DN; cải tiến công tác kế hoạch và thị trường, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, gắn chi phí hoạt động với kết quả thực hiện…; đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án xây dựng tại 154 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh và 73 Quang Trung, Đà Nẵng…
Hiện nay, trong quá trinh hoạt động, DATC gặp những khó khăn, bất cập như chưa có quy chế mẫu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về bán đấu giá theo lô để các tổ chức đấu giá ban hành quy chế bán đấu giá cổ phần kèm nợ phải thu; việc bán đấu giá cả lô cổ phần kèm nợ không thực hiện được qua Sở Giao dịch Chứng khoán do sở chỉ có chức năng bán đấu giá cổ phần… đã ảnh hưởng đến hoạt động của DATC.
Để sớm tháo gỡ những khó khăn này, trong năm 2020 Công ty tiếp tục chủ động đề xuất, phối hợp tích cực với Cục Tài chính doanh nghiệp để đẩy nhanh việc hoàn thiện các hành lang pháp lý khác cho hoạt động của DATC.
Q. Tuấn
Theo tapchitaichinh.vn
Tôn Vikor làm ăn bết bát, DATC tiếp tục rao bán vốn với giá rẻ thê thảm
Đầu năm 2018, DATC rao bán 4,080 triệu cổ phần Tôn Vikor với giá khởi điểm là 6.200 đồng/cổ phần nhưng hiện nay, giá chỉ còn 2.460 đồng/CP.
Ngày 30/12 tới, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ tiến hành bán 3,642 triệu cổ phần tại Công ty CP Tôn Vikor (Tôn Vikor) với giá khởi điểm là 2.460 đồng/CP.
Theo đó, số lượng cổ phần đưa ra đấu giá: 3.642.000 cổ phần. Số cổ phần người nước ngoài được phép mua: 3.642.000 cổ phần.
Tôn Vikor được thành lập tháng 1/1993, tiền thân là Công ty Tôn Vinashin thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) nay là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC).
Công ty thực hiện cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ tháng 2/2015 với vốn điều lệ 80 tỷ đồng và hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất tôn mạ màu, tôn mạ kẽm.
Tôn Vikor làm ăn bết bát, DATC tiếp tục rao bán vốn với giá rẻ thê thảm. Ảnh minh họa
Trong giai đoạn từ 26/2/2015 - 31/12/2015, Tôn Vikor lỗ gần 18,5 tỷ đồng. Sang năm 2016, doanh nghiệp này lỗ tiếp 2,3 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2017 lỗ thêm 4 tỷ đồng. Kết quả này nâng tổng số lỗ lũy kế của Tôn Vikor đến thời điểm cuối quý I/2017 là gần 25 tỷ đồng và làm cho vốn chủ sở hữu chỉ còn là 55 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/3/2017, tổng nợ phải trả của Công ty là 99,3 tỷ đồng, tăng 9,7% so với thời điểm đầu năm và chiếm tới 64% tổng tài sản.
Trong tổng nợ phải trả, chiếm tỷ trọng lớn nhất là tổng vay và nợ thuê tài chính 76,5 tỷ đồng (trong đó, ngắn hạn là 23,1 tỷ đồng và dài hạn là 54,7 tỷ đồng), không đổi so với thời điểm đầu năm.
Được biết, trước đó, đầu năm 2018, DATC cũng rao bán 4,080 triệu cổ phần Tôn Vikor với giá khởi điểm là 6.200 đồng/cổ phần nhưng không thành công.
Vũ Đậu ( T/h)
Theo doisongphapluat.com
DATC tiếp tục rao bán Tôn Vikor Ngày 30/12 tới, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ tiến hành bán 3,642 triệu cổ phần tại Công ty CP Tôn Vikor (Tôn Vikor) với giá khởi điểm là 2.460 đồng/CP. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Trước đó, đầu năm 2018, DATC cũng rao bán 4,080 triệu cổ phần Tôn Vikor với giá khởi điểm là...