Năm 2019, doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế trên 376,5 nghìn tỷ đồng
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính cho biết, năm 2019, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tính đến hết năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường ước đạt trên160 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2018. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2019 ước đạt 454,379 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cụ thể, tính đến thời điểm cuối năm 2019, thị trường bảo hiểm có 66 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, gồm 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm, 16 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Theo đó, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2019 đạt 454,379 nghìn tỷ đồng, tăng 15,03% so với năm trước. Trong đó, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 89,447 nghìn tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ ước đạt 364,932 nghìn tỷ đồng.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 376,555 nghìn tỷ đồng, tăng 16,36% so với năm 2018. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 285,965 nghìn tỷ đồng, tăng 18,58%; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 89,345 nghìn tỷ đồng tăng 9,34% so với năm 2018.
Video đang HOT
Đặc biệt, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 160,180 nghìn tỷ đồng, tăng 20,54%, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52,387 nghìn tỷ đồng và nhân thọ đạt 107,793 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 44,006 nghìn tỷ đồng.
Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2019 ước đạt 794 tỷ đồng, tăng 3,7% so với năm 2018.
Về thị trường bảo hiểm năm 2020, cơ quan này dự đoán tổng tài sản ước đạt 514,795 nghìn tỷ đồng (tăng 13,30% ); Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 433,063 nghìn tỷ đồng (tăng 15,01% ).
Cùng với đó, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 334,939 nghìn tỷ đồng, tăng 17,13%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 188.,730 nghìn tỷ đồng, tăng 18,42%.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đưa ra dự đoán, trong năm 2020, tổng tài sản ước đạt 514,795 nghìn tỷ đồng (tăng 13,3%).
Theo tapchitaichinh.vn
Mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 4,37 triệu tỷ đồng
6 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đóng góp tích cực trong việc huy động vốn cho nền kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 147,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018.
6 tháng đầu năm, vốn hóa thị trường đạt 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2018, tương đương 79% GDP. Nguồn : Internet..
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 04/7, chỉ số VN-Index đạt 973,04 điểm, tăng 9% so với cuối năm trước; Chỉ số HNX-Index đạt 104,34 điểm, tăng 0,1% so với cuối năm trước.
Tính đến ngày 26/6/2019, mức vốn hóa thị trường đạt 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2018, tương đương 79% GDP.
Bên cạnh đó, tính riêng trong tháng 6, giá trị giao dịch bình quân đạt 3.909 tỷ đồng/phiên, giảm 15% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 4.472 tỷ đồng/phiên, giảm 31,7% so với bình quân năm 2018.
Về hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch, toàn thị trường hiện có 742 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch Chứng khoán và 833 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.275 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4% so với cuối năm 2018.
Về hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, trong 6 tháng qua, 2 Sở Giao dịch Chứng khoán đã tổ chức được 25 phiên đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn, tổng giá trị bán được là 3.915 tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 86%; trong đó có 7 đợt đấu giá cổ phần hóa, trị giá 566 tỷ đồng và 18 đơt đâu gia thoai vôn Nha nươc, thu về 3.349 ty đông.
Ngoài ra, còn có 5 phiên đấu giá khác (phát hành thêm, đấu giá quyền mua...), mang về 360 tỷ đồng cho doanh nghiệp và Nhà nước. Toàn thị trường đã huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu đạt 41.295 tỷ đồng.
Có thể nói, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán đã có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 147,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018.
Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam với những sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, và gần đây là sự ra đời của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và sản phẩm chứng quyền có bảo đảm là một sự tiếp nối cần thiết nhằm hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Đây là sản phẩm giúp đa dạng hóa các lựa chọn đầu tư trên thị trường, làm tăng tính thanh khoản, hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững.
Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán những tháng cuối năm, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết, nhìn chung thị trường vận hành theo chiều hướng tốt, mặc dù có những phiên điều chỉnh giảm trong nửa đầu năm.
Với các yếu tố tác động từ thị trường thế giới, vĩ mô trong nước vẫn tốt, quan điểm Chính phủ kiên định chính sách tiền tệ, linh hoạt chính sách vĩ mô nên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ổn định.
Theo tapchitaichinh.vn
Ông Bùi Kiến Thành: Doanh nghiệp khổ vì cuộc đua lãi suất Nếu muốn nền kinh tế hóa rồng, bay cao trên bầu trời quốc tế, lựa chọn đối với Việt Nam đã rất rõ ràng. Không bất ngờ, câu chuyện tiếp tục với chủ đề tài chính - ngân hàng. Nói như chuyên gia Bùi Kiến Thành, nếu coi cả nền kinh tế như một cơ thể sống, tín dụng được xem như dòng...