Năm 2019: Bổ sung 21.182 tỷ đồng vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước
Trong năm 2019, có 88 doanh nghiệp được được đầu tư 21.429,83 tỷ đồng vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang hoạt động và để duy trì tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ.
Còn phải bổ sung hơn 166.300 tỷ đồng cho các DNNN
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình đầu tư vốn nhà nước vào DN trong năm 2019, tổng số DN (DNNN và công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên) được đầu tư bổ sung vốn điều lệ là 88 DN, với tổng số vốn đầu tư là 21.429,83 tỷ đồng. Các DN được đầu tư theo 2 hình thức là đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho DNNN đang hoạt động và đầu tư vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong đó có 54 DN thuộc khối bộ, cơ quan ngang bộ và 34 DN thuộc địa phương.
Cụ thể, trong năm 2019, có 85 DNNN đang hoạt động được đầu tư bổ sung vốn điều lệ với tổng số vốn đầu tư trong năm là 21.182,98 tỷ đồng. Trong đó, khối bộ, cơ quan ngang bộ đầu tư vào 53 DNNN là 16.868,21 tỷ đồng, chiếm 79,63% tổng vốn đầu tư; khối địa phương đầu tư vào 32 DNNN là 4.314,77 tỷ đồng, chiếm 20,37% tổng vốn đầu tư.
Theo Chính phủ, luỹ kế đến hết năm 2019 đã bổ sung 80.889,1 tỷ đồng và còn phải bổ sung cho 44 DN. Trong đó 24 DN thuộc khối bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (chủ yếu là các DN thuộc Bộ Quốc phòng), với số vốn cần bổ sung là 163.076,06 tỷ đồng; 20 DN thuộc khối địa phương với số vốn cần bổ sung là 3.313,04 tỷ đồng.
Nguồn bổ sung vốn điều lệ trong năm 2019 cho các DNNN đang hoạt động được bổ sung chủ yếu từ Quỹ Đầu tư phát triển tại DN là 10.162,42 tỷ đồng (chiếm 48%); Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN là 540,69 tỷ đồng (chiếm 2,6%); ngân sách trung ương là 3.223,35 tỷ đồng (chiếm 15%); ngân sách địa phương là 3.044,54 tỷ đồng (chiếm 14,4%) và nguồn khác là 4.216,97 tỷ đồng (chiếm 20%).
Video đang HOT
Ngân sách trung ương bổ sung chủ yếu là đối với các DN thuộc Bộ Quốc phòng (987,27 tỷ đồng), 1 DN thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ tiếp nhận tài sản từ hạng mục, công trình hình thành qua đầu tư và dự án hoàn thành (1.901,6 tỷ đồng) và 1 DN thuộc khối địa phương (UBND TP. Hà Nội) từ tiếp nhận tài sản được hình thành từ các công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN (333,38 tỷ đồng).
Ngân sách địa phương bổ sung cho các DN thuộc khối địa phương như UBND tỉnh Phú Thọ (704,73 tỷ đồng), UBND TP. Hà Nội (2.314,53 tỷ đồng)…
Còn lại, nguồn khác bổ sung vốn cho DN chủ yếu là từ: xác định lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải để tính thành phần vốn nhà nước tại DN (1.409,84 tỷ đồng đối với các DN thuộc Bộ Giao thông vận tải ); nguồn từ thu lãi trái phiếu đặc biệt (118,4 tỷ đồng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam); nguồn từ Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, theo Quyết định 1699/QĐ-TTg ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ (2.248 tỷ đồng đối với Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng).
Thêm ngân hàng vào nhóm được bổ sung vốn
Bên cạnh đó, trong năm 2019, có 3 công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên được đầu tư bổ sung vốn điều lệ với tổng số vốn được đầu tư là 246,85 tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải tăng vốn điều lệ là 223,46 tỷ đồng, do xác định lại giá trị vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của Bệnh viện Giao thông vận tải, sau khi quyết toán dự án ODA tòa nhà bệnh viện; 2 DN thuộc khối địa phương là UBND tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh An Giang bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần với tổng số vốn đầu tư thực hiện trong năm là 23,39 tỷ đồng, chiếm 9,48% tổng số đầu tư, trong đó nguồn bổ sung từ ngân sách địa phương là 2 tỷ đồng, nguồn từ cổ tức, lợi nhuận được chia là 21,34 tỷ đồng.
Theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (có hiệu kể từ ngày 1/7/2015), Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào DN thông qua bốn hình thức bao gồm: đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới DNNN; đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho các DNNN đang hoạt động; đầu tư vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tại các công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên; đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ DN.
Mới đây, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN. Theo đó, mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trường hợp được bổ sung là DN hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đây là quy định được các ngân hàng thương mại nhà nước đề nghị từ lâu nhằm thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn mới./.
Ông chủ Vodka Hà Nội lỗ thêm 5,5 tỷ đồng trong quý 3, lỗ luỹ kế gấp đôi vốn
CTCP Cồn rượu Hà Nội (Halico, HNR) ghi nhận lỗ luỹ kế đến ngày 30/9 đến 434 tỷ đồng, gấp đôi so với vốn góp chủ sở hữu.
Trong quý 3/2020, mức doanh thu mà Công ty ghi nhận trong kỳ hơn 23 tỷ đồng, xấp xỉ so cùng kỳ. Nhờ giá vốn hàng bán giảm 11% nên Halico ghi nhận lãi gộp tăng đến 63% lên 3,9 tỷ đồng.
Dù đã tiết giảm các loại chi phí, cụ thể, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm gần 10 tỷ đồng nhưng Halico lỗ hơn 5,5 tỷ đồng trong quý 3 năm nay, cải thiện hơn so với số lỗ gần 13 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Như vậy trong 9 tháng, doanh nghiệp mang về doanh thu gần 80 tỷ đồng và báo lỗ gần 21 tỷ đồng. Ghi nhận thêm mức lỗ này khiến lỗ luỹ kế của Halico tại ngày 30/9 đến 434 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu chỉ 200 tỷ đồng, như vậy số lỗ gấp đôi vốn góp.
Báo cáo tài chính cũng cho biết, tài sản của Công ty tại ngày 30/9 giảm 6% so với hồi đầu năm về 397 tỷ đồng. Trong đó hàng tồn kho chiếm gần 82 tỷ đồng, chiếm 22% tổng tài sản.
Nợ phải trả chiếm 18 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn, Halico không vay nợ tài chính ngắn cũng như dài hạn.
Halico từng là một thế lực lớn trong thị trường đồ uống có cồn ở Việt Nam, là ông chủ thương hiệu Vodka Hà Nội nổi tiếng. Halico tiền thân là nhà máy rượu Hà Nội, được thành lập năm 1898 tại số 94 Lò Đúc.
Nhà máy được chuyển thành Công ty TNHH MTV Rượu Hà Nội từ năm 2004 và cổ phần hoá sau đó không lâu với vốn điều lệ ban đầu gần 50 tỷ đồng.
Bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử gần 120 năm hoạt động của Halico là ký hợp đồng đối tác chiến lược với Diageo vào năm 2011. Tập đoàn này thông qua một công ty con chi gần 2.000 tỷ đồng để nắm giữ 30% vốn cổ phần và nâng lên 45,57% sau đó. Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và một số cổ đông cá nhân.
Sự hiện diện của hai "ông lớn" trong danh sách cổ đông được kỳ vọng sẽ mang đến làn gió mới, giúp công ty cải thiện năng lực quản trị và mở rộng hệ thống phân phối.
Tuy nhiên, những số liệu tài chính lại cho thấy chiều ngược lại. Lợi nhuận doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Nếp mới, Vodka Hà Nội... "lao dốc" kể từ năm 2010 và không có sự tiến triển bất chấp sự góp mặt của hai cổ đông lớn.
Ngoại trừ năm 2012, lợi nhuận tăng vọt nhờ tiền đền bù di dời nhà máy từ Hà Nội sang Bắc Ninh, những năm còn lại chỉ một chiều đi xuống. Halico lần đầu báo lỗ năm 2015 và tăng dần những năm sau đó.
Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT) chốt cổ tức 15% tiền mặt Công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (Mã chứng khoán TCT - sàn HOSE) thông báo chốt cổ tức năm 2019. Theo đó, doanh nghiệp sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, ngày đăng ký cuối cùng 29/10, ngày thanh toán dự kiến kiến 16/11. Như vậy, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ...