Năm 2018 thị trường bất động sản chỉ có “sóng”, không “bong bóng”
“Năm 2018 thị trường BĐS Việt Nam có thăng trầm, lên xuống, nhưng chúng ta đã kiểm soát tốt để giữ ổn định thị trường BĐS. Thị trường chỉ có “sóng” mà không phát triển thành “bong bóng” rồi xì hơi như lo ngại” – TS. Trần Đinh Thiên cho hay.
Năm 2018 được coi là năm có nhiều chính sách minh bạch cho thị trường BĐS (Ảnh TL)
Nhìn lại toàn cảnh thị trường BĐS 2018, theo TS Trần Đình Thiên, cách đây hơn một năm, chúng ta từng dự báo có khả năng bùng nổ bong bóng BĐS, nhưng cũng đi kèm với một nhận định là Việt Nam sẽ kiềm chế được bong bóng, kiểm soát vĩ mô tốt hơn.
“Và quả thật, năm vừa rồi chúng ta làm rất tốt. Năm 2018 thị trường BĐS Việt Nam có thăng trầm, lên xuống, nhưng chúng ta đã kiểm soát tốt để giữ ổn định thị trường thị trường BĐS. Thị trường chỉ có “sóng” mà không phát triển thành “bong bóng” rồi xì hơi như lo ngại. Kinh tế vĩ mô đã giữ được sự ổn định khi lạm phát được kiểm soát dưới 4%”, chuyên gia Trần Đình Thiên nói.
Số liệu thống kê cho thấy, 6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã đổ vào BĐS năm 2018. Nhiều dự án BĐS lớn được đầu tư, trong đó có dự án đầu tư thành phố thông minh của Nhật Bản tại Hà Nội với số vốn lên tới 4 tỷ USD.
Năm 2018 tín dụng vào BĐS được siết lại, hiện ở mức 7-8% tổng dư nợ, giúp các ngân hàng kiểm soát dư nợ cho vay. Nguồn cung tăng mạnh thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư, nhiều dự án cao cấp cháy room cho người nước ngoài (30%). Cuối năm, nhiều chủ đầu tư phối hợp với ngân hàng triển khai gói vay mua nhà trả góp kéo dài tới 35 năm.
Video đang HOT
Điểm lại những sự kiện/vấn đề nổi bật nhất trên thị trường BĐS Việt Nam năm 2018,TS.Trần Đình Thiên đã giới thiệu 10 sự kiện nổi bật tác động tới thị trường BĐS trong năm qua. Theo ông Thiên, đây là những sự kiện mang nhiều ý nghĩa, bài học và gợi ý cho năm tới.
Theo ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thị trường BĐS Việt Nam năm 2018 có thể tóm tắt qua các yếu tố sau: Thị trường phát triển ổn định, có sóng nhưng khá tốt; Trên thị trường có hai sản phẩm có thể được coi là “hot” như: Nhà giao ngay và nhà giá thấp
Cũng theo ông Trần Kim Chung, có thể chia thị trường BĐS 2018 làm ba giai đoạn: Từ đầu năm đến giữa tháng 5 là gần chạm bong bóng; nửa cuối tháng 5 đến nửa đầu tháng 9 là suy giảm không đóng băng; giai đoạn từ đó đến nay là hồi phục và tìm các chiều hướng đi lên.
Đồng tình với những nhận định về thị trường BĐS năm qua, đại diện Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cũng nhấn mạnh: “Năm 2018 chúng ta kiểm soát được thị trường BĐS, dòng vốn đầu tư rõ hơn, làm thay đổi cơ cấu đầu tư sản phẩm trên thị trường. Sự ổn định chính sách cũng tốt hơn, điển hình là việc Chính phủ đã quan tâm và đưa ra chỉ thị về quản lý, vận hành nhà chung cư. Nhìn chung, năm qua chính sách có nhiều điểm rõ ràng, minh bạch hơn tạo nên sự bền vững cho thị trường BĐS”.
Nguyễn Mạnh
Theo congluan.vn
Hiệp hội BĐS Việt Nam kiến nghị xem xét quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20
Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa có văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ về NĐ 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Văn bản nêu rõ, ngày 24/02/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (sau đây xin gọi tắt là Nghị định 20). Qua nghiên cứu nội dung Nghị định 20 và tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (thành viên của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin có một số ý kiến, đề xuất về quy định khống chế chi phí lãi vay tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 như sau:
Cụ thể, điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế".
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy định này không phù hợp với nguyên tắc tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp năm 2014, không phù hợp với thực tế và gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp bởi 3 lý do.
Thứ nhất, Điều 7 Luật doanh nghiệp quy định quyền của doanh nghiệp được "tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm". Trên tinh thần của nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tự do vay vốn, huy động các nguồn tài chính không trái với quy định pháp luật để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quy định giới hạn chi phí lãi vay của Nghị định 20 chưa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh.
Thứ hai, vay vốn là nhu cầu thực tế, thường xuyên của doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đặc biệt với những ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài như đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản.
Quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề đòi hỏi vốn đầu tư lớn nói riêng khiến các doanh nghiệp e ngại khi vay vốn vì lợi nhuận không đủ bù đắp cho phần chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, quy định khống chế chi phí lãi vay đã tạo ra rào cản đối với hoạt động vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Thứ ba, quy định của Nghị định 20 sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối với các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ - con hiện đang phát triển mạnh ở nước ta. Trong các tập đoàn kinh tế, công ty mẹ sẽ có các hoạt động chính là đầu tư vào các công ty con thông qua việc góp vốn vào các các công ty con. Công ty mẹ là đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cho vay lại các đơn vị thành viên.
Với những lý do nêu trên, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xin báo cáo và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cân nhắc về quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20 trên tinh thần tôn trọng quyền tự do kinh doanh và tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Trước đó, bàn về Nghị định 20, LS. Trương Thanh Đức cũng đã cho biết quy định này sẽ không phù hợp với tất cả doanh nghiệp trong nước khi đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc khống chế chi phí lãi vay được trừ 20% trên lợi nhuận thuần trước lãi và khấu hao lại là các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, những doanh nghiệp đang đầu tư vào các ngành trọng điểm cần số vốn rất lớn. Bởi lẽ, các doanh nghiệp cùng công ty con đều hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nên đều phải áp dụng các quy định về chính sách thuế của pháp luật Việt Nam.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định: "Với nhiều năm hoạt động tài chính tại Mỹ, tôi nhận thấy không có việc áp trần chi phí lãi vay cho doanh nghiệp tại quốc gia này cũng như nhiều đất nước phát triển. Nếu một doanh nghiệp nào đó có dấu hiệu đẩy chi phí vay để trốn thuế, thì cơ quan quản lý sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình và sau đó là tiến hành điều tra.
"Thật ra, Nghị định 20 nhắm vào doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm gia tăng tính minh bạch và nỗ lực chống thất thu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nội không có công ty liên kết bên ngoài thì không phù hợp và đặc biệt là có thể gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp hoạt động theo mô hình mẹ - con trong nước. Việc áp trần chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp nội là chưa công bằng. Sẽ có một nhóm doanh nghiệp phải gánh trách nhiệm nặng nề cho những doanh nghiệp khác trốn thuế", chuyên gia khẳng định.
Nam Anh (Tổng hợp)
Theo Trí thức trẻ
Đã đến lúc thanh lọc thị trường condotel Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, việc phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là hướng đi đúng đắn nhưng vẫn cần hạn chế các dự án không đạt chuẩn gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Thời gian qua, báo chí xôn xao việc ông cho rằng nên dừng phát...