Năm 2018 sẽ rót 33.912 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông
Đây là số liệu được Bộ Giao thông Vận tải công bố tại Báo cáo giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019…
Theo đó, tổng cộng các nguồn vốn được giao, dự kiến giải ngân năm 2018 là 33.912 tỷ đồng, bao gồm 18.643 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước; 2.586 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ; 2.683 tỷ dồng vốn kéo dài kế hoạch năm 2017 sang thực hiện, giải ngân năm 2018 và 10.000 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách.
Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2018 đạt 14.811 tỷ đồng, đạt 43,7% kế hoạch năm 2018.
Trong đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước giải ngân 9.361 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch; vốn Trái phiếu Chính phủ giải ngân 492,5 tỷ đồng, đạt 19% kế hoạch; vốn ngoài ngân sách giải ngân 4.685 tỷ đồng, đạt 46,85% kế hoạch; vốn kéo dài từ năm 2017 ước gỉải ngân 272,34 tỷ đồng, đạt 10,15% so với kế hoạch.
Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải cũng đẩy mạnh quyết toán các dự án hoàn thành. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, từ đầu năm 2018 đến nay đã lập trình, quyết toán 12 dự án với giá trị 17.172 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án ngân sách Nhà nước 13.838 tỷ đồng và 3 dự án BOT 3.334 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hoàn thành thẩm tra, phê duyệt và thoả thuận quyết toán 27 dự án với giá trị duyệt 13.702 tỷ đồng, trong đó có 24 dự án ngân sách Nhà nước giá trị 11.535 tỷ đồng và 3 dự án BOT giá trị 2.167 tỷ đồng.
Tổng thu phí sử dụng đường bộ qua các trạm đăng kiểm trên cả nước từ đầu năm 2018 đến 20/6/2018 ước đạt 3.789 tỷ đồng, đạt 54,5% kế hoạch năm 2018; giao dự toán chi quỹ bảo trì đường bộ Trung ương năm 2018 với kinh phí 7.200 tỷ đồng, tập trung giải ngân theo kế hoạch 6 tháng năm 2018 với giá trị trên 3.825 tỷ đồng.
Về công tác đổi mới, sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thoái vốn theo quy định và hoàn thiện lại phương án cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện đề án thành lập Công ty An ninh hàng không Việt Nam; báo cáo Thủ tướng về phương án bán vốn nhà nước tại ACV. Thẩm định, chỉ đạo đơn vị hoàn thiện phương án tái cơ cấu lại Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Đồng thời, Bộ cũng gửi hồ sơ c huyển giao quyền đại diện vốn Nhà nước tại 4 công ty cổ phần cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Theo Kiều Linh
Vneconomy
Quảng Ninh: Chốt phương án khánh thành cao tốc Hạ Long - Hải Phòng hơn 13 nghìn tỷ đồng vào ngày 31/8
Theo kế hoạch ban đầu, dự án tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, tuyến cao tốc đầu tiên của tỉnh, dự án khởi đầu cho phát triển hạ tầng giao thông mới của Quảng Ninh, dự kiến sẽ được khánh thành vào ngày 2/9. Tuy nhiên, mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định khánh thành và thông xe toàn tuyến vào ngày 31/8 tới đây.
Sau hơn 3 năm tích cực thi công, đến nay dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng cơ bản hoàn thành. Hiện nay đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện những phần việc cuối cùng, dự kiến ngày 24/8 Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ nghiệm thu toàn bộ dự án, nếu các điều kiện đảm bảo sẽ đưa vào khai thác theo đúng kế hoạch đề ra.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 24,6km, rộng 25m được thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h. Cao tốc bao gồm 2 dự án thành phần là cao tốc Hạ Long - cầu Bạch Đằng được đầu tư bằng vốn ngân sách, có tổng vốn 6.416 tỷ đồng, chiều dài 19,3km; cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến dài 5,3km, đầu tư theo hình thức BOT, tổng vốn 7.277 tỷ đồng.
Sau hơn 3 năm thi công, đến nay đoạn cao tốc Hạ Long - Cầu Bạch Đằng dài 24,6km đã cơ bản hoàn thành, đang tiến hành nghiệm thu công trình. Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến đã hoàn thành thi công thảm nhựa mặt đường cầu chính, hiện hạng mục thi công thanh co giãn, thảm novachip mặt đường, sơn kẻ vạch, lắp đặt lan can cầu, thảm cầu, đường dẫn và tổ chức thử tải đang được các nhà thầu tích cực thực hiện, hoàn thành xong trước 25/8/2018 để chuyển sang giai đoạn nghiệm thu công trình.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng thông xe được xem là dấu mốc mới ngoạn mục, bước đệm để Quảng Ninh với tâm điểm Hạ Long tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành một thủ phủ du lịch phía Bắc.
Chưa tính đến việc kết nối thuận lợi hơn với các vùng kinh tế động lực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, chỉ riêng việc rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hạ Long xuống 130km thay vì 180km, thời gian giảm từ 3.5 giờ còn 1.5 giờ đã mở ra vô số cơ hội giao thương và vận hội mới cho Hạ Long.
Tuyến cao tốc đầu tiên được thực hiện theo hình thức đầu tư PPP này sẽ hoàn chỉnh tuyến kết nối vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), hoàn thiện tuyến cao tốc theo trục ven biển vùng duyên hải Bắc Bộ, rút ngắn quãng đường từ TP Hạ Long đi Hà Nội từ 180km hiện nay xuống còn 130km, thời gian đi ô tô giảm từ 3,5 tiếng xuống còn 1,5 tiếng.
Chiều dài quãng đường từ Hạ Long đi Hải Phòng giảm 2/3 (từ 75km còn 25km). Để liền mạch tuyến cao tốc đến Khu Kinh tế Vân Đồn, tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn cũng đang gấp rút thi công, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý III/2018.
Về phương án thông xe tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất với tiến độ chủ đầu tư đề xuất, tốc độ trong giai đoạn đầu khai thác sẽ điều chỉnh xuống 80km/h. Để đảm bảo tiến độ này, chủ đầu tư và các nhà thầu đang khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án, rút ngắn thời gian thi công các lớp thảm, hạng mục lan can, an toàn giao thông, khẩn trương hoàn thiện phương án phòng cháy chữa cháy để sớm chuyển sang nghiệm thu nhà nước.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Đầu tư condotel, khách hàng phải quan tâm đến 4 xu hướng này Có bốn xu hướng chính tác động mạnh đến du lịch toàn cầu cũng như tương lai của thị trường này, bao gồm phát triển về công nghệ, thay đổi hành vi người tiêu dùng, thay đổi nhân khẩu học và phát triển hạ tầng giao thông. Mới đây, Hiệp Hội Khách Sạn Đà Nẵng đã tổ chức thành công sự kiện "Giải...