Năm 2018: Satra lãi 1.601 tỷ đồng, còn hơn 11.000 tỷ đồng tiền mặt
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2018 với nhiều thông tin tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm lần lượt đạt 5.876 tỷ đồng và 1.601 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% và 4,5% so với năm 2017. Đóng góp chính cho lợi nhuận của Satra phần lớn đến từ phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết, đạt 1.583 tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Tính đến thời điểm cuối 31/12/2018, tổng tài sản của Công ty đạt 21.528 tỷ đồng, tăng 1.743 tỷ đồng (tương đương 8,8%) so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, khoản mục tiền và tương đương tiền của Công ty đạt 11.382 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Satra cũng đang ghi nhận hơn 1.501 tỷ đồng tiền thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
Thế Anh
Theo baodauthau.vn
Video đang HOT
TA focus (phiên 10/6): "Lên tàu" đang là lựa chọn khả thi lúc này
Nếu thanh khoản một vài phiên tới tăng lên, xác suất ăn được càng được củng cố vững chắc. Tùy khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư, nhưng nhìn chung "lên tàu" đang là lựa chọn khả thi lúc này.
Ảnh Shutterstock
Kết phiên giao dịch ngày 7/6/2019, VN-Index chốt ở 958,28 điểm, tăng 10,07 điểm ( 1,06%) với khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 97,8 triệu đơn vị, giá trị 2.300 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật
Sau phiên test cầu giá thấp thành công (6/6). Rõ ràng bên bán trong phiên 7/6 đã "chùn tay". Giá tăng ngay đầu phiên càng khiến lý do phải bán không còn quá áp lực. Ám ảnh dính phiên "mất hàng" hôm 6/6 khiến bên bán có thêm động lực để tiếp tục nắm giữ. Bên bán không gây áp lực mạnh, bên mua khá tự tin vào hàng kể cả giá trên tham chiếu. Chấp nhận mua đuổi giá có kiểm soát khiến số mã tăng áp đảo số mã giảm, nhưng thanh khoản thì không tăng. Tuy phần lớn số mã là tăng nhẹ, nhưng cũng đủ để chỉ số hồi phục tránh xa được vùng đáy gần nhất.
Thực tế diễn biến thì thị trường chỉ sôi động vào phiên chiều là chính. Các Bluechips vận động tốt tạo sự lan tỏa tới nhiều nhóm cổ phiếu. Điểm nhấn ấn tượng có lẽ đến từ dòng dầu khí, những cái tên quen thuộc như GAS, PVD, PVS... đã có phiên phục hồi tốt sau chuỗi phiên giảm mạnh trước đó. Chỉ số bứt phá nhưng thanh khoản thì chỉ nhích dần từng chút, thị trường tăng trong nghi ngờ. Chốt phiên VN-Index có thêm hơn 10 điểm trong tay nhưng lỗi lo thanh khoản vẫn hiện hữu.
Quan sát trên đồ thị cho thấy xu hướng thanh khoản giảm kéo dài suốt từ đỉnh giá năm 2019 (khoảng giữ tháng 3) đang là một thực tế. Chỉ số vừa thoát đáy thì rất khó để thanh khoản tăng ngay được, cũng dễ hiểu, nhưng tình trạng này nên được nhanh chóng cải thiện, nếu không nhịp tăng khó có thể kéo dài.
Nếu nhìn dài hơn, chart Weekly. Xét trong giai đoạn từ 2016 đến nay, VN-Index rõ ràng đã tạm thời test xong fibo 38,2% ở khu vực loanh quanh 945 điểm, thách thức trước mắt của chỉ số là đường MA20 (khoảng 965 điểm).
Nếu vượt, tiếp theo sẽ là kênh giá với độ dốc lớn từ đỉnh tháng 4/2018 đang là ngưỡng kháng cự kiểu "thuốc thử liều cao" của chỉ số. Hy vọng kênh này sai, ngược lại thì tầm 980 điểm có thể là đích đến cao nhất của VN-Index ở giai đoạn này.
Đồ thị phân tích kỹ thuật tuần VN-Index.
Với chart Daily. MA20 tầm 968 điểm, nếu vượt qua khu vực kháng cự này tiếp theo sẽ là 980-985 cũng là khu vực kênh trên của một xu hướng xuống như trên đồ thị (màu xanh hiện tại thì kênh xuống này vẫn đang đúng, giá vừa dò đáy kênh và quay lên).
Đồ thị phân tích kỹ thuật ngày VN-Index
Kết hợp việc xem xét chart weekly, daily của VN-Index có thể thấy, trong ngắn hạn trước mắt 965-968 là khu vực kháng cự đầu tiên, mục tiêu cao hơn tiếp theo là khu vực 980 mà chỉ số cần chinh phục. Khu vực hỗ trợ đương nhiên là vùng đáy cũ vừa thiết lập 940-945. Hơn nữa, sau khi test xong cầu giá thấp giữa tuần trước, cửa lình xình hoặc tăng rõ ràng nhiều hơn hẳn cửa xuống mạnh.
Hiện tại, chỉ số đang là 958,28 và hơn nữa, nhiều cổ phiếu tốt đã điều chỉnh về vùng giá chấp nhận được. Qua phân tích như trên có thể giả thiết rằng vùng dao động của VN-Index tầm 940-980 điểm, chênh lệch 40 điểm là đủ điều kiện để lướt sóng. Nếu thanh khoản một vài phiên tới tăng lên, xác suất ăn được càng được củng cố vững chắc. Tùy khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư, nhưng nhìn chung "lên tàu" đang là lựa chọn khả thi lúc này.
Hải Đăng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
"Con tàu đắm" NOS CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UPCoM: NOS) có khoản vay nợ tài chính lớn nhất trong ngành vận tải biển Việt Nam, nhưng thu không đủ bù chi, khiến NOS âm vốn chủ sở hữu. NOS đã liên tục lỗ ròng kể từ năm 2012 đến nay, khiến khoản lỗ lũy kế đã lên tới khoảng gần 3.900 tỷ...