Năm 2018, Sacombank ước đạt lợi nhuận 2.200 tỷ đồng
Kết thúc năm 2018, Sacombank vượt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 20% và ước đạt 2.200 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết sẽ rút ngắn quá trình tái cơ cấu Sacombank xuống còn 5 năm thay vì 10 năm.
Tại hội nghị tổng kết năm 2018 và lễ kỷ niệm 27 năm thành lập và phát triển ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đại diện ngân hàng này đã công bố kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 và kế hoạch năm 2019.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 của ngân hàng dự kiến đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch.
Tổng tài sản của Sacombank ước đạt 407.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017, chất lượng tài sản cải thiện với tỷ trọng tài sản có sinh lời tăng 5% so với năm trước.
Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 364.000 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm, đảm bảo thanh khoản và các tỷ lệ an toàn ổn định trong suốt năm.
Tín dụng ước đạt 258.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước theo xu hướng tăng trưởng có chọn lọc và gắn liền với hiệu quả. Nợ xấu giảm về dưới 3%.
Tổng thu nhập ước đạt 10.500 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2017, trong đó tăng trưởng thu lãi và dịch vụ cải thiện nhiều so với năm trước, nổi bật là thu dịch vụ bancassurance đạt kết quả vượt trội. Bên cạnh đó, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã thay đổi đánh giá triển vọng của Sacombank lên mức ổn định.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 27 năm thành lập và phát triển của Sacombank, ông Dương Công Minh, Chủ tich HĐQT, cho biết: “Sau một năm rưỡi quyết liệt triển khai đề án tái cơ cấu, chúng tôi tự tin sẽ hoàn thành và rút ngắn quá trình tái cơ cấu theo lộ trình 5 năm thay vì 10 năm như kế hoạch”.
Hướng đến năm 2019, Sacombank tiếp tục phát triển quy mô và thị phần, đẩy mạnh hoạt động ngân hàng số và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tăng cường trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng…
Video đang HOT
LAN ANH
Theo bizlive.vn
Ngân hàng nào cạn room tín dụng?
Trong 9 tháng đầu năm 2018, nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng rất cao, tuy nhiên tổng mức tăng dư nợ của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế mới chỉ ở mức 10,41%.
Ảnh minh họa.
Tháng 8 và tháng 9 tín dụng tăng đột biến
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 14 (21/10/2018), tín dụng 9 tháng tăng 10,41%.
Như vậy, với mức tăng 10,41% so với cuối năm 2017, tương ứng tăng thêm 677.000 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế lên mức 7,18 triệu tỷ đồng. Bình quân trong 9 tháng qua, mỗi tháng ngành ngân hàng đã bơm khoảng 75.222 tỷ đồng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng ngành ngân hàng đến cuối tháng 6/2018 mới chỉ đạt 6,82 triệu tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 7,86% (318.000 tỷ đồng) so với cuối năm 2017.
Tuy nhiên, tín dụng đã tăng trưởng đột biến trong tháng 8 và tháng 9/2018 so với cuối năm 2017 lần lượt ở mức 8,18% (báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2018) và 10,41% (báo cáo của Thủ tướng Chính phủ).
Như vậy, chỉ trong hai tháng 8 và tháng 9, tổng tín dụng đã tăng thêm 344.000 tỷ đồng, cao hơn mức tăng thêm của tổng 6 tháng đầu năm 2018.
Nguồn: NHNN, BC của Bộ KH&ĐT, BCQH
Dự kiến, năm 2018 tăng trưởng tín dụng dưới 17%, thấp hơn mức tăng của năm 2017 là 18,24%.
Ngân hàng nào cạn room tín dụng?
Ngày 02/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 04 về giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm 2018, trong đó Ngân hàng Nhà nước sẽ không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt, như một số NHTM tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các TCTD yếu kém).
Trong năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room) mà Ngân hàng Nhà nước giao cho các ngân hàng dao động 12-14%, trong khi 9 tháng đầu năm 2018, nhiều ngân hàng đã tăng tín dụng rất cao
Theo báo cáo tài chính quý III/2018 của các ngân hàng thương mại, tổng vốn tín dụng của 27 ngân hàng thống kê đã bơm vào nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2018 khoảng 515.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,4% so với cuối năm 2017.
Trong đó, 3 ngân hàng TMCP lớn như: BIDV (tăng trưởng 11,8%), Vietinbank (12,8%) và Vietcombank (15,6%) chiếm 56% vốn ngân hàng cho vay ra, tương ứng 287.312 tỷ đồng.
Trong 09 ngân hàng có dư nợ cho vay tăng thêm từ trên 10.000 tỷ đồng có mức tăng trưởng khá cao, gồm: Sacombank (tăng trưởng 13,7%), SCB (12,9%), ACB (11,3%), MBBank (11,2%), VPBank (9,5%), HDBank (15,7%), LienVietPostbank (14,5%), VIB (13,6%) và TPBank (16,4%) chiếm tỷ trọng 35%, tương ứng với tổng số tiền bơm thêm cho thị trường của 9 ngân hàng này là 177.719 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35%.
Nguồn: BCTC quý III/2018 các NHTM
Trong 9 tháng đầu năm, NamABank lại là ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh nhất tới 24,9% (tăng thêm 9.041 tỷ đồng), tiếp đến là TPBank là 16,4% (10.383 tỷ đồng), đứng thứ 3 về tăng trưởng là HDBank với 15,7% (16.395 tỷ đồng), đứng thứ 4 trong khối lại là ngân hàng lớn Vietcombank với mức tăng 15,6% (84.516 tỷ đồng)...
Đứng bét khối về bơm tiền cho vay là Techcombank chỉ tăng 3,8% (6.089 tỷ đồng). Theo ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank, Techcombank đã được Ngân hàng Nhà nước nới room từ 14% lên 20%. Với mức tăng kịch khung 20% (32.169 tỷ đồng), Techcombank còn tới 26.000 tỷ đồng bơm vốn vào cuối năm nay.
4 ngân hàng tăng trưởng tín dụng âm
9 tháng đầu năm 2018, ABBank tăng trưởng tín dụng âm tới 5,3%, giảm quy mô dư nợ tín dụng còn 45.378 tỷ đồng so với mức 47.902 tỷ đồng cuối năm 2017 .
Nguồn: BCTC quý III/2018 các NHTM
Eximbank cũng là ngân hàng cho vay ra giảm tới 2,7%, tổng dư nợ tín dụng giảm từ mức 101.324 tỷ đồng cuối năm 2017 còn 98.576 tỷ đồng.
SHBank và Saigonbank cũng không bơm thêm được đồng vốn nào trong 9 tháng đầu năm khi tín dụng tăng trưởng lần lượt là âm 0,6% và âm 2%.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2018 nếu là 17%, tương ứng tiền bơm thêm 1,1 triệu tỷ đồng cho nền kinh tế trong cả năm nay, trong 9 tháng đầu năm mới chỉ đạt 677.000 tỷ đồng, còn dư địa khoảng 423.000 tỷ đồng cho quý cuối cùng của năm.
Nếu tốc độ bơm tiền 3 tháng cuối năm 2018 mạnh mẽ như hai tháng 8 và tháng 9 thì mục tiêu 17% không khó. Tuy nhiên, định hướng dòng tiền vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên như mong muốn trong thời gian ngắn là điều không dễ khi lạm phát mục tiêu cả năm 2018 dưới 4%.
Có thể những ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng trên 13% sẽ bị hạn chế bơm tiền. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào cơ cấu tín dụng mà ngân hàng đó bơm trúng hay chệch yêu cầu, đó là tiền có được bơm vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên hay không, cũng như nợ xấu đã được trích dự phòng và giải quyết đến đâu.
LINH LAN
Theo bizlive.vn
Sacombank đạt lãi ròng 931 tỷ đồng trong 9 tháng Lợi nhuận sau thuế của Sacombank tăng 20% trong 9 tháng đầu năm 2018 và đạt 931 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã STB), tổng tài sản của ngân hàng đạt 403.602 tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 253.391 tỷ...