Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 1.250 cuộc thanh tra, kiểm tra
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 1.250 cuộc thanh tra, kiểm tra và ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 1.157 cuộc thanh tra, kiểm tra.
Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy về cơ bản các tổ chức tín dụng đã chấp hành các quy định của pháp luật, tập trung thực thực hiện các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và Đề án 1058; đầu tư, cho vay các lĩnh vực có hiệu quả, lĩnh vực ưu tiên, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp, khách hàng quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, kiểm soát nộ bộ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các bộ phận, đơn vị và cán bộ, nhân viên.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc Tú cho biết, hoạt động của các tổ chức tín dụng còn một số tồn tại, hạn chế, vi phạm và rủi ro tiềm ẩn mang tính phổ biến trong một số hoạt động như: cấp tín dụng, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro, huy động vốn, quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo tỷ lệ, giới hạn an toàn…
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trên cơ sở các sai phạm được phát hiện, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 149 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt là 10,67 tỷ đồng (số tiền đã thu là 10,23 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra các tổ chức trung gian thanh toán và đã phát hiện một số tồn tại, vi phạm.
Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 13 kiến nghị yêu cầu khắc phục và ban hành 06 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 520 triệu đồng.
Các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra 9.810 kiến nghị, yêu cầu tổ chức tín dụng khắc phục. Đến nay, đã có 6.371 kiến nghị được thực hiện. Các kiến nghị đang chỉnh sửa, khắc phục chủ yếu là các kiến nghị liên quan đến công tác xử lý nợ xấu do khách hàng có khó khăn về tài chính nên chưa thu hồi được nợ, hoặc do kết luận thanh tra mới ban hành nên tổ chức tín dụng đang trong quá trình thực hiện kiến nghị.
Kết quả thực hiện, xử lý sau thanh tra của các tổ chức tín dụng được gắn với việc xem xét cấp phép mở rộng mạng lưới và cung ứng dịch vụ ngân hàng mới của các tổ chức tín dụng …
Tuy vậy, Phó Thống đốc Tú nhận định: “Vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, xử lý trong thời gian tới.
Cụ thể: Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều tồn tại, bất cập về nguồn lực và công nghệ, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động nên công tác phát hiện các rủi ro, vi phạm còn hạn chế; Chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, chất lượng, hiệu quả công tác giám sát còn phụ thuộc nhiều vào báo cáo của đối tượng giám sát; Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan với Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống rửa tiền chưa thực sự kịp thời và chặt chẽ”.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Video đang HOT
Mở dòng tiền margin cho UPCoM, bao giờ?
Để khắc phục tình trạng "4 k" kéo dài nhiều năm nay, ý kiến từ những người trong cuộc cho rằng, sau 10 năm phát triển, đây là thời điểm nhà quản lý cần "làm mới" sàn UPCoM để cải thiện sức hấp dẫn cho sàn này.
Những tín hiệu vui...
Năm 2018 sắp qua đi, theo cập nhật mới nhất của Sở GDCK Hà Nội (HNX), sàn UPCoM có nhiều tín hiệu vui. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch HĐQT HNX cho biết, đến giữa tháng 12 này, với hơn 800 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, vốn hóa sàn UPCoM tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 khi đạt 750.000 tỷ đồng.
Mức vốn hóa này chiếm áp đảo trong tổng vốn hóa tính cả thị trường niêm yết trên HNX là 950.000 tỷ đồng, chưa tính mức vốn hóa 50.000 tỷ đồng của các doanh nghiệp chuyển sàn. Đáng nói là trong số các doanh nghiệp chuyển sàn, đa phần "xuất thân" từ UPCoM.
"Sàn UPCoM là cái nôi để nuôi dưỡng ý thức minh bạch và phát triển các doanh nghiệp đại chúng. Mảng thị trường này giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô lớn, có giai đoạn làm quen với cơ chế, cũng như các hoạt động của thị trường chứng khoán trước khi đưa cổ phiếu lên niêm yết.
Sàn UPCoM đã có đóng góp tích cực vào quá trình thúc đẩy cổ phần hóa gắn với đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, cũng như Nhà nước thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp. UPCoM đã thực hiện tốt mục tiêu mà nhà quản lý đặt ra khi thiết lập thị trường này là thu hẹp thị trường tự do (OTC) để giảm thiểu phát sinh tiêu cực...", ông Long nhìn nhận.
Tiềm năng tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp, cũng như vốn hóa thị trường còn rộng mở hơn với sàn UPCoM, khi theo Bộ Tài chính, đến ngày 15/11/2018 còn 667 doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đó là chưa kể hàng trăm doanh nghiệp đang và sắp cổ phần hóa gắn với lên sàn chứng khoán.
Ngoài sự tăng trưởng về lượng, theo đánh giá của lãnh đạo HNX, sàn UPCoM đã có bước cải thiện về chất trong thời gian gần đây, khi năm 2018 lần đầu tiên HNX công bố kết quả đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch đối với các doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn trên sàn UPCoM.
Theo đó, có 160 công ty đại chúng quy mô lớn (chiếm khoảng trên 80% giá trị vốn hóa toàn sàn UPCoM) được đánh giá. Từ kết quả đánh giá khách quan, độc lập, HNX đã vinh danh 10 doanh nghiệp công bố thông tin và minh bạch nhất trên UPCoM năm 2018. Điều này đang thúc đẩy các doanh nghiệp cải thiện tính minh bạch trong hoạt động, cũng như công khai thông tin tới công chúng đầu tư.
... Và những điều chưa vui
Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, với hơn 800 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, UPCoM có tiếng là sàn hiện có số doanh nghiệp đăng ký giao dịch lớn hơn so với lượng doanh nghiệp niêm yết cả trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) và HNX cộng lại, nhưng "chất" hoạt động của UPCoM lại không như mong đợi của nhà đầu tư, của doanh nghiệp. Hệ quả là tình trạng "4 k": Kém thanh khoản, kém minh bạch, kém hấp dẫn và không mấy thu hút nhà đầu tư... tồn tại từ nhiều năm nay, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ.
Trước thực tế trên, đã có câu hỏi đặt ra liệu có nên duy trì sàn UPCoM? Giải đáp câu hỏi này, ông Nguyễn Thành Long khẳng định, việc duy trì và phát triển sàn UPCoM là cần thiết, bởi không chỉ đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều sở GDCK ở các nước đều có một bảng giao dịch dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thậm chí, nhiều sở GDCK đã triển khai bảng giao dịch dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, có mức độ rủi ro phù hợp với một bộ phận nhà đầu tư. Chẳng hạn, trên Sở GDCK Hàn Quốc (KRX), bên cạnh bảng Kospi có Kosdag và Konex (giống UPCoM của Việt Nam).
Ngoài ra, thị trường này còn có bảng Ksm dành cho các doanh nghiệp Start-up. Hay trên Sở GDCK Tokyo, ngoài mảng thị trường chính là Mother Bord với 2 bảng, còn có bảng niêm yết dành cho các doanh nghiệp đang phát triển Jasdaq tương tự như UPCoM...
Số lượng doanh nghiệp lên UPCoM tăng nhanh, có lẽ mới chỉ thực hiện được mục tiêu của Nhà nước đó là thu hẹp thị trường OTC. Tuy nhiên, sự hài lòng của "1 nhà" này lại chưa thể lan tỏa sang "3 nhà" khác: Nhà niêm yết, nhà môi giới và nhà đầu tư, bởi họ chưa tìm thấy những lợi ích rõ nét từ UPCoM.
Với nhà niêm yết, đi liền với nghĩa vụ lên sàn, họ chưa nhìn thấy lợi ích rõ ràng mà một doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán lẽ ra được thụ hưởng như nâng cao giá trị thương hiệu, cải thiện thanh khoản cho cổ phiếu, huy động vốn...
Thậm chí, những lợi ích tưởng như đương nhiên doanh nghiệp lên sàn chứng khoán được hưởng này, thì họ lại đang đối mặt với những ảnh hưởng không mong muốn: Sợ lên UPCoM vì nhiều điều tiếng không minh bạch, cổ phiếu gần như "chết" thanh khoản kéo dài...
Còn dưới góc nhìn của công ty chứng khoán (CTCK), sàn UPCoM là "mỏ tài nguyên" nhiều tiềm năng, nhưng chưa khai thác được. Nếu tình trạng này được nhà quản lý, tổ chức và vận hành thị trường khắc phục thì CTCK sẽ có thêm "đất" để kiếm tiền. Trong đó, CTCK trông đợi hơn cả là Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) sớm mở đường cho các CTCK được cho vay margin.
Đại diện một CTCK lớn đang niêm yết nhìn nhận, cơ chế cho vay margin không cần phải áp dụng cho cả hơn 800 doanh nghiệp trên UPCoM, mà chỉ giới hạn ở lượng nhỏ cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, kinh doanh hiệu quả và hoạt động trong các ngành có tiềm năng mà nhà đầu tư quan tâm như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (HVN), CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL) và một số cổ phiếu ngành ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB)...
"Việc sớm cho vay margin trên sàn UPCoM sẽ giúp CTCK mở rộng dư địa thu phí từ hoạt động cho vay này. Khi thanh khoản sàn UPCoM được cải thiện, sẽ tạo thêm cơ hội cho CTCK gia tăng thu phí giao dịch của nhà đầu tư...", vị đại diện CTCK trên nói.
Tuy đến nay nhà quản lý chưa mở đường cho vay margin với sàn UPCoM, nhưng trên thị trường đang có những thông tin rò rỉ về một vài CTCK "vượt rào" cho nhà đầu tư vay margin đối với những cổ phiếu tốt.
Thực tế này càng cho thấy, hiện là thời điểm chín muồi để mở đường cho vay margin đối với các cổ phiếu tốt trên UPCoM để chính thức hóa một nhu cầu chính đáng trên thị trường.
Điều này xuất phát từ cả nhu cầu của CTCK, nhà đầu tư, cũng như đòi hỏi cải thiện tính thanh khoản, sức hấp dẫn cho sàn UPCoM, để góp phần khắc phục tình trạng hàng trăm doanh nghiệp hậu cổ phần hóa chưa lên sàn, đồng thời góp phần thúc đẩy cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
"Tôi muốn giao dịch một số cổ phiếu tốt trên sàn UPCoM, nhưng có 2 điều làm tôi lo lắng. Đầu tiên là rất nhiều doanh nghiệp trên sàn này, tôi chẳng biết họ là ai, đang làm ăn ra sao, có nghĩa là chất lượng minh bạch thông tin của doanh nghiệp rất kém.
Thứ hai, sàn UPCoM không cho vay margin nên thanh khoản kém, dẫn đến mối lo mua hàng xong khó bán. Nếu nhà quản lý, tổ chức và vận hành thị trường, cũng như các doanh nghiệp đang đăng ký giao dịch khắc phục được 2 điểm nghẽn này, thì sẽ hấp dẫn nhà đầu tư tham gia UPCoM...", một nhà đầu tư chia sẻ.
Từ thực tế trên, điểm mấu chốt mà các thành viên thị trường đang trông đợi Bộ Tài chính, UBCK là cho phép cho vay margin đối với khoảng 30-40 cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh và quản trị tốt, minh bạch thông tin.
Việc sớm triển khai cơ chế này sẽ đạt đa mục tiêu: Vừa cải thiện thanh khoản cho thị trường, gia tăng sức hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp lên sàn thay vì mang tính ép buộc như hiện tại, vừa mở thêm cơ hội cho các chủ thể tham gia thị trường.
HNX đang kiến nghị cho phép cho vay margin trên UPCoM
Muốn khắc phục tình trạng kém thanh khoản, điểm mấu chốt là cần cho phép giao dịch margin đối với một phần nhỏ cổ phiếu trên UPCoM. Để thuyết phục cơ quan quản lý cho triển khai cơ chế này, HNX đã và đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho thị trường.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch HĐQT HNX.
Đầu tiên, HNX phân bảng thị trường theo hướng bóc tách thành khối các doanh nghiệp lớn có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng, khối doanh nghiệp cỡ trung có vốn điều lệ từ 300-1.000 tỷ đồng và các doanh nghiệp nhỏ có vốn dưới 300 tỷ đồng. Việc phân bảng này giúp nhà đầu tư có thêm tiêu chí để phân loại và lựa chọn cơ hội đầu tư.
Thứ hai, nâng cao chất lượng quản trị công ty, minh bạch thông tin của khối doanh nghiệp lớn trên sàn UPCoM thông qua các Chương trình đánh giá và vinh danh các doanh nghiệp có chất lượng công bố thông tin tốt.
Thứ ba, hoàn thiện và bổ sung các tiêu chí giám sát giao dịch nhằm phát hiện để xử lý kịp thời các giao dịch thao túng, lũng đoạn thị trường.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là chú trọng vào tiền kiểm đối với khâu thẩm định hồ sơ đăng ký giao dịch.
Các giải pháp trên đang từng bước phát huy tác dụng trong 2 năm trở lại đây.
Nên mở cơ chế giao dịch với các cổ phiếu tốt trên sàn UPCoM
Từ thực tế hiện nay, cơ quan quản lý nên xem xét ban hành cơ chế mở đường cho vay margin đối với các cổ phiếu trên sàn UPCoM. Để cơ chế này vận hành khả thi, hiệu quả, qua đó giảm thiểu các rủi ro đối với chính CTCK, nhà đầu tư, cũng như thị trường, cần tiếp tục phân loại, đánh giá kỹ lưỡng để lọc ra những cổ phiếu của các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh, cũng như quản trị tốt, hoạt động minh bạch.
Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico.
Đây là đòi hỏi thực tế từ thị trường và khi cơ chế mới này sớm được vận hành, thì sẽ góp phần cải thiện thanh khoản, cũng như tính hấp dẫn cho sàn UPCoM. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy những lợi ích của việc đưa cổ phiếu lên sàn, từ đó không chỉ góp phần quan trọng trong khắc phục tình trạng hàng trăm doanh nghiệp hậu cổ phần hóa đang tiếp tục chây ì lên sàn, mà còn thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa gắn với lên sàn vốn đang diễn ra chậm trễ, cũng như mở ra những cơ hội đầu tư mới với nhà đầu tư.
Ngoài ra, để góp phần cải thiện thanh khoản cho sàn UPCoM, cơ quan quản lý cũng cần xem xét tạo cơ chế cho phép CTCK thông thoáng hơn trong mở rộng hoạt động tự doanh các cổ phiếu trên UPCoM có chất lượng không thua kém, thậm chí chất lượng hơn nhiều cổ phiếu đang niêm yết...
Hữu Hòe
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
PV GAS đứng thứ 5 trong TOP 100 DN quản trị tài chính tốt nhất Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã được xếp hạng thứ 5 trong 100 DN có chỉ số quản trị tài chính tốt nhất năm 2018 tại Chương trình "Đánh giá năng lực hoạt động doanh nghiệp" do VCCI, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Đại diện...