Năm 2018, doanh thu Kido tăng 8,4% nhờ mảng dầu ăn
Tính riêng quý IV/2018, CTCTP Tập đoàn KIDO (KDC) ghi nhận doanh thuần 1.895 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ.
Trong quý IV, KDC cũng đã hoàn tất việc hợp nhất Công ty Dầu Golden Hope Nhà Bè khi sở hữu thành công 51% cổ phần, gia tăng vị thế trong ngành dầu ăn.
Lũy kế cả năm 2018, doanh thu thuần của KDC đạt trên 7.600 tỷ đồng, tăng 8,4% chủ yếu nhờ mảng kinh doanh dầu ăn. Lợi nhuận gộp cả năm đạt gần 1.293 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2017.
Theo KDC, nguyên nhân do giá bán trung bình của mảng kinh doanh dầu ăn giảm (giá nguyên liệu liên tục giảm trong 2018) và doanh thu từ mảng kem, sữa chua giảm, trong khi đây là mảng có mức biên lợi nhuận gộp cao.
Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 163 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số gần 536 tỷ đồng năm 2017. Tuy nhiên, năm 2017, KDC có ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính phát sinh một lần và chi phí khấu hao lợi thế thương mại phát sinh từ việc hợp nhất VOC.
Hiện KDC có các công ty thành viên trong mảng dầu ăn, bao gồm TAC, VOC và Golden Hope Nhà Bè, còn trong mảng thực phẩm đông lạnh là KDF.
Video đang HOT
Trong đó, TAC ghi nhận doanh thu thuần 4.402 tỷ đồng, tăng 1,6% và lợi nhuận trước thuế 136 tỷ đồng, biên lợi nhuận 3%. VOC đạt 4.357 tỷ đồng doanh thu thuần, thực hiện 91% kế hoạch và không tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với KDF, doanh thu của KDF chỉ đạt 1.256 tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số thấp làm giảm lợi nhuận gộp do định phí đến từ hai nhà máy tại Củ Chi và Bắc Ninh cao hơn so với 2017. Chi phí bán hàng không thay đổi so với năm 2017.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhiều nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc báo lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng
Nhiều nhà máy nhiệt điện, đặc biệt khu vực miền Bắc báo cáo số liệu, làm ăn thua lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện nay nhiều nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc như Phả Lại, Mông Dương, Thủy Nguyên, Ninh Bình, Thái Bình, Mạo Khê, Uông Bí... đang trong tình trạng khan hiếm than trầm trọng. Nguyên nhân do những tháng cuối năm phía Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) không đáp ứng đủ nguồn cung.
Trong khi đó, đại diện TKV cho biết đã hoàn thành hợp đồng cung cấp than cho EVN trước một tháng. TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã cam kết đảm bảo cấp đủ than theo hợp đồng đã ký cho các nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, nguyên nhân thiếu nhiên liệu không phải do không có than mà do EVN không chịu ký hợp đồng dài hạn, để TKV chủ động kế hoạch sản xuất, cung cấp cho các nhà máy điện.
Điều đáng nói, những "ông lớn" nhiệt điện như Nhiệt điện Cẩm Phả, Hải Phòng, hay Quảng Ninh... đang chịu cảnh phải thua lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo báo cài quý 3/2018 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, đơn vị đã chịu lỗ gộp hơn 10 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 491 tỷ đồng.
Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh.
Mặt khác tính đến hết quý 3/2018, Nhiệt điện Quảng Ninh còn ghi nhận 1.852 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và 6.232 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn. Tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn lên đến 8.084 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản. Doanh thu dưới giá vốn, cộng thêm gánh nặng chi phí tài chính, Nhiệt điện Quảng Ninh đã lỗ hơn 311 tỷ đồng trong quý 3/2018.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV cũng nằm trong danh sách những đơn vị nhiệt điện báo lỗ trong quý 3/2018. Tính riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 753,7 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ trong khi đó chi phí giá vốn bỏ ra đến gần 723 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ còn gần 31 tỷ đồng, bằng 1/5 cùng kỳ năm ngoái.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng lỗ lên đến 303,4 tỷ đồng, giảm sâu so với số lãi gần 17 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời nâng tổng lỗ chưa phân phối đến cuối quý 3 lên gần 965 tỷ đồng.
Tính đến hết quý 3 vốn chủ sở hữu còn gần 1.005 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu gần 1.970 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm hơn 300 tỷ đồng, xuống còn 7.129 tỷ đồng.
Nguyên nhân về sự thua lỗ này được công ty đưa ra là do vào mùa mưa nên sản lượng thấp, và cũng đang vào kỳ sửa chữa thiết bị của nhà máy, trong khi công ty vẫn phải chịu các khoản chi phí cố định như khấu hao, lãi vay, chi phí phân bổ tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá...
Trong quý 3/2018, khoản lỗ tỷ giá của Nhiệt điện Hải Phòng lên tới 142 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyễn Huệ
Theo vietq.vn
Phục Hưng Holdings báo lãi quý 3 tăng 130% so với cùng kỳ Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Phục Hưng Holdings cũng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ, hoàn thành 68% kế hoạch năm. CTCP Phục Hưng Holdings (mã chứng khoán PHC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2018 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Trong...