Năm 2017 ở Việt Nam sẽ dài hơn một giây
Giây nhuận sẽ được thêm vào thời điểm sáng ngày đầu năm 2017 ở Việt Nam trong khi các quốc gia phương Tây đón khoảnh khắc này trong năm 2016.
Thế giới sắp bước sang năm mới 2017.
Theo Straits Times, vào lúc 6h59′59″ ngày 1/1/2017 (giờ Hà Nội), đồng hồ sẽ “ngưng” lại một giây, trở thành 6h59′60″, sau đó mới chuyển sang 7h00. Sở dĩ việc điều chỉnh này xảy ra là vì một giây nhuận.
Trái đất không quay theo một nhịp độ đều đặn, thời gian để hoàn tất một vòng quay quanh trục là 24:00:00.01, thay vì 24 giờ chính xác. Để thời gian trên đồng hồ vẫn trùng khớp với sự vận động của Trái đất, người ta đơn giản chỉ cần thêm giây nhuận.
Không giống như năm nhuận, vốn xảy ra một lần trong 4 năm, giây nhuận được thêm ngay lập tức vào thời điểm cần thiết.
Video đang HOT
Năm 2017 sẽ có thêm một giây nhuận.
Lần này thay đổi thời gian này là vào giây cuối cùng của ngày 31.12.2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Vì vậy, tại Việt Nam và các quốc gia phương Đông, giây nhuận được thêm vào sau 6h59′59″ trong sáng ngày 1.1.2017. Tại các nước phương Tây giây nhuận này rơi vào năm 2016.
Dịch vụ Chu kỳ quay Trái đất và Hệ thống Tham khảo Quốc tế (IERS, trụ sở tại Đức) là cơ quan thông báo việc thêm một giây nhuận. Kể từ năm 1972 đến nay, giây nhuận đã được thêm vào 26 lần, gần nhất là vào ngày 30.6.2015.
Đối với máy tính không thể xử lý được việc một phút có 61 giây, Google sẽ tạo ra một khoảng “thời gian bị làm mờ” và cho phép các ứng dụng như Gmail, Youtube và Google Maps tiếp tục hoạt động như bình thường, theo Washington Post.
Theo Danviet
Phát hiện "Mặt trời thứ hai" nuốt chửng nhiều hành tinh
Ngôi sao HIP68468 có kích thước, khối lượng, độ sáng tương tự Mặt Trời mới được các nhà nghiên cứu phát hiện, có thể đã từng nuốt chửng nhiều hành tinh trong hệ của nó, tương tự như hệ Mặt trời.
"Mặt trời thứ hai" có thể đã nuốt chửng các hành tinh trong hệ của nó.
Theo Daily Mail, các nhà thiên văn đã phát hiện hệ các hành tinh khá hiếm gặp, trong đó có một ngôi sao lớn, khá giống với Mặt trời.
Sự bất thường trong thành phần của ngôi sao này khiến các nhà nghiên cứu đau đầu, cho đến khi họ nhận ra, HIP68468 có thể đã nuốt chửng nhiều hành tinh xung quanh.
HIP68468 hình thành cách đây khoảng 6 tỷ năm trước, có kích thước, khối lượng và độ sáng tương tự Mặt Trời nên còn được gọi là "Mặt trời thứ hai" hoặc "bản sao Mặt trời".
Cụ thể, "Mặt trời thứ hai" chứa lượng liti (lithium) gấp 4 lần mức bình thường ở các ngôi sao cùng độ tuổi. Điều này chỉ có thể lý giải là nó đã nuốt chửng một số hành tinh trong quá khứ. Ngôi sao cũng mang nhiều kim loại hơn so với các hành tinh đá khác.
Phần lõi của HIP68468 hấp thụ lithium theo thời gian. Trong khi ở các hành tinh khác, tồn tại lượng lithium nhất định vì nhiệt độ bên trong lõi không đủ nóng để nung chảy nguyên tố này.
Nhìn chung, lượng lithium và kim loại mà các nhà nghiên cứu phát hiện trong HIP68468 gấp 6 lần Trái đất.
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu hiện tượng này có thường xuyên xảy ra trong vũ trụ hay không.
"Giống như chúng tôi nhìn thấy con mèo đứng bên cạnh lồng chim vậy", Debra Fischer, Giáo sư thiên văn học tại trường Đại học Yale minh họa. "Dấu vết của lông chim trong miệng con mèo là cơ sở để nói, con mèo đã nuốt chửng miếng mồi".
Phát hiện đáng kinh ngạc này có thể là cơ sở để các nhà nghiên cứu hiểu thêm về sự hình thành của hệ thống các hành tinh theo thời gian.
"Điều này không có nghĩa là Mặt trời sẽ 'nuốt' Trái đất trong tương lai", nhà nghiên cứu Jacob Bean, đến từ trường Đại học Chicago (Mỹ) nói. "Phát hiện của chúng tôi cung cấp dấu hiệu cho thấy đây có thể là quá trình phổ biến trong các hệ hành tinh, bao gồm cả hệ Mặt trời".
Megan Bedell, một nhà nghiên cứu khác nói, cả nhóm sẽ "tìm hiểu thêm về các ngôi sao khác tương tự để đi đến kết luận rằng, liệu hiện tượng này có thường xuyên diễn ra trong vũ trụ hay không".
Theo tính toán của máy tính, sao Thủy trong tương lai sẽ bị Mặt trời nuốt gọn, khi ngôi sao này trở nên già cỗi và phình to hơn, Debra cho biết.
Theo Danviet
Sắp công bố phát hiện chấn động về Mặt trăng Europa Mặt trăng Europa của sao Mộc, vốn ẩn chứa đại dương nằm bên dưới bề mặt sẽ là chủ đề chính trong cuộc họp báo của NASA vào ngày thứ Hai tới. Phác họa bề mặt vệ tinh Europa của sao Mộc. Theo Sputnik, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã tập trung quan sát Mặt trăng Europa kể từ năm 2012, khi...