Năm 2017 không mua xe công cho cấp Thứ trưởng trở xuống
Bộ Tài chính vừa trình Quốc hội báo cáo tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) 5 năm 2016-2020 và dự toán NSNN năm 2017. Trả lời báo chí sau giờ họp Quốc hội hôm qua (27/10), ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính cho biết, Bộ này sẽ siết rất chặt kỷ luật chi tiêu ngân sách trong năm 2017.
Năm 2017, Bộ Tài chính không bố trí mua xe công cho cấp Thứ trưởng trở xuống
Từ năm 2015 đã có tình trạng thu NSNN Trung ương (NSTW) bị hụt so với dự toán hàng ngàn tỷ đồng. Năm nay cũng có khả năng như vậy. Vì sao có tình trạng đó và Bộ Tài chính có hướng khắc phục thế nào, thưa ông?
-Quả thực, thu ngân sách hàng năm vẫn vượt dự toán nhưng thu NSTW khó khăn hơn. Thu NSTW có 3 cấu phần (dầu thô, cân đối xuất, nhập khẩu, thu nội địa), những nguồn này xu hướng giảm và giảm rất nhanh. Từ 2006-2010, tỷ trọng 2 khoản thu này chiếm 40% tổng thu ngân sách nhưng đến 2015 lại dưới 25% (chưa đầy 1/4 tổng ngân sách). Đến năm 2020 dự kiến chỉ còn khoảng 14-15% tổng thu. Lý do giảm nhanh do tốc độ thu đã không tăng nhanh nhưng thu từ dầu thô giảm do vừa giảm về sản lượng vừa giảm về giá. Còn thu từ xuất nhập khẩu thì sẽ đến lúc chủ yếu thu từ VAT, tiêu thụ đặc biệt. Nguồn thu lớn thứ 3 là điều tiết của các địa phương về Trung ương, tăng theo tốc độ tăng ngân sách thu nội địa nói chung.
Ông thấy khó nhất cho cân đối thu- chi ngân sách năm sau là gì?
-Vẫn là khó khăn trong cân đối NSTW. Thực ra, năm nào cũng khó. Khó nhất là tiền có từng đấy phân sao cho hài hoà. Nhưng 2017 là năm thực sự căng thẳng vì thời gian tới không thể để bội chi lên cao được nữa. Theo Nghị quyết Quốc hội là bội chi không được quá ko quá 4% GDP nhưng giới hạn trần nợ công 65%, như năm 2017 Chính phủ trình QH bội chi chỉ 3,5% GDP.
Theo Bộ Tài chính, Chính phủ, các bộ, ngành làm gì để có thể thực hiện được điều đó?
-Chúng ta phải cải thiện môi trường đầu tư, phát triển doanh nghiệp vì tựu chung lại, đây vẫn là giải pháp căn cơ lâu dài căn bản nhất. Hiện có 500-600 ngàn doanh nghiệp thì chúng ta đang phấn đấu 1-2 triệu doanh nghiệp. Đây vẫn sẽ là nguồn lực lớn nhất mà Nhà nước có thu từ thuế, phí.
Video đang HOT
Về phía Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ nghiên cứu, đề xuất, thực hiện điều chỉnh chính sách thu: Rà soát các sắc thuế hợp lý, trực – gián thu (VAT, TTĐB) theo hướng mở rộng đối tượng thu. Nghĩa vụ thuế trên từng mặt hàng không tăng nhưng đối tượng nộp thuế rộng ra và cũng phải bắt đầu xây dựng nghiên cứu thu thuế tài sản.
Đồng thời, ngành tài chính cũng phải tăng cường quản lý thu thuế hiệu quả, tránh thất thu thuế, giảm nợ đọng thuế. Mục tiêu Bộ Tài chính là đưa nợ đọng thuế về dưới 5% tổng thu ngân sách. Chúng ta còn nhớ là các năm 2008-2011 doanh nghiệp suy yếu nhiều, nợ thuế rất lớn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát để thống kê báo cáo QH cho phép xoá một phần nợ thuế của các DN chỉ còn trên sổ sách và thực tế không thu được nữa.
Ông Võ Thành Hưng: “Năm 2017, sẽ siết chặt kỷ luật thu, chi ngân sách nhà nước”
Chi ngân sách có những điều chỉnh gì mạnh hơn trong năm tới không, thưa ông ?
-Năm 2017 cũng phải tái cơ cấu theo hướng tăng dần chi phát triển. Năm 2017 dự toán chi phát triển lên 27% tổng NSNN. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh chi lương, trợ cấp người có công, hưu, cán bộ công chức; yêu cầu các đơn vị sự nghiệp tăng tính tự chủ (điều chỉnh giá phí sự nghiệp công theo lộ trình). Với bộ, ngành: giảm chi khoảng 1.000 tỷ (trong đó có cả y tế, giáo dục, đào tạo).
Số kinh phí tiết kiệm này để cơ cấu lại, thay vì hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp, dành kinh phí này cho các đối tượng chính sách và đầu tư trở lại cho các lĩnh vực, đơn vị này. Bệnh viên tăng giá phí thì bệnh nhân yêu cầu phải tăng chất lượng, đầu tư trang thiết bị.
Ai cũng thấy rằng, lãng phí trong chi tiêu ngân sách, nhất là chi thường xuyên ở nhiều ngành, nhiều địa phương còn lớn. Năm 2017 liệu tình trạng này có giải pháp gì khắc phục căn bản không?
-Chính phủ vẫn tục yêu cầu Bộ, ngành đẩy mạnh tiết kiệm chi thường xuyên. Năm nay, dù yêu cầu điều chỉnh tiền lương từ 1/7 nhưng các Bộ đã tự sắp xép theo dự toán được giao. Đây là năm thứ 2 liên tiếp các Bộ phải tự sắp xếp để điều chỉnh tiền lương. Quỹ lương tăng lên nhưng không được bổ sung thêm mà phải tiết kiệm các nguồn khác để đảm bảo quỹ lương của mình tăng lên.
Còn về xe công, một số địa phương cũng cân nhắc khoán xe công nhưng thực tế mới có Bộ Tài chính làm. Trong cách bố trí dự toán, năm sau (2017), Bộ Tài chính sẽ không bố trí tiền cho các bộ mua xe cho cấp Thứ trưởng trở xuống. Việc này sẽ làm giảm số đầu xe công xuống và giảm khá nhiều tiền mua sắm, sử dụng xe công từ các năm sau trở đi.
Khi sắp xếp lại sẽ dư xe, điều chuyển. Nếu các Bộ chưa khoán được thì tự sắp xếp điều chuyển.
Bộ Tài chính nói gì về việc TP HCM phản ứng bị cắt giảm tỷ lệ thu ngân sách để lại?
Trả lời về việc TP HCM đang phản ứng về việc cắt giảm tỷ lệ thu ngân sách để lại cho Thành phố này (dự kiến từ 23 % xuống còn 18% năm 2017), ông Võ Thành Hưng cho rằng, để đảm bảo công bằng thì phải tính sự công bằng cho tất cả để
có nguồn lực hỗ trợ các địa phương khó khăn như Bắc Kạn.. Và Nhà nước sẽ phải lấy từ các địa phương có nguồn lực lớn.
“Đây là nguyên lý chung về ngân sách của tất cả các nước trong việc điều hoà ngân sách”, ông Hưng nói.
Tuy nhiên, ông Hưng cũng thừa nhận phải tính toán để việc điều hoà đó cho phù hợp để các địa phương “giàu” không mất đi động lực, tỉnh nghèo thì khá lên. “TP HCM tăng thu khá, quy mô thu tăng khá, quy mô chi tăng khá (nhưng so với nhu cầu chung của TP thì ko được). Nhưng 63 địa phương đều nói thế thì bánh ngân sách không bao giờ đạt được”, ông Hưng nói. Ông này cho rằng, để đảm bảo nhu cầu chi của TP HCM, Bộ Tài chính đã ưu tiên lớn cho TP này như chi bình quân tính trên đầu người dân gấp 1,7 lần so với các địa phương khác. Ngoài ra, NSTW còn bổ sung cho TPHCM trên 7.000 tỷ đồng để đầu tư một số dự án. “Giai đoạn 2016-2020, NSNN vẫn tiếp tục bổ sung cho tp, cấp phát ODA trên dưới 3 tỷ USD để xay dựng hệ thống đường sắt đô thị, cấp thoát nước, xử lý môi trường; cho vay lại trên dưới 1 tỷ usd”, ông Hưng nói thêm.
Hà Nguyễn
Theo Dantri
Thủ tướng duyệt chi 260 tỷ đồng hỗ trợ 12 tỉnh khắc phục bão lũ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định hỗ trợ kinh phí cho 12 địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 1 và mưa lũ sau bão số 2. Trước mắt, Chính phủ sẽ tạm ứng 50 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách để hỗ trợ việc tái sản xuất nông nghiệp.
Bão số 2 mạnh hơn nhiều so với dự đoán, gây thiệt hại nặng nề cho 12 tỉnh, thành đầu mùa mưa bão năm nay.
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đồng ý trích 260 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để hỗ trợ 12 địa phương (Nam Định 50 tỷ đồng; Thái Bình 40 tỷ đồng; Hà Nam, Điện Biên, Hưng Yên, Thanh Hóa, Sơn La mỗi tỉnh 10 tỷ đồng; Ninh Bình, Hải Phòng, Hòa Bình mỗi tỉnh 20 tỷ đồng; Hà Giang, Lào Cai mỗi tỉnh 30 tỷ đồng) thực hiện hỗ trợ dân sinh và khắc phục cấp bách cơ sở hạ tầng thiết yếu như: công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, đê điều...
Chính phủ sẽ tạm ứng 50 tỷ đồng từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 cho các tỉnh: Nam Định (20 tỷ đồng), Thái Bình (20 tỷ đồng), Hưng Yên (10 tỷ đồng) để thực hiện hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng số vốn được ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn vốn dự phòng ngân sách địa phương, các nguồn hợp pháp khác để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng số kinh phí trên bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và theo quy định hiện hành; báo cáo việc phân bổ và kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan để tổng hợp báo cáo Thủ tướng.
Bên cạnh đó, các địa phương sử dụng nguồn ngân sách của mình để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản vùng bị thiệt hại do thiên tai theo. Thủ tướng yêu cầu báo cáo kết quả thực chi hỗ trợ giống vùng bị thiên tai gửi Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm căn cứ hỗ trợ địa phương theo chế độ quy định.
4 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam được nhắc, cần có kế hoạch sử dụng nguồn giống được Thủ tướng cấp phát hồi tháng 8 năm nay cho phù hợp, bảo đảm đúng quy định và tránh trùng lặp.
Việc hỗ trợ gia đình có người chết, mất tích, nhà bị sập, trôi... do thiên tai gây ra thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136 năm 2013 của quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Về kinh phí thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất lâu dài, các địa phương bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Dantri
Bí thư Thăng thúc TPHCM cải tiến hình thức xúc tiến đầu tư nước ngoài "Ngoài ra, phải nghiên cứu, cải tiến hình thức xúc tiến đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn, theo hướng tổ chức hội nghị, sự kiện quảng bá, kêu gọi đầu tư - thương mại tại TP và mời nhà đầu tư nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu môi trường đầu tư thành phố", Bí thư Thăng nói. Phát biểu kết luận...