“Năm 2017 chưa đánh thuế nhà thứ hai trở đi”
‘Quy định đánh thuế sở hữu nhà từ cái thứ hai, thứ ba trở đi mới chỉ là định hướng’. Đó là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi, trước thông tin từ năm tới cơ quan thuế sẽ tiến hành đánh thuế nhà thứ hai đối trở đi đối với những người sở hữu nhiều bất động sản.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, việc đánh thuế nhà ở thứ hai là giải pháp tốt để hạn chế đầu cơ bất động sản.”Tương lai chắc chắn sẽ thu”
Trong khi đó, trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, cho biết Bộ đã giao Vụ Chính sách thuế nghiên cứu dự thảo đánh thuế nhà ở, nhất là những chủ thể có từ 2 – 3 nhà trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Hải, nhiều khả năng trong năm 2017 chưa thể áp dụng sắc thuế này vì phải có thời gian xây dựng, xem xét kỹ. Còn trong tương lai chắc chắn sẽ phải thu, không chỉ vì ngân sách khó khăn mà các nước họ đã đánh thuế này từ nhiều năm nay rồi.
Trước đây, trong quá trình xây dựng Luật Thuế nhà đất, Bộ Tài chính cũng từng đưa ra ba phương án tính thuế nhà ở.
Trong đó, phương án 1 là chỉ thu đối với nhà thứ hai trở lên theo thuế tuyệt đối. Nhà dưới hai tầng không thu thuế, nhà từ hai tầng trở lên có mức thu là 2.000 đồng/m2/năm. Nhà cấp 3 và chung cư thu 1.000 – 4.000 đồng/m2/năm.
Phương án 2 là thu theo giá trị nhà, phần giá trị trên 1 tỉ đồng mới chịu thuế 0,03%.
Phương án 3 là thu thuế phần diện tích nhà trên 200 m2. Nhà cấp 4 không thu thuế, còn nhà hai tầng trở lên thì thu 2.000 – 4.000 đồng/m2/năm. Với nhà chung cư thì thu từ 1.000 – 3.000 đồng/m2/năm tùy loại nhà.
Trao đổi với PV, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng ông rất tán thành việc đánh thuế nhà ở đối với những người có từ hai nhà trở lên. Thậm chí, theo chuyên gia này, Việt Nam giờ mới tính đến sắc thuế này là hơi muộn.
“Muốn thị trường bất động sản phát triển ổn định, xã hội bớt chênh lệch giàu nghèo, bất công bằng thì càng phải đánh mạnh thuế nhà ở thứ hai, ngay cả nhà quá rộng, biệt thự hàng trăm m2 cũng phải đánh thuế”, ông Võ nói.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng khuyến cáo, phải tăng thuế nhà đất đối với các khu vực đô thị, các thành phố lớn, vì người dân ở đây đều được hưởng các hạ tầng đồng bộ, hiện đại hơn khu vực nông thôn. Phải đánh thuế cao để tái đầu tư công trình ngay tại đó và san sẻ cho các khu vực thiệt thòi khác.
Phải đảm bảo công bằng
Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu, việc đánh thuế nhà ở thứ hai là giải pháp tốt để hạn chế đầu cơ bất động sản.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét thực tế đối với từng trường hợp cụ thể. Bởi với việc đánh thuế từ nhà thứ 2, thứ 3 nhưng hiện nay ngay tại Tp.HCM có nhiều nhà mua cả 3 căn hộ thì diện tích cũng chỉ xấp xỉ 100m2, trong khi đó, có người mua một căn biệt thự đã lên tới hàng trăm m2.
Theo chuyên gia này, câu hỏi đặt ra là liệu có công bằng với những người sở hữu nhiều nhà, diện tích bé bị đánh thuế trong khi có người mua một căn nhà nhưng diện tích lớn lại không bị đánh thuế?
Bên cạnh đó, cũng giống như quan ngại của một số chuyên gia khác, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, việc làm sao để xác định được đâu là căn nhà thứ ba, căn nhà thứ ba là một việc “cực kỳ khó khăn”.
Ủng hộ quan điểm đánh thuế nhà ở thứ hai trở đi, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, đó là một sắc thuế bình thường và nên phải thực thi để giống với thông lệ quốc tế.
“Thuế bất động sản là nguồn thu duy nhất của các đô thị chứ làm gì có đất mãi để bán. Chúng ta cần nghiên cứu, có đề án cụ thể, đưa ra lộ trình và cách thức đánh thuế cho phù hợp. Về cách thức, có thể áp dụng tương tự như cách đánh thuế thu nhập cá nhân là theo định mức, tùy theo các tiêu chí như vị trí của tài sản, hay diện tích căn nhà”, ông Lịch khuyến cáo.
Theo VnEconomy
"Túi tiền" quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất?
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố số liệu cụ thể về tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2016.
Trong 21 địa phương được phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Hà Nội chiếm số vốn lớn nhất với gần 20 nghìn tỷ đồng, cách khá xa so với địa phương xếp vị trí thứ 2 là TP.HCM (hơn 10 nghìn tỷ đồng).
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, trong 8 tháng năm 2016, tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tại các bộ, địa phương tăng khá so với cùng kỳ 2015.
Nguyên nhân được Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết là do các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện Nghị quyết số 60 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
Cụ thể, trong tháng 8, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 24.127 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương 6.185 tỷ đồng, tăng 17,2%; vốn địa phương 17.942 tỷ đồng, tăng 14%.
Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 155,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,1% kế hoạch năm và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% kế hoạch năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Số vốn trung ương được phân bổ tại 10 bộ, trong đó Bộ Giao thông vận tải chiếm số vốn đầu tư lớn nhất với hơn 13,4 nghìn tỷ đồng. Tiếp đến là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với 4,2 nghìn tỷ đồng...
Đối với vốn do địa phương quản lý, tính chung 8 tháng ước đạt 118,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,7% kế hoạch năm và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, bằng 58,5% và tăng 14,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 28,7 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6% và tăng 6,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 6 nghìn tỷ đồng, bằng 80% và giảm 3,8%.
Trong 21 địa phương được phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Hà Nội chiếm số vốn lớn nhất với gần 20 nghìn tỷ đồng, cách khá xa so với địa phương xếp vị trí thứ 2 là TP.HCM (hơn 10 nghìn tỷ đồng).
Số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho thấy, mặc dù chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2016 song còn nhiều bộ, địa phương mới chỉ thực hiện xấp xỉ một nửa kế hoạch đặt ra như: Bộ Giáo dục và đào tạo (51,7%); Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (49,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (47,9%); Đà Nẵng (53,2%); Khánh Hòa (48%)...
Liên quan đến tình hình chi ngân sách nhà nước, báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 715,2 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 107,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 506,7 nghìn tỷ đồng, bằng 61,5%; chi trả nợ và viện trợ đạt 96,2 nghìn tỷ đồng, bằng 62%.
Về thu ngân sách, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 mới chỉ ước đạt 603,7 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 59,5% dự toán năm.
Nhìn lại 8 tháng đầu năm 2015 cho thấy, thu ngân sách đạt 67,7%, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy kết quả 8 tháng đầu năm thu ngân sách năm 2016 vẫn còn thấp hơn so với năm 2015
Nguyên nhân về sự sụt giảm được lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết là do nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, chỉ đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán năm.
Điều này được lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn.
Cụ thể, do giá dầu giảm nên hoạt động khai thác dầu khí cũng giảm (Giá dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế chỉ đạt 41,3 USD/ thùng). Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy điện cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết bất thường và hạn hán nghiêm trọng...
Theo_Phụ Nữ News
"Túi tiền" quốc gia đang thâm hụt vì đâu? 8 tháng đầu năm 2016, ngân sách nhà nước bội chi 111,5 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động thu ngân sách gặp nhiều khó khăn vì biến động giá cả thế giới, thời tiết bất thường... Hụt thu ngân sách vì đâu? Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời...