Năm 2016, TP.HCM còn khoảng 59.000 hộ nghèo
TP.HCM vừa có quyết định tăng mức chuẩn thu nhập hộ nghèo, hộ cận nghèo thêm 5 triệu đồng/người/năm, áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
Gia đình anh Phan Thanh Dũng (Củ Chi ) nay đã ổn định, thuộc diện thoát nghèo bền vững. Ảnh: TTXVN
TP.HCM vừa có quyết định tăng mức chuẩn thu nhập hộ nghèo, hộ cận nghèo thêm 5 triệu đồng/người/năm, áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, hộ nghèo sẽ là hộ có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống hoặc có tổng số điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo từ 40 điểm trở xuống.
Video đang HOT
Còn hộ cận nghèo của thành phố là những hộ có thu nhập từ trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm, có tổng số điểm thiếu hụt của 5 chiều nghèo dưới 40 điểm. 5 chiều nghèo gồm giáo dục và đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin. Nếu áp dụng theo chuẩn nghèo mới này, từ đầu năm 2016, TP.HCM sẽ còn hơn 59.000 hộ nghèo. Cuối năm 2015, với chuẩn nghèo cũ, TP.HCM còn hơn 9.900 hộ nghèo, chiếm 0,5% hộ dân toàn thành phố và hơn 35.100 hộ cận nghèo, chiếm khoảng 1,79% tổng số hộ dân.
Theo Danviet
Cụ bà 86 tuổi mượn vỉa hè lo tang lễ cho con
Con trai mất vì bệnh hiểm nghèo, người mẹ già yếu chỉ biết nhờ người dựng mái che bên vệ đường để lo tang lễ cho con trai.
Ngày 9/11, nhiều người dân ở TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đến thăm hỏi, động viên cụ Hà Thị Đe, người mẹ phải nhờ người dựng lều bạt, lo đám tang cho con trai bên vỉa hè đường Bạch Đằng.
Cụ Đe năm nay 86 tuổi, có hai con trai là Hồ Văn Cho (50 tuổi) và Hồ Văn Hiệt (54 tuổi). Ông Cho bị bệnh tâm thần đã mấy chục năm nay. Riêng ông Hiệt không còn vợ, có một cô con gái nhưng đã đi lấy chồng. Nhiều năm trước, cụ Đe sống nhờ nhà của người thân, sau này căn nhà phải trả lại nên mẹ con cụ phải đi thuê trọ để trú tạm qua ngày.
Bà Đe hàng ngày phải đi ăn xin để lo cho con bệnh nặng. Ảnh: Đắc Đức.
Để có cái ăn, hằng ngày người mẹ ngoài 80 phải ra chợ ăn xin. Cậu con trai cũng phụ giúp mẹ bằng công việc bán vé số dạo. Thế rồi, tai họa bỗng ập xuống khi ông Hiệt mắc chứng ung thư vòm họng và mất hẳn khả năng lao động. Mọi gánh nặng đặt lên đôi vai người mẹ già yếu. Bệnh tình mỗi lúc một nặng, chủ trọ lo lắng ông Hiệt sẽ chết nên yêu cầu cả 2 mẹ con dọn đi nơi khác ở.
Không còn chốn nương thân, người mẹ đành đưa con trai về xóm trọ cũ ở 242 đường Bạch Đằng (TP Huế), xin bà con tổ dân phố cho đặt chiếc giường để ông Hiệt nằm, chờ ngày rời bỏ cõi trần.
Tối 8/11, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh tật, ông Hiệt đã trút hơi thở cuối cùng. Thương cảm trước hoàn cảnh của gia đình bà Đe, một tổ chức thiện nguyện ở Huế đã đứng ra quyên góp tiền, mua quan tài và lo chi phí hậu sự. Hình ảnh người mẹ già ngồi lặng mình trong đêm tối, bên quan tài con trai sau đó được các bạn chụp lại và đưa lên mạng xã hội với mục đích kêu gọi sự giúp đỡ.
Ông Trần Quốc Hiếu, Chủ tịch UBND phường Phú Hiệp (Thừa Thiên - Huế), cho biết, bà Đe là hộ nghèo nhiều năm nay, mỗi tháng bà và người con bị tâm thần đều nhận trợ cấp 670.000 đồng. "Chúng sẽ giúp đỡ cụ bà lo an táng cho con trai và sau đó sẽ vận động bà vào trung tâm bảo trợ xã hội để bà được chăm sóc tốt hơn", ông Hiếu nói.
Đắc Đức
Theo VNE
Phân bón hỗ trợ bị nghi hàng giả Người dân nghèo vùng ba thuộc xã Tân Lập, H.Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đồng loạt không nhận phân bón hỗ trợ của Nhà nước (theo chương trình 135 CP), do chính quyền xã mua về, vì cho rằng loại phân này giả, chất lượng kém. Cơ quan Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra loại phân bị người dân nghi là...