Năm 2015, thầy Nam về trường dạy môn gì?
Theo quyết định chuyển trường của thầy giáo Nguyễn Hoài Nam, do ông Đoàn Việt Hùng ký có xét đề nghị của Phòng Nội vụ, vậy thầy Nam dạy môn gì ở Nam Đồng?
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, việc thầy giáo Nguyễn Hoài Nam, giáo viên trường Trung học cơ sở Nam Đồng (xã Nam Đồng, Thành phố Hải Dương, Hải Dương) bị điều chuyển sang trường Trung học cơ sở Ái Quốc đã gây nhiều chú ý.
Bởi theo thầy giáo Nguyễn Hoài Nam, khi thầy được nhận về trường Trung học cơ sở Nam Đồng năm 2015 là giáo viên Toán – Lý, nay lại chuyển sang trường Trung học cơ sở Ái Quốc để làm giáo viên Mỹ Thuật.
Thầy Nam đã không đồng ý vì cho rằng không đúng vị trí việc làm của mình.
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương (Hải Dương) cho rằng việc ký điều chuyển đều có quy trình hết cả.
Hiện nay thành phố đang điều chuyển, xét duyệt theo từng diện cơ cấu theo từng trường.
Trường nào thừa giáo viên là phải đến trường thiếu, tất cả đều phải đi, không riêng gì ai cả. Việc điều chuyển cũng xét theo đề nghị của phòng Nội vụ.
Năm 2015, Phòng Nội vụ thành phố Hải Dương đề xuất gì để thầy Nam chuyển về trường Nam Đồng? Ảnh: Thầy Nam cung cấp.
Khi phóng viên thắc mắc về trường Nam Đồng còn đang thiếu giáo viên Toán, ông Sơn cho rằng: “Thiếu đâu mà thiếu, trường đó đủ (?!). Về việc điều chuyển, Ủy ban thành phố đã họp cả ban thường vụ, xét điều chuyển từng trường hợp cụ thể. Không vấn đề gì đâu. Với thầy Nam là Đảng viên thì phải chấp hành phân công”.
Như vậy, việc điều chuyển của thầy Nam cũng đã xét theo đề nghị của phòng Nội vụ thành phố Hải Dương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc lại rằng năm 2015, trong quyết định điều chuyển của thầy Nguyễn Hoài Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương cũng đã xét đề nghị của Phòng Nội vụ để chuyển thầy Nam về trường Trung học cơ sở Nam Đồng.
Vậy năm 2015, Phòng Nội vụ thành phố Hải Dương đã đề xuất thầy giáo Nam về trường Nam Đồng làm giáo viên dạy môn gì?
Tờ trình của Hiệu trường Trường Trung học cơ sở Nam Đồng thời điểm năm 2015 có là căn cứ để phòng Nội vụ thành phố Hải Dương đề xuất thầy Nam về trường Nam Đồng?
Trình bày với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Hoài Nam cho biết, sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Hải Dương, chuyên ngành Toán – Lý, với nguyện vọng được gần nhà để chăm sóc mẹ già, con nhỏ, thầy đã làm đơn chuyển công tác về trường Nam Đồng.
Đơn xin chuyển công tác của thầy Nguyễn Hoài Nam đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nam Sách và chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương đồng ý cho chuyển công tác.
Thời điểm đó, thầy Nam đã chuyển toàn bộ văn bằng, chứng chỉ để hiệu trưởng trường Nam Đồng thời điểm đó là cô Lê Thị Bốn, bản thân cô Bốn cũng đã xác nhận với thầy Nam về việc đề xuất và có hồ sơ cụ thể về trường hợp của thầy Nguyễn Hoài Nam.
Nếu Phòng Nội vụ không đề xuất thầy Nguyễn Hoài Nam về trường Nam Đồng làm giáo viên dạy Toán – Lý, thì vì sao bà Đỗ Thị Chan, Hiệu trưởng tiếp theo của trường Nam Đồng lại phân công công tác chuyên môn cho thầy Nam đi dạy Toán, Lý, Công Nghệ…
Cũng cần phải nói rằng, trường Trung học cơ sở Nam Đồng đang thiếu giáo viên nhiều giáo viên dạy Toán phải dạy nhiều hơn định mức nhưng dù có chuyên môn Đại học về sư phạm Toán nhưng thầy Nam vẫn phải chuyển đi liệu có thuyết phục?
Cụ thể, theo bảng phân công chuyên môn học kỳ 2 năm học 2019 – 2020 tại trường Trung học cơ sở Nam Đồng, chỉ tính riêng môn Toán, có nhiều thầy cô giáo tại trường phải dạy đến 25 tiết/tuần, chỉ duy nhất một người dạy đủ 19 tiết/tuần là giáo viên Bùi Đông Hải.
Trần Phương
Thầy cô làm thư viện rực rỡ chờ đón học sinh trở lại trường
Khi học sinh nghỉ học phòng dịch COVID-19 cũng là lúc thầy cô Trường tiểu học Hội Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) cùng xây dựng một thư viện đầy màu sắc chờ đón học sinh trở lại trường.
Không gian tươi mới tại thư viện đọc sách của Trường tiểu học Hội Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA
Những ngày này, thầy cô giáo Trường tiểu học Hội Sơn cùng nhau lau dọn bàn ghế, trang trí những khâu cuối cùng để hoàn thiện "thư viện thân thiện".
Phòng đọc sách được kê nhiều bàn ghế trước bức tranh cỡ lớn về biển. Các cô giáo khéo tay cắt dán giấy trang trí còn thầy giáo thì đảm nhiệm việc vẽ tranh.
Vừa cầm cọ vẽ bức tranh về hoạt động vui chơi của học sinh, thầy Nguyễn Văn Phúc - giáo viên mỹ thuật tâm sự: "Chúng tôi rất nhớ học trò. Vừa đến trường thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chúng tôi cũng tranh thủ thời gian này để sửa chữa, trang trí lại trường lớp cho sạch, đẹp hơn".
Những mảng tường cũ bong tróc loang lổ bây giờ như được "khoác" chiếc áo mới với các bức tranh sinh động.
Mảng tường học khô khan được thay bằng các bức tranh sinh động - Ảnh: DOÃN HÒA
Cô Lê Thị Thuận - hiệu trưởng Trường tiểu học Hội Sơn - cho biết: "Trước đây thư viện của trường chỉ chừng hơn 40m, ít đầu sách. Chúng tôi muốn tạo ra một không gian đọc rộng rãi và gần gũi hơn từ đó tạo hứng thú học tập, văn hóa đọc sách khi các em trở lại trường" - cô Thuận chia sẻ.
Một bức tranh lớn về biển ở thư viện - Ảnh: DOÃN HÒA
Song song với việc thực hiện chuyên môn, vệ sinh trường lớp, các cô giáo còn sáng tạo thêm không gian mới cho học trò - Ảnh: DOÃN HÒA
Học sinh nghỉ học nhưng các thầy cô giáo vẫn đều đặn đến trường để dọn dẹp, vệ sinh trường lớp - Ảnh: DOÃN HÒA
Các thầy cô mong dịch bệnh được khống chế để học sinh sớm quay trở lại trường - Ảnh: DOÃN HÒA
Gầm cầu thang cũng được thầy cô vẽ tranh đẹp mắt - Ảnh: DOÃN HÒA
Bức tường đầy tranh vẽ - Ảnh: DOÃN HÒA
Cây bóng râm trong sân trường cũng được trang trí bắt mắt - Ảnh: DOÃN HÒA
Theo Tuổi trẻ
Thầy giáo mỹ thuật nghỉ việc vì quá mê mô hình: 'Nhiều lúc nhớ lũ trẻ' Tô Quốc Nghi trở thành giáo viên theo định hướng của ba mẹ, tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi sau khi anh có quyết định táo bạo: trở thành nhà sưu tập mô hình. Quyết định nghỉ dạy học, anh chứng minh cho gia đình thấy việc yêu thích các mô hình không chỉ là một thú chơi mà nó còn là...