Năm 2015, các ngân hàng chi khoảng 75.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro
Trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, lãnh đạo nhiều ngân hàng sẽ phải ‘cúi đầu’ trước cổ đông vì lợi nhuận giảm do nợ xấu lớn, trích lập dự phòng rủi ro tăng cao. Năm 2016, áp lực dự phòng rủi ro dự kiến vẫn là ‘ác mộng’ với nhiều ngân hàng.
Ước tính, năm 2015, các ngân hàng đã phải chi khoảng 75.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro
Tại đại hội đồng cổ đông của LienVietPostBank diễn ra đầu tuần này, ông Phạm Doãn Sơn, Tổng giám đốc ngân hàng này cho hay, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 45% so với kế hoạch, một phần do chênh lệch lãi suất không như kỳ vọng, một phần do chi phí trích lập dự phòng rủi ro gia tăng do tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Khoản nợ mà ngân hàng này đã bán (và phải trích lập dự phòng rủi ro) cho VAMC trong năm 2015 là 1.344 tỷ đồng.
Bên cạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng, lợi nhuận ngân hàng này không đạt chỉ tiêu đề ra còn do lãi treo của các khoản nợ quá hạn chưa thu được, lãi đã xử lý, nhưng tiếp tục truy đòi, lãi của các khoản nợ đã bán cho VAMC mặc dù hạch toán ngoại bảng, nhưng vẫn theo dõi tại ngân hàng, không được hạch toán vào thu nhập…
Chính vì không hoàn thành mục tiêu lợi nhuân, năm 2015, ngân hàng chỉ chia cổ tức 4,5% (bằng nửa kế hoạch đề ra từ đầu năm). Điều này khiến nhiều cổ đông nghi ngờ rằng, mục tiêu chia cổ tức năm 2016 của LienVietPostBank (8%) cũng khó khả thi.
Trái ngược với LienVietPostBank, VPBank năm nay ghi nhận mức lãi cao nhất trong lịch sử của mình (3.096 tỷ đồng, bằng 124% kế hoạch đề ra). Tuy nhiên, cái giá mà ngân hàng phải trả là nợ xấu tăng lên 2,7%, do VPBank đẩy mạnh cho vay một số lĩnh vực nhiều rủi ro như tài chính tiêu dùng…
Dù tỷ lệ nợ xấu này vẫn trong phạm vi cho phép, song khiến trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong năm 2015, VPBank đã trích lập tới 3.278 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, bằng 235% so với năm 2014.
Bức tranh nợ xấu, lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ được “lộ sáng” nhiều hơn tại mùa đại hội đồng cổ đông năm 2016 vừa chính thức bắt đầu. Song một phần bức tranh này đã được phản ánh qua báo cáo tài chính năm 2015 của các ngân hàng, lần lượt được công bố từ quý I năm nay. Theo đó, rất nhiều ngân hàng trong tình trạng dự phòng rủi ro ăn mòn lợi nhuận.
Cụ thể, chỉ tính riêng quý IV/2015, Ngân hàng Eximbank đã lỗ tới 463 tỷ đồng. Lý do là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Eximbank tăng đột biến lên 935 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lũy kế cả năm 2015, Eximbank đạt lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành cho Eximbank ở mức 6,230 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Dự phòng trái phiếu đặc biệt chiếm hơn 979 tỷ đồng.
Ước tính, năm 2015, các ngân hàng đã phải chi khoảng 75.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro.
Video đang HOT
Rõ ràng, nợ xấu đang giảm nhanh, nếu xét về tỷ lệ, nhưng tổng quy mô nợ xấu tại nhiều ngân hàng liên tục gia tăng, kể cả nhiều ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank… Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2016, gánh nặng lớn nhất của các ngân hàng vẫn là chi phí dự phòng rủi ro.
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tại các ngân hàng sẽ tăng lên tới hơn 91.000 tỷ đồng. Ngoài trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu trong sổ sách, các ngân hàng còn phải trích lập dự phòng rủi ro cho hơn 200.000 tỷ đồng nợ xấu đang nằm tại VAMC.
Một số ngân hàng được dự báo sẽ phải mạnh tay chi trích lập dự phòng rủi ro năm nay là MB, Vietcombank, ACB, BIDV, VietinBank…
Ngoài ra, một số ngân hàng nhỏ, yếu, chưa niêm yết cũng được dự báo sẽ mong manh về lợi nhuận năm nay, do mức trích lập dự phòng rủi ro lớn so với lợi nhuận thu về.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhận định thị trường ngày 15/3: Để ý bulltrap
Trong bối cảnh chỉ số đang lưỡng lự thì dòng cổ phiếu chưa tăng và dòng cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sẽ có lợi thế nhất định cho đến khi xác lập tín hiệu mới. Theo đó, các danh mục đầu tư nên được giữ nguyên trạng thái, tránh mở rộng thêm nhằm hạn chế rủi ro xảy ra các bẫy tăng giá.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 15/3.
Tránh mở rộng thêm danh mục đầu tư
(CTCK FPT - FPTS)
Dựa trên sự phân hóa của dòng tiền trong phiên 14/3, các trụ cột đang bộc lộ các tín hiệu suy yếu điển hình như GAS, VNM, VCB, VIC... Đây là nhóm có khả năng giữ nhịp và các đợt kéo chỉ số luôn đòi hỏi dòng tiền lớn. Dòng vốn hôm nay vào thị trường có sự sụt giảm và được đánh giá là đang hướng đến các dòng cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ, đặc biệt như nhóm chưa tăng trong suốt đợt vừa qua.
Nếu lập luận này được chứng thực thì vòng tăng trưởng của thị trường chuẩn bị hoàn thành vòng luân chuyển đầu tiên. Điều này phù hợp với sự lưỡng lự của chỉ số trong hơn một tuần qua. Đây là thời điểm khởi động cho vòng quay mới hoặc sẽ xuất hiện tín hiệu xác lập đỉnh ngắn hạn của xu hướng sau hơn 02 tháng tăng trưởng khá tốt.
Trong bối cảnh chỉ số đang lưỡng lự thì dòng cổ phiếu chưa tăng và dòng cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sẽ có lợi thế nhất định cho đến khi xác lập tín hiệu mới. Theo đó, các danh mục đầu tư nên được giữ nguyên trạng thái, tránh mở rộng thêm nhằm hạn chế rủi ro xảy ra các bẫy tăng giá.
Áp lực cung cầu vẫn tương đối cân bằng
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
Thanh khoản tiếp tục được duy trì tích cực, tuy nhiên nhóm cổ phiếu Bluechips phân hóa khá mạnh khiến 2 chỉ số chỉ lình xình quanh mốc tham chiếu. VN-Index một lần nữa test không thành công ngưỡng cản 580 điểm cho thấy, đây vẫn là ngưỡng kháng cự mạnh. Nhóm cổ phiếu dầu khí là trụ đỡ chính cho thị trường, tuy nhiên hiện tại giá dầu đang điều chỉnh khá mạnh trong phiên châu Á, nếu giá dầu vẫn không thể phục hồi trong phiên Mỹ, nhiều khả năng nhóm cổ phiếu dầu khi khó có thể duy trì đà tăng trong phiên 15/3.
Áp lực cung cầu hiện vẫn duy trì ở trạng thái tương đối cân bằng. Khuyến nghị vẫn là nắm giữ. Nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến dòng tiền, tránh việc mua đuổi ở vùng giá cao.
Xu hướng hiện tại vẫn khá tích cực
(CTCK BIDV - BSC)
Xu hướng hiện tại của thị trường vẫn khá tích cực, nên tiếp tục kỳ vọng VN-Index sẽ chinh phục mốc 580 điểm trong một vài phiên tới. Nhà đầu tư ưa mạo hiểm tiếp tục cân nhắc mua vào tại các nhịp điều chỉnh kỹ thuật, đồng thời không vội vàng bán, chờ tín hiệu vượt 580 điểm.
Rung lắc nhẹ quanh mốc 580 điểm
(CTCK Maritime - MSI)
Thị trường đang nhận được các thông tin hỗ trợ tích cực từ giá dầu tăng, ETFs cơ cấu danh mục trong tuần này đã giúp thị trường tăng điểm cùng với thanh khoản tăng mạnh đến gần 6.000 tỷ đồng, dù vậy vẫn chưa đủ lực để giúp VN-Index bật lên ngưỡng kháng cự mạnh 580 điểm.
Với diễn biến sôi động này, phiên 15/3 nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm, VN-Index có thể rung lắc nhẹ quanh mốc 580 điểm. Nhà đầu tư nên cẩn trọng với cổ phiếu đầu cơ và chỉ nên giải ngân vào các cổ phiếu bluechips, midcaps có cơ bản tốt và có thông tin khả quan.
Thận trọng hơn trong các hoạt động mua vào
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
VN-Index vẫn tăng, nhưng một lần nữa chinh phục bất thành ngưỡng 580 cho thấy, đây vẫn là mốc kháng cự tâm lý mạnh, mặc dù VN-Index đã phục hồi gần 11% kể từ mức thấp nhất từ đầu năm và áp lực chốt lời đang lớn lên.
Vì vậy, thị trường có vẻ như vẫn cần những động lực mới để có thể bứt phá qua ngưỡng nhạy cảm này, sau khi đã tăng liên tục trong 4 tuần qua. VN-Index đang tích lũy bên dưới 580 và khả năng test lại vùng 580-581 vẫn còn hiện hữu dù có khó khăn hơn. Nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị thận trọng hơn trong các hoạt động mua vào.
Rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn đang hiện hữu
(CTCK Bảo Việt- BVSC)
Nhờ các thông tin hỗ trợ liên quan đến giá dầu, chương trình kích thích kinh tế của ECB hay kỳ vọng mở room ở một số cổ phiếu, thị trường hiện vẫn duy trì được nhịp tăng trong vài phiên gần đây. Mặc dù vậy, mốc 580 điểm của VN-Index vẫn cho thấy là ngưỡng cản khó có thể vượt qua ngay.
Rủi ro điều chỉnh trong ngắn hạn vẫn đang hiện hữu, nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế hoạt động gia tăng tỷ trọng ở vùng điểm hiện tại để chờ các tín hiệu rõ nét hơn.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ngân hàng Nhà nước: Đến lúc cần thực thi chính sách tín dụng thận trọng Dự thảo Thông tư sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Thông tư 36 được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều đánh giá trái chiều. Để làm rõ hơn những tác động, Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức lên tiếng. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc thực hiện các quy định sẽ không ảnh hưởng lớn tới...