Nài nỉ ô-sin lên trông con ngày Tết
Biết là sắp Tết nên Hoài lúc nào cũng tỏ ra quan tâm tới người giúp việc. Sợ cô giúp việc Tết về lại nghỉ không lý do nên Hoài lo lắm.
Cung phụng người giúp việc như ruột thịt
Biết là sắp Tết nên Hoài lúc nào cũng tỏ ra quan tâm tới người giúp việc. Sợ cô giúp việc Tết về lại nghỉ không lý do nên Hoài lo lắm. Tìm được người biết việc như cô ấy quả thật là chuyện quá khó. Nghe Hoài nói, cô này chăm chỉ, chịu khó, việc gì cũng biết làm, chăm con thì cực khéo, còn khéo hơn cả mẹ chồng, mẹ đẻ của Hoài. Hoài thừa nhận, từ ngày có cô ấy, con chịu khó ăn uống, không khóc lóc, lúc nào cũng quấn bà. Mà Hoài cảm nhận được tình cảm của cô giúp việc dành cho con mình là thật chứ không giống như người làm công ăn lương, chăm sóc cho xong việc, cho có trách nhiệm.
Ở nhà Hoài hơn 1 năm nay, lúc nào Hoài cũng dùng tình cảm chân thành đối đãi với cô. Ăn cùng mâm, có gì ngon cũng biếu cô, dành cho cô. Đi ra ngoài, đi chơi, có gì hay ho, đẹp đều phải mua về cho người giúp việc. Một là tình cảm chân thành thật, hai là cũng muốn lấy lòng cô ấy để còn chăm sóc tốt con mình. Chủ nào chả vậy, đối xử không ra gì với người giúp việc thì làm sao dám tin tưởng mà giao con cho họ được. Chỉ khi nào mình đối đãi tốt với họ thì mới hi vọng nhận được sự chân thành của người ta.
Một tháng, hai tháng, Hoài phải chủ động nói chuyện với cô giúp việc,
cho cô về nhà nghỉ 1-2 hôm. (Ảnh minh họa)
Cô giúp việc nhà Hoài thì đúng là không chê vào đâu được. Sống với nhau như người nhà, có khi cô ấy thấy Hoài làm sai còn quát tháo, bực bội. Cô ấy cứ như mẹ chồng, mẹ đẻ vậy, không ngại chuyện chủ tớ. Có nhiều lúc cũng ức, đi làm về mệt cô ấy cứ bảo phải thế này, phải thế kia khiến Hoài bức xúc nhưng mà đành nhịn. Vì suy cho cùng, người ta cũng muốn tốt cho con mình.
Một tháng, hai tháng, Hoài phải chủ động nói chuyện với cô giúp việc, cho cô về nhà nghỉ 1-2 hôm. Và những lần như vậy, Hoài đều đưa ra bến xe, thuê taxi chở đi, biếu quà cho cô mang về quê, rồi còn đưa cả tiền đi lại, xe cộ. Nói gì thì nói, với người giúp việc, Hoài cung phụng chẳng khác gì người nhà. Có bao giờ Hoài dám to tiếng với cô đâu, chỉ sợ cô tự ái lại bỏ việc. Vốn là chủ nhà nhưng lúc nào cũng phải nghe lời người giúp việc như mẹ mình. Thôi thì cái gì bỏ qua được thì bỏ qua, còn cái gì không làm được thì cũng đành. Chứ nếu quá cố chấp, ra vẻ chủ tớ thì có khi chẳng ai ở được với mình. Cứ nghĩ vậy mà việc gì không hài lòng, Hoài nhìn hết. Chỉ cần cô chăm con mình tốt là được.
Hứa hẹn, nài nỉ đủ kiểu để mong có người trông con
Mới gần Tết, cô giúp việc đã đòi về, bảo nhà dưới quê không có ai. Nếu không có người về dọn dẹp, lo tết tư thì nhà cửa tan hoang, lạnh lẽo. Cô đã đi làm hơn 1 năm rồi nên muốn cái Tết phải về sớm, có thời gian sum họp bên gia đình. Cô bảo thế, dù Hoài không hài lòng, cũng nói khéo là cô nên ở lại tới 29-309 chứ ai lại đòi về ngay hôm 27, giống như lịch của nhân viên công sở. Nhưng mà cô nhất định không chịu, bảo phải thế không thì nhà cô chẳng có tết nhất gì.
Video đang HOT
Thoáng cái ở nhà chồng đã hết mấy ngày, tối mắt tối mũi vì con,
chẳng biết đến vui xuân là gì. (Ảnh minh họa)
Nghe cô giúp việc nói thì có vẻ cương quyết lắm, nhất định là đòi về đúng 27 Tết. Vì quá nghĩ cho người giúp việc lại sợ bà vì phật lòng mà nghỉ việc, ra Tết không có người chăm con thì chết nên Hoài cũng đành, chấp nhận chuyện này.
Hoài bảo, “thôi thì chấp nhận cho cô về quê nhưng mà mùng 3 Tết mong cô lên trông con hộ cháu, chứ nếu không, cháu không biết đường nào mà lần. Mùng 3 là cháu lên đây rồi, nhà không có người trông thì cháu chết. Nên bác về sớm thì cố gắng lên sớm tí giúp cháu”. Cô giúp việc cứ ờ à cho xong chuyện nhưng có vẻ trong lòng không muốn lên. Thôi thì cũng đành chờ hi vọng, biết làm sao được.
Thế là, cả cái Tết Hoài chỉ vật lộn với con. Đúng là không có bà, con khóc ghê lắm, chẳng chịu ăn, quấy kinh khủng. Làm mẹ mà Hoài cũng không chăm được. Bà nội thì có bao giờ cháu theo. Cả cái Tết, con chỉ khóc lóc, mệt người vô cùng. Sau đó, Hoài còn phải thực hiện trách nhiệm làm dâu, rửa bát, dọn dẹp. Nhiều khi tranh thủ đưa con cho chồng, cho bà bế rồi đi dọn, rửa, mệt hết cả người. Nghĩ lại đúng là cảm thấy quá mệt mỏi. Chăm con đã mệt rồi, làm việc nhà còn mệt hơn. Tối cứ mệt lừ ra, chẳng thể làm ăn được gì…
Thoáng cái ở nhà chồng đã hết mấy ngày, tối mắt tối mũi vì con, chẳng biết đến vui xuân là gì. Mùng 3 Tết nghĩ được lên thành phố, được thảnh thơi, ngủ nghỉ trên chiếc giường của mình, cảm giác hạnh phúc biết bao. Nhưng cứ nghĩ chuyện chăm con lại sợ. Gọi điện về hỏi cô giúp việc hôm nào lên được, cô cứ chối đây đẩy.
Đã thế, cô giúp việc kêu ốm không lên được, mà có vẻ là ốm thật chứ không đùa.
Cháu vừa nhìn thấy bà đã xà vào lòng, khóc đòi bà lên. (Ảnh minh họa)
Khổ thế, lúc này Hoài hoảng lắm, sợ không có người giúp việc hay chẳng may cô nghỉ đột ngột thì phải làm thế nào. Hoài dùng mọi cách để níu kéo. Phải về tận nhà đón ô-sin lên, để hi vọng cô cảm động tấm chân tình của mình mà quay lại làm việc. Còn mua biết bao quà Tết, chúc Tết như nhà bố mẹ mình. Hoài đi một chặng đường dài, tìm khắp chốn mới tìm được nhà người giúp việc.
Đã thế, cô giúp việc kêu ốm không lên được, mà có vẻ là ốm thật chứ không đùa. Cháu vừa nhìn thấy bà đã xà vào lòng, khóc đòi bà lên. Cảm kích tấm lòng của cháu, thấy cháu cũng yêu quý mình, cô giúp việc đã rơi nước mắt. Nhìn giây phút ấy thật xúc động, khiến Hoài cảm thấy kính yêu người giúp việc nhà mình hơn. Sau lần đó, cô giúp việc cũng lên sau 1 ngày vì phải ở nhà hồi sức.
Đúng là, bây giờ Hoài đã quý người giúp việc như người nhà nhưng căn bản, vẫn phải tìm cách lấy lòng, nếu để cô phật ý thì không biết có tìm được người tốt hơn cô không. Nhìn những giọt nước mắt của cô, Hoài hiểu, đó là tình cảm chân thành dành cho cháu. Chỉ cần như vậy là quá đủ rồi…
Theo Ngoisao
Ghen thế này là thông minh hay ngu ngốc?
Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt có chồng và tình nhân đang ở rồi phóng xe về nhà.
18 giờ, chị gọi điện thoại đến công ty của chồng, chú bảo vệ nói rằng: "Sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng".
Linh tính cho chị biết đó là... nhà nàng chứ không phải nhà hàng.
20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe máy đến nhà nàng.
Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài.
Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tanh đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt.
"Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp".
"Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì".
Một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người.
Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa.
Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc.
Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng...
Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.
Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: "Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ".
Sếp gọi điện thoại cho nàng: "Chiếc giày chân phải kia là của vợ anh. Đừng vứt đi nhé". Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: "Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về".
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người.
Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm ghì lấy chồng mà thì thầm: "Ôi! Chiếc giày chân phải của em!".
Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: "Anh xin lỗi em - nghìn lần xin lỗi!
Câu chuyện trên là có thật. Tuy nhiên, có người nói người vợ đánh ghen rất thông minh, có người lại cho rằng bà vợ này thật nhu nhược. Theo độc giả thì người vợ này thông minh hay nhu nhược và nếu ở trong tình huống này, độc giả sẽ làm gì?
Theo VNE
Đoạn kết được báo trước của người đàn bà 'thả hình bắt bóng' Đó là cái kết tất lẽ dĩ ngẫu cho trường hợp như chị. Nhưng không hiểu chị đã quá ngây thơ và non nớt khi đi hy vọng vào một điều viển vông như thế hay chị nghĩ rồi mình sẽ là một ngoại lệ... Ê chề thay người đàn bà đuổi hình bắt bóng... Chồng chị là một người đàn ông không...