Nafoods Group (NAF): Nửa đầu năm đạt lợi nhuận 45,4 tỷ, chuyển đổi dòng sản phẩm và thị trường xuất khẩu chủ lực
Lên kế hoạch cho 6 tháng cuối năm, Nafoods Group ( NAF) dự kiến doanh thu 715 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 21,44 tỷ đồng. HĐQT cũng lên kế hoạch cho giai đoạn 2020-2022 với sản phẩm chủ lực chanh leo, thanh long, xoài, dừa, dứa, điều và cây giống.
CTCP Nafoods Group (NAF) vừa công bố KQKD 6 tháng đầu năm với doanh thu thuần 635 tỷ đồng, lợi nhuận ròng tương ứng thu về 45,4 tỷ.
Lên kế hoạch cho 6 tháng cuối năm, Công ty dự kiến doanh thu 715 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 21,44 tỷ đồng. HĐQT cũng lên kế hoạch cho giai đoạn 2020-2022 với sản phẩm chủ lực chanh leo, thanh long, xoài, dừa, dứa, điều và cây giống.
Năm 2020, lãnh đạo Công ty cho biết sẽ tập trung triển khai thực hiện dự án khu nông nghiệp CNC; Nhà máy tách, phân loại, đóng gói và bảo quan hoa quả xuất khẩu; Viện nghiên cứu giống cây trồng công nghệ cao với tổng diện tích 10ha tại xã An Phú, Pleiku, Gia Lai. Dự án do công ty con Nafoods Tây Nguyên làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là hơn 150 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào khai thác, giai đoạn 2 và giai đoạn 3 dự kiến triển khai trong quý 4/2020 và năm 2021.
Đối với dự án đầu tư hệ thống sấy tại Long An, với công suất 150 tấn/tháng cho các sản phẩm trái cây sấy dẻo phục vụ phân khúc thị trưởng cao cấp; Dòng vốn được cấp từ Finnfund cả vốn đầu tư thiết bị và vốn lưu động.
Video đang HOT
Công ty cũng thay đổi ưu tiên từ phát triển sản phẩm hoa quả tươi sang dòng sản phẩm có giá trị gia tăng. Thị trường xuất khẩu cũng chuyển đổi sang Nga, Trung Quốc, Trung Đông, Asean.
Năm 2021, Công ty đặt kế hoạch doanh thu tăng 50% lên 2.025 tỷ đồng, LNST tăng 25% lên 83 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát lãi kỷ lục trong lịch sử 30 năm
Sản lượng bán thép của Hòa Phát vẫn tăng trưởng, việc cải thiện biên lãi gộp và mảng nông nghiệp tạo lợi nhuận tốt giúp "vua thép" thu về 2.756 tỷ đồng lãi ròng quý II.
Báo cáo tài chính quý II/2020 của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ghi nhận doanh thu trong quý vừa qua tăng trưởng 35% so với cùng kỳ, đạt gần 20.700 tỷ đồng. Đây là doanh thu quý cao nhất từ trước đến nay mà doanh nghiệp được mệnh danh "vua thép" này ghi nhận được.
Chính đà tăng trưởng doanh thu nói trên giúp lợi nhuận gộp trong kỳ tăng 22%, đạt 3.706 tỷ đồng.
Trong quý II, công ty của doanh nhân Trần Đình Long phải gia tăng hoạt động vay nợ, đặc biệt là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (tăng 31%) khiến chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Trong khi chi phí bán hàng được tiết giảm 4%, thì chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tăng 46%.
Sau khi trừ hết các khoản chi phí liên quan, Hòa Phát thu về 3.096 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25%. Khoản lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn là 2.756 tỷ, tăng 34%. Đây là mức lãi ròng cao kỷ lục trong lịch sử 30 năm kinh doanh của tập đoàn này.
Doanh thu và lợi nhuận quý II cao kỷ lục đã giúp Hòa Phát đạt tổng cộng 40.145 tỷ doanh thu và 5.060 tỷ lợi nhuận ròng sau nửa đầu năm. So với cùng kỳ, hai chỉ tiêu kinh doanh này cũng đã tăng lần lượt 29% và 31%.
So với kế hoạch năm nay được Đại hội đồng cổ đông thông qua cuối tháng 6, Hòa Phát đã hoàn thành 47% chỉ tiêu doanh thu và 56% lợi nhuận sau thuế.
Lãnh đạo tập đoàn này cho biết nguyên nhân chính khiến lợi nhuận ròng quý II cao kỷ lục do sản lượng bán thép tăng mạnh. Giá vốn hàng bán duy trì ở mức tốt cùng mảng nông nghiệp bắt đầu tạo ra lợi nhuận giúp con số hợp nhất tăng trưởng mạnh.
Mảng thép tiếp tục mang lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp này, nửa năm qua, Hòa Phát đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước 1,51 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn, tăng 12,4% so với cùng kỳ. Riêng khu vực miền Nam sản lượng đã tăng gần gấp đôi, với 357.000 tấn.
Tập đoàn cũng bán ra thị trường khoảng 347.100 tấn ống thép các loại. Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng gần gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2019, duy trì thị phần vượt trội với trên 31%.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Phát cho biết dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng hoạt động sản xuất trong quý vẫn đạt 2.263 tỷ đồng doanh thu và 360 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 22 lần cùng kỳ.
Lợi nhuận từ hai mảng còn lại sản xuất công nghiệp khác và bất động sản đạt lần lượt 98 tỷ đồng và 30 tỷ đồng trong quý II, giảm 12% và 85%.
Cao su Đà Nẵng (DRC) phòng thủ khi thị trường gặp khó Giá nguyên liệu thấp kỷ lục, nhưng tiêu thụ gặp khó, CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) đang chọn chiến lược giảm hàng tồn kho, tăng nắm giữ tiền mặt. Đối phó khó khăn trước mắt Quý II vừa qua, giá cao su thiên nhiên - nguyên liệu đầu vào chiếm từ 80 - 84% giá vốn của các doanh nghiệp săm lốp...