Nafoods Group (NAF): Năm 2020 đặt mục tiêu lãi 66 tỷ đồng, tăng 38% so với 2019
Nafoods Group (NAF) sẽ phát hành hơn 2,2 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/CP để thưởng cho người lao động từ nguồn LNST chưa phân phối 2019.
Công ty Cổ phần Nafoods Group (mã CK: NAF) đã công bố nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Theo đó kết thúc năm 2019 NAF đạt gần 1.070 tỷ đồng doanh thu, LNST đạt gần 48 tỷ đồng lần lượt tăng trưởng 76% về doanh thu và 78% về lợi nhuận so với thực hiện 2018. Cơ cấu doanh thu năm 2019 của NAF có sự tăng lên đáng kể của dòng sản phẩm Cô đặc chanh leo, đạt 269 tỷ đồng tăng 151% so với cùng kỳ và đóng góp 26% vào tổng doanh thu của NAF.
Video đang HOT
Với kết quả này NAF sẽ trích 20% vào quỹ đầu tư phát triển, 5% cho quỹ khen thưởng phúc lợi và dành 75% LNST tương đương 15,5 tỷ đồng để phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động. Cụ thể công ty sẽ phát hành hơn 2,2 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/CP từ nguồn vốn chủ sở hữu theo chương trình lựa chọn cho người lao động công ty. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2020 sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Sang năm 2020, NAF đặt mục tiêu đạt 1.350 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 66 tỷ đồng lần lượt tăng 26% và 38% so với thực hiện 2019. Trước đó Nafoods đã công bố KQKD quý 1/2020 rất tốt với doanh thu thuần đạt 288,4 tỷ đồng tăng 38% so với cùng kỳ, lãi ròng công ty đạt 16,2 tỷ đồng tăng cao gấp 3 lần so với quý 1/2019. Như vậy kết thúc quý 1/2020 NAF đã hoàn thành được 21% mục tiêu về doanh thu và 24,5% mục tiêu về lợi nhuận sau thuế.
Liên quan đến các dự án triển khai trong năm 2020, lãnh đạo công ty cho biết sẽ tập trung triển khai thực hiện dự án ‘Đầu tư xây dựng khu nông nghiệp CNC; Đầu tư xây dựng Nhà máy tách, phân loại, đóng gói và bảo quan hoa quả xuất khẩu; Đầu tư viện nghiên cứu giống cây trồng công nghệ cao” với tổng diện tích 10ha tại xã An Phú, Pleiku, Gia Lai. Dự án do công ty con Nafoods Tây Nguyên làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư là hơn 150 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào khai thác, giai đoạn 2 và giai đoạn 3 dự kiến triển khai trong quý 4/2020 và năm 2021.
Đối với dự án đầu tư hệ thống sấy tại Long An, với công suất 150 tấn/tháng cho các sản phẩm trái cây sấy dẻo phục vụ phân khúc thị trưởng cao cấp; Dòng vốn được cấp từ Finnfund cả vốn đầu tư thiết bị và vốn lưu động. Được quản trị bởi pháp nhân do Nafoods Group sở hữu 99,8% với tên gọi CTCP Đầu tư PT GTGT Nông nghiệp. Dự kiến rút vốn trong quý 2/2020 số tiền 4 triệu USD và quý 3/2020 số tiền 1 triệu USD. Nguồn vốn này dự kiến được chuyển thành cổ phần vào năm 2021. NAF sẽ sử dụng 3 triệu USD để đầu tư thiết bị sấy và nhà xưởng và 2 triệu USD còn lại bổ sung vốn lưu động.
Nafoods là doanh nghiệp chuyên kinh doanh và xuất khẩu các loại sản phẩm nước ép hoa quả, rau củ quả đông lạnh, trái cây tươi, các sản phẩm giá trị gia tăng và SXKD giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.
Nông lâm và thuỷ sản tồn kho hơn 48.200 tấn hàng vì dịch Covid-19
Tồn kho hàng chục nghìn tấn hàng nông lâm và thuỷ sản, thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân, trong khi sản xuất vẫn khó tiếp cận được vốn ưu đãi.
Theo khảo sát của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, các doanh nghiệp là thuộc nhóm ngành: sản xuất, chế biến và thương mại xuất khẩu nông sản (thành viên Hiệp hội) đang tồn kho 48.200 tấn hàng và 10.000 l phân bón.
Các mặt hàng cà phê, tiêu, điều; sản phẩm hải sản, thực phẩm các loại, gỗ thương phẩm, phân bón hóa học, phân bón hữu cơ... đang có mức tồn lớn. Lượng tồn lớn nhất là cà phê, tiêu, điều với 43.000 tấn trị giá tổn thất 50 tỷ đồng. Gỗ nguyên liệu và thương phẩm là ngành thiệt hại năng nhất khi bị hoãn hợp đồng tồn kho hơn 260 tỷ đồng.
80% doanh nghiệp tham gia khảo sát khẳng định có thiệt hại kinh tế đáng kể do tác động của dịch bệnh. Tỷ lệ sụt giảm doanh thu quý 1 năm 2020 trung bình giảm 30-50%, cá biệt một số doanh nghiệp giảm tới 70% doanh thu so với giai đoạn trước dịch. Áp lực về tài chính, lãi vay đang là gánh nặng với doanh nghiệp trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn phải duy trì các chi phí cố định nhưng doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Lượng hàng tồn lớn dẫn tới tăng chi phí lưu kho bãi, chi phí bảo quản.
Gỗ nguyên liệu và thương phẩm là ngành thiệt hại năng nhất do dịch Covid-19 khi bị hoãn hợp đồng tồn kho hơn 260 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm và thuỷ sản có thể chủ động được vấn đề nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 6 tháng tới. Nhu cầu nguyên liệu tập trung chủ yếu là ngành phân bón cần đến 4.000 tấn nguyên liệu để tiếp tục sản xuất.
Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho rằng, trong điều kiện dịch bệnh doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới, giảm rủi ro khi phụ thuộc vào một số ít thị trường truyền thống. Đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ logistics, kho bãi, kho lạnh, các hãng tàu... cần hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa, giảm chi phí bảo quản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt.
Doanh nghiệp nhập khẩu chủ động điều tiết giảm lượng hàng nhập, đặc biệt là những mặt hàng nông sản mà trong nước đang sản xuất được nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa theo các chuỗi siêu thị, bán lẻ, ưu tiên tiêu thụ nông sản thực phẩm trong nước. Các giải pháp được đưa ra để vượt qua thời gian khó khăn của dịch bệnh nhưng quan trọng nhất với những doanh nghiệp bây giờ để duy trì sản xuất, xuất khẩu thì phải có vốn tín dụng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nafoods Group cho biết, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp phòng dịch đảm bảo an toàn cho sản xuất. Tuy nhiên, thời điểm bệnh dịch khách hàng thanh toán chậm nguồn tiền quay vòng cho sản xuất khó khăn.
"Trong khi một số doanh nghiệp sản xuất đầu vào, đầu ra cho sản phẩm vẫn có nhưng vấn đề là vốn cho sản xuất, gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng của Chính phủ doanh nghiệp sợ khó tiếp cận được. Khi doanh nghiệp giãn nợ, gia hạn nợ với ngân hàng thì trở thành nợ xấu và chưa có chính sách cụ thể cho việc này" - ông Hùng nói./.
Phương Hoài
Gas Petrolimex (PGC) đặt kế hoạch lãi đi ngang năm 2020, ước đạt 195 tỷ đồng Trong khi đó Gas Petrolimex đặt mục tiêu doanh thu năm 2020 giảm 9% so với năm 2019. Tổng Công ty Gas Petrolimex - CTCP (mã chứng khoán OGC) vừa công bố Nghị quyết HĐQT thông qua báo cáo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020. Theo đó, HĐQT công ty tạm giao kế hoạch...