NAFIQAD công bố chất lượng muối ăn ở biển miền Trung sau vụ cá chết
Thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ngày 26/5 cho biết, toàn bộ số mẫu muối ăn lấy tại các địa phương kiểm tra các chỉ tiêu kim loại nặng như chì, asen, cadimi, thủy ngân đều đạt yêu cầu trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT về mức giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Đóng gói muối ăn tại xưởng sản xuất. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Việc lấy mẫu nói trên là để đánh giá mức độ an toàn thực phẩm đối với sản phẩm muối tại một số địa phương khu vực miền Trung có xảy ra hiện tượng cá biển chết bất thường. Trước đó, NAFIQAD đã có công văn khẩn yêu cầu Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản một số tỉnh khu vực miền Trung lấy mẫu muối ăn được sản xuất trong niên vụ năm 2016 để phân tích.
Sau khi lấy mẫu muối kiểm tra, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản vừa có công văn thông báo tình hình sản xuất muối và kết quả phân tích tại các địa phương.
Cụ thể, Cục trưởng NAFIQAD Nguyễn Như Tiệp cho biết tại Hà Tĩnh (địa phương có cá biến chết bất thường): 3/3 mẫu muối từ 3 khu vực sản xuất muối niên vụ 2016 đều có kết quả phân tích đạt yêu cầu an toàn thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT về mức giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Tại các tỉnh Nghệ An, Khánh Hòa, Ninh Thuận (gần địa phương có cá biến chết bất thường): 9/9 mẫu muối từ 9 khu vực sản xuất muối niên vụ 2016 đều có kết quả phân tích đạt yêu cầu an toàn thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT về mức giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
“Tại Quảng Bình, địa phương đã có văn bản thông báo tạm dừng sản xuất muối từ thời điểm xuất hiện cá biển chết bất thường đến nay. Còn tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế thì các địa phương này không có vùng sản xuất muối,” ông Tiệp cho biết.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Chuyên gia lý giải nguyên nhân khiến trẻ tử vong sau tiêm vắc xin
Theo PGS.TS Trần Như Dương, các nguyên nhân gây tử vong sau tiêm chủng có thể được xếp vào những nhóm nguyên nhân như: do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác, do phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắc xin, do chất lượng vắc xin không đạt yêu cầu ...
Sau hoàng loạt các thông tin liên quan đến vắc xin, nhất là việc hai trẻ tử vong liên tiếp tạo Nghệ An và Hải Dương sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, rất nhiều người dân lo ngại về vấn đề chất lượng vắc xin, thậm chí đã có những câu hỏi đặt ra với người đứng đầu ngành y tế về vấn đề: Có nên thay thế loại vắc xin này?
Để giúp người dân hiểu rõ hơn, nhất là các nhóm nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tử vong sau tiêm chủng, PGS.TS Trần Như Dương - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Không có vắc xin an toàn 100%
PGS.TS Trần Như Dương cho biết, bản chất của vắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng hoặc do tổng hợp sinh học đã được bào chế làm mất khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể bảo vệ.
Phản ứng sau tiêm chủng được quy định là: "bất kỳ sự kiện sức khỏe bất thường nào xảy ra sau tiêm chủng có thể liên quan đến tiêm chủng hoặc không liên quan đến tiêm chủng".
Theo PGS Dương, về nguyên tắc tất cả các vắc xin đều phải đảm bảo được tính an toàn và hiệu lực cũng như phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, giống như thuốc, không có một loại vắc xin nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% như mong muốn, bởi vì tiêm vắc xin tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể.
Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24h, tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với văc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc và tử vong.
Chính vì vậy, trong thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng 1 lọ vắc xin lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vắc xin chứ không phải do chất lượng vắc xin.
Các phản ứng sau tiêm chủng nhẹ, thông thường theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
Phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
Tử vong do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý: Thường hay gặp
Phân tích về những nhóm nguyên nhân khiến trẻ tử vong sau tiêm vắc xin, PGS Trần Như Dương cho biết, nhóm nguyên nhân do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác thường hay gặp nhất bởi vì, khác với thuốc chữa bệnh dùng đơn lẻ cho từng bệnh nhân, vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng (TCMR) được dùng hàng loạt cho rất đông đối tượng, trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ.
Giai đoạn này trẻ rất dễbị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh, đây là nguyên nhân chính gây ra tử vong thì lại trùng với thời điểm tiêm các loại vắc xin. Theo Tổ chức Y tế thế giới dị tật bẩm sinh và nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và 1 ngày ước tính ở Việt Nam có khoảng 70 trẻ em dưới 1 tuổi bị tử vong mà không rõ nguyên nhân.
Nếu các dấu hiệu của bệnh chưa được phát hiện tại thời điểm tiêm chủng thì rất dễ có sự trùng hợp giữa thời điểm bệnh tiến triển và tiêm chủng, vì thế, các dấu hiệu bất thường và tử vong sau tiêm rất dễ bị quy kết do tiêm chủng.
Nhóm nguyên nhân thứ 2 là do phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắc xin. Theo đó, một số rất ít người có phản ứng quá mẫn rất mạnh với vắc xin dẫn đến sốc phản vệ mà không phải là do chất lượng của vắc xin. Những trường hợp sốc nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong. Trong một số trường hợp thể sốc tối cấp không hồi phục thì dù được cấp cứu kịp thời vẫn tử vong.
Nhóm nguyên nhân thứ 3 là do chất lượng vắcxin không đạt yêu cầu. Nếu do vắc xin không đảm bảo chất lượng thì có đặc điểm là các tai biến và tử vong xảy ra hàng loạt, với các chùm ca bệnh liên quan mật thiết với cùng một loại vắc xin, cùng một lô vắc xin. Tuy nhiên nguyên nhân này là vô cùng hiếm gặp vì tất cả các lô vắc xin trước khi được cấp phép lưu hành đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt.
Thứ 4 là nhóm nguyên nhân do sai sót trong thực hành tiêm chủng, đây là nguyên nhân do sai sót của cán bộ tiêm chủng gây ra như: bảo quản vắc xin không đúng, tiêm sai chỉ định, tiêm sai liều lượng, tiêm sai đường dùng, tiêm nhầm thuốc. Nếu do nguyên nhân này thì tai biến thường chỉ xảy ra ở một điểm tiêm chủng và liên quan đến một số cán bộ nào đó.
Hầu hết các sai sót do thực hành tiêm chủng có thể gây tai biến cho trẻ nhưng khó dẫn đến tử vong trừ tiêm nhầm vắc xin với một loại thuốc khác.
Cuối cùng là nhóm không rõ nguyên nhân, thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp tử vong mặc dù được điều tra rất kỹ lưỡng, khách quan, khoa học nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân. Trong trường hợp này tử vong được xếp vào nhóm không rõ nguyên nhân.
Mặc dù các phản ứng sau tiêm chủng và một số rất ít trường hợp bị tử vong do tiêm chủng xảy ra là điều khó tránh khỏi nhưng lợi ích to lớn của vắc xin đem lại là lớn hơn bội phần so với những rủi ro do tiêm chủng gây ra.
Chính vì vậy mục đích của tiêm chủng là phải bảo vệ toàn thể cộng đồng, cho nên nếu tỉ lệ phản ứng sau tiêm nằm trong khuyến cáo cho phép của Tổ chức Y tế thế giới thì nhất thiết vẫn phải duy trì tiêm chủng để tránh dịch bệnh bùng phát gây nguy hiểm khôn lường cho toàn xã hội.
Thực tiễn triển khai vắc xin ở Việt Nam trong 30 năm qua với khoảng 600 triệu mũi tiêm, tai biến nặng xảy ra sau tiêm vắc xin là hãn hữu đã cho thấy tính an toàn của vắc xin.
Nguy cơ nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn: Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản v.v cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng
Theo_Eva
Kiểm tra tái xuất 65 tấn dược liệu nhập từ Trung Quốc Các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 65 tấn dược liệu do Công ty CP Dược Sơn Lâm (địa chỉ thị trấn Văn Điển, TP. Hà Nội) nhập khẩu và phát hiện nhiều thiếu sót về giấy tờ chứng nhận chất lượng, nguồn gốc. Sau khi bị kiểm tra, công ty chủ động làm đơn xin tái xuất trở lại...