Na Uy tính xây đường hầm dưới biển xuyên núi đầu tiên trên thế giới
Na Uy ngày 5/4 đã công bố kế hoạch xây đường hầm dưới biển đi xuyên qua núi đầu tiên trên thế giới nhằm tránh những vùng biển nguy hiểm từng đe dọa tính mạng của những nhà thám hiểm trước đây.
Mô hình đường hầm Stad (Ảnh: AFP)
Kế hoạch xây đường hầm dưới biển để đi vòng qua bán đảo Stad, khu vực thường xuyên bị bão quét qua ở phía tây Na Uy, đã được Bộ trưởng Giao thông Na Uy Ketil Solvik-Olsen thông báo trong buổi công bố chương trình giao thông toàn diện giai đoạn 2018-2029 hôm 5/4.
Đường hầm Stad chạy ngầm dưới biển và xuyên núi đầu tiên trên thế giới sẽ kéo dài khoảng 1,7 km và rộng 36m. Đường hầm này sẽ giúp việc di chuyển của tàu thuyền qua một số khu vực trở nên an toàn hơn.
“Đường hầm Stad dành cho tàu thuyền sẽ được xây dựng. Chính phủ sẽ giúp các chuyến hành trình vận chuyển hàng hóa dọc bờ biển Na Uy trở nên an toàn và chắc chắn hơn khi đi qua một số vùng biển nguy hiểm và khắc nghiệt nhất”, Bộ trưởng Solvik-Olsen cho biết.
Video đang HOT
Bản đồ chỉ vị trí của đường hầm Stad (đường màu vàng) (Ảnh: Stuff.co.nz)
Vùng biển Bắc thường có gió mạnh ở khu vực ngoài khơi bán đảo Stad và nhiều tàu thuyền phải chờ cho đến khi bão tan mới có thể tiếp tục hành trình qua khu vực này. Một số thủy thủ Vikings trước đây, vốn là những người dày dặn kinh nghiệm vượt biển, cũng tránh đi thuyền qua khu vực này. Thay vào đó, họ phải vận chuyển thuyền trên đường bộ.
Đường hầm dành cho tàu thuyền đã được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới như đường hầm Canal du Midi ở Pháp, nhưng Stad sẽ là đường hầm đầu tiên cho phép các tàu chở khách và hàng hóa có trọng tải lên tới 16.000 tấn di chuyển qua, bao gồm cả tàu tốc hành Bergen-Kirkenes Coastal Express nối giữa miền bắc và miền nam Na Uy.
Chính phủ Na Uy cho biết chi phí xây dựng đường hầm Stad dự kiến vào khoảng 315 triệu USD và mất từ 3-4 năm để xây dựng.
Thành Đạt
Theo AFP
Na Uy thưởng người tị nạn gần 1.500 USD để rời đi
10.000 kroner (gần 1.500 USD) là khoản tiền thưởng mà chính phủ Na Uy dành cho những người tị nạn tự nguyện rời khỏi nước này.
Cảnh sát Na Uy hướng dẫn người tị nạn di chuyển tại Storskog, gần biên giới với Nga. Ảnh: AFP
Telegraph dẫn tin từ Cục Nhập cư Na Uy (UDI) cho hay biện pháp trên ít tốn kém hơn so với việc tiếp tục giữ người tị nạn tại các trung tâm nhập cư.
Được công bố vào hôm 25/4, kế hoạch thưởng tiền sẽ kéo dài trong vòng 6 tuần tới. Số tiền thưởng sẽ được trao cho 500 người tị nạn đầu tiên đăng ký rời khỏi Na Uy.
"Chúng tôi cần khuyến khích thêm nhiều người tự nguyện quay về nước họ bằng cách cho họ một chút tiền làm lộ phí. Cách này sẽ cứu được một khoản tiền lớn cho chúng tôi vì nuôi người ở các trại tị nạn là rất tốn kém", bà Sylvi Listhaug, Bộ trưởng Nhập cư và Hội nhập Na Uy, cho hay.
Trước đó, 20.000 kroner cũng đã được chính phủ Na Uy cấp cho người tị nạn và xin tị nạn tình nguyện quay về quê hương.
Bà Listhaug hy vọng dự án này sẽ thành công.
"Có nhiều người không được hưởng quyền tị nạn và sẽ bị từ chối. Tốt hơn hết là khuyến khích họ quay về", bà nói.
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Na Uy từng đưa ra các ưu đãi tài chính cho người nhập cư quay trở về quê hương. Tổ chức Nhập cư Quốc tế (IOM) cho hay số người tị nạn nhận các ưu đãi này đang tăng lên, đặc biệt là những người đang có ý định đưa cả gia đình sang Na Uy.
Anh Ngọc
Theo VNE
Na Uy gặp khó vì giá dầu thấp kéo dài Chính phủ Na Uy vừa lần đầu tiên rút tiền từ quỹ đầu tư quốc gia của nước này trong lúc cố gắng đối phó với sự suy giảm kinh tế xuất phát từ việc giá dầu thấp kéo dài. Tiền giấy và tiền xu Na Uy với các mệnh giá khác nhau - Ảnh: Reuters Reuters dẫn nguồn từ Bộ Tài chính...