Myanmar từ chối phái viên LHQ tới thăm
Các tướng lĩnh trong chính quyền quân sự Myanmar từ chối để đặc phái viên Liên Hợp Quốc tới thăm, dù bà đang trong chuyến thăm châu Á.
“Vừa đến Bangkok để thảo luận. Tôi rất tiếc vì chính quyền quân sự Myanmar hôm qua trả lời tôi rằng họ chưa sẵn sàng đón tiếp tôi”, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener hôm 9/4 cho hay. “Tôi đã sẵn sàng đối thoại. Bạo lực không bao giờ đưa đến các giải pháp bền vững và hòa bình.
Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric trước đó cho biết bà Burgener sẽ thăm Thái Lan và Trung Quốc, song không nêu chi tiết thời gian chuyến thăm hay bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch trình. Dujarric nói rằng chính quyền quân sự Myanmar vẫn chưa “bật đèn xanh” cho Burgener tới thăm.
“Tất nhiên, bà ấy sẵn sàng tiếp tục đối thoại với quân đội để góp phần đưa Myanmar trở lại con đường dân chủ, hòa bình và ổn định”, Dujarric nói.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Theo ông, bà Burgener vẫn tiếp tục liên lạc bằng văn bản với các tướng lĩnh Myanmar, nhưng không có cuộc điện đàm nào trong nhiều tuần qua. Mục tiêu của Liên Hợp Quốc là tiếp tục các cuộc thảo luận trực tiếp.
“Bà ấy sẵn sàng thăm Myanmar bất cứ lúc nào”, Dujarric nói, đồng thời nhắc lại rằng với sự hỗ trợ của Hội đồng Bảo an, bà Burgener muốn gặp các lãnh đạo chính quyền dân sự đang bị giam, gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Wint Myint.
Tại Bangkok, bà Burgener sẽ gặp quan chức Thái Lan, quan chức Liên Hợp Quốc trong khu vực và các đại sứ được công nhận tại Myanmar. Thảo luận đang diễn ra cho chuyến thăm tới các nước thành viên khác của ASEAN và các nước trong khu vực.
“Như bà Burgener nhấn mạnh nhiều lần, phản ứng quốc tế mạnh mẽ đối với cuộc khủng hoảng Myanmar đòi hỏi một nỗ lực thống nhất trong khu vực liên quan đến các quốc gia láng giềng để hướng tới sự ổn định”, Dujarric.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), ít nhất 614 dân thường đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị bắt trong các cuộc trấn áp biểu tình của lực lượng an ninh Myanmar, kể từ khi quân đội lật đổ chính quyền dân cử của bà Suu Kyi hôm 1/2. Liên Hợp Quốc tố lực lượng an ninh Myanmar đã dùng vũ khí hạng nặng, gồm súng phóng lựu, lựu đạn mảnh, súng máy và súng bắn tỉa để đối phó người biểu tình.
Đại sứ Myanmar kêu gọi Anh từ chối phái viên của quân đội
Đại sứ Myanmar tại Anh, người bị chính quyền quân sự sa thải, kêu gọi London không công nhận phái viên của quân đội và trục xuất họ về Myanmar.
"Chúng tôi tin rằng chính phủ Anh sẽ không ủng hộ những người đang làm việc cho quân đội và chúng tôi cũng muốn kêu gọi chính phủ Anh trục xuất họ", ông Kyaw Zwar Minn, đại sứ Myanmar tại Anh vừa bị chính quyền quân sự sa thải, hôm nay cho hay.
"Chúng tôi đặc biệt kêu gọi chính phủ từ chối làm việc với đại biện Chit Win do chính quyền quân sự đề cử hoặc bất kỳ đại sứ nào khác họ có thể đề cử trong tương lai", ông nêu thêm.
Anh hiện chưa phản hồi về đề nghị trên.
Đại sứ quán Myanmar trước đó gửi thư cho chính phủ Anh thông báo rằng phó đại sứ Chit Win trở thành đại biện kể từ 7/4.
Ông Kyaw Zwar Minn bên ngoài đại sứ quán Myanmar ở London hôm nay. Ảnh: AFP .
Thông cáo được đưa ra sau khi Anh xác nhận họ không còn có thể công nhận đại sứ Myanmar tại London sau khi chính quyền quân sự ra thông báo chính thức rằng ông đã bị sa thải vì ủng hộ chính quyền dân sự bị lật đổ. Các nguồn tin cho biết theo chính sách ngoại giao của Anh, chính phủ phải tuân theo quyết định của quân đội liên quan đến đại sứ Kyaw Zwar Minn.
Kyaw Zwar Minn hôm 7/4 cáo buộc tùy viên quốc phòng chiếm đại sứ quán ở khu phố Mayfair, thủ đô London. Ông gọi hành động của tùy viên quốc phòng là "một loại đảo chính" và kêu gọi chính phủ Anh can thiệp.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab chỉ trích hành động của chính quyền quân sự Myanmar và bày tỏ ủng hộ Kyaw Zwar Minn.
"Chúng tôi lên án các hành động bắt nạt của chính quyền quân sự Myanmar ở London hôm qua, và tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Kyaw Zwar Minn vì lòng dũng cảm của ông ấy", Ngoại trưởng Raab cho hay. "Anh tiếp tục kêu gọi chấm dứt cuộc đảo chính và bạo lực kinh hoàng, đồng thời khôi phục nhanh chóng nền dân chủ" tại Myanmar.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), một tổ chức quan sát nhân quyền ở Myanmar, ít nhất 609 dân thường, gồm hàng chục trẻ em, đã chết trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính. Hơn 2.800 người hiện vẫn bị giam.
Nhiều vụ nổ ở Myanmar, thêm nhà máy Trung Quốc bị đốt Ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được ghi nhận ở Yangon hôm 7/4, trong khi một nhà máy may mặc của Trung Quốc tại thành phố này cũng bị đốt. Người dân cho biết ít nhất 7 vụ nổ nhỏ được nghe thấy ở Yangon, gồm cả tại các tòa nhà chính quyền, bệnh viện quân đội và trung tâm mua sắm. Không...