Chính quyền Naypyitaw hôm qua tuyên bố sẽ xử lý các cảnh sát đã “quá tay” trấn áp sinh viên biểu tình ở thành phố Latpadan chiều 10.3.
Cảnh sát Myanmar đụng độ với sinh viên tại Latpadan – Ảnh: Reuters
Chiều 11.3, Bộ trưởng Thông tin kiêm phát ngôn viên của Tổng thống Myanmar Ye Htut phát biểu trước báo giới rằng nước này đang điều tra và “sẽ có hành động” đối với những cảnh sát bị phát hiện sử dụng vũ lực đối với sinh viên biểu tình đòi quyền tự chủ và ngân sách cao hơn cho ngành giáo dục. Những đoạn phim, hình ảnh trên mạng cho thấy cảnh sát đã vây quanh và dùng gậy đánh tới tấp một số người biểu tình. Ông Ye Htut nhìn nhận những gì xảy ra là một “thảm cảnh”.
Nguồn tin tại chỗ của Thanh Niên cho hay khoảng 200 sinh viên, nhà sư và dân làng tập hợp gần một Phật viện ở Latpadan, cách Yangon 140 km về phía bắc, trong khi số cảnh sát nhiều gấp 3 lần. Lực lượng an ninh còn phá xe và loa phóng thanh của người biểu tình rồi bắt hàng loạt đưa lên xe. Khoảng 30 phóng viên địa phương và quốc tế có mặt tại chỗ đã phải trốn vào nhà dân và chùa chiền để tránh sự truy đuổi của lực lượng an ninh, được ông Ye Htut cho là đã “mất bình tĩnh” do đối mặt với biểu tình kéo dài. Trước khi xảy ra trấn áp, cảnh sát và sinh viên được nhìn thấy trò chuyện vui vẻ với nhau.
Truyền thông nhà nước Myanmar hôm qua thừa nhận cảnh sát đã bắt 127 người, gồm 52 sinh viên nam, 13 sinh viên nữ và 62 dân làng ở Latpadan. Vụ việc đã gây ra quan ngại và chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều nước trên thế giới.
Trả lời Thanh Niên chiều qua, một nhà báo đồng thời là nhà sáng lập một đảng chính trị mới ở Myanmar (không muốn nêu tên), gọi hành động của cảnh sát là “quá thô bạo”. Ông này cho biết nguồn cơn của các cuộc biểu tình là việc quốc hội thông qua bộ luật Giáo dục quốc gia (NEL) hồi tháng 9.2014. Các hội đoàn sinh viên cáo buộc NEL “hạn chế quyền tự chủ của các trường đại học, cấm sinh viên lập hội và tham gia các hoạt động chính trị, kìm kẹp chương trình đào tạo”…
Sau nhiều cuộc biểu tình trên khắp cả nước từ cuối năm ngoái, chính phủ và quốc hội Myanmar đã đàm phán với các hội đoàn sinh viên về những yêu sách của họ. Nổi bật là các yêu cầu đòi tự chủ cho nhà trường, tự do lập hội và sinh hoạt chính trị cho sinh viên, nâng ngân sách giáo dục lên mức 20%, miễn phí bậc giáo dục trung học thay vì chỉ ở tiểu học như hiện nay. Qua 3 cuộc thương thảo, toàn bộ 11 điểm yêu sách đã được đồng thuận, và một dự luật giáo dục sửa đổi đã được phía sinh viên hoàn thiện vào ngày 18.2.2015, nhằm thay thế NEL.
Tuy nhiên, khi thời hạn ngày 28.2 mà phía sinh viên yêu cầu quốc hội phải thông qua dự luật sửa đổi qua đi, thì biểu tình tái diễn. Sau vụ việc ngày 10.3, “chính quyền sẽ phải có những nhượng bộ nhất định để giữ tình hình ổn định trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11 năm nay”, nhà báo nói trên nhận định.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Tin mới nhất
Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới?
17:35:30 26/12/2024
Điều đáng nói là Liên hợp quốc tỏ ra bất lực trong việc ngăn chặn cuộc chiến đẫm máu ở Gaza, xung đột ở Ukraine và thảm sát hàng loạt ở Sudan.
Các trường đại học danh tiếng tại Mỹ đối mặt với khó khăn tài chính
17:33:45 26/12/2024
Bên cạnh đó, học phí tăng cao và chính sách siết chặt thị thực đang khiến ngày càng ít sinh viên quốc tế đăng ký theo học tại các trường đại học ở Mỹ.
Lễ cầu nguyện cho các nạn nhân thảm hoạ sóng thần ở Aceh
17:31:59 26/12/2024
Sự mất mát quá lớn khi đó đã tiếp thêm nghị lực cho chàng trai 17 tuổi, giúp ông vượt qua khó khăn và hướng đến thành công, như một cách để tri ân sự may mắn khi có thể sống sót.
Tại sao Hungary và Slovakia vẫn nằm trong danh sách các nước không thân thiện của Nga?
17:28:14 26/12/2024
Điều đáng chú ý là dù Moskva thừa nhận cả Budapest và Bratislava đều bày tỏ thiện chí duy trì quan hệ kinh tế, nhưng Nga vẫn chưa xóa tên hai nước này khỏi danh sách đen.
THẾ GIỚI 2024: Những câu chuyện ấn tượng về thế giới tự nhiên và lịch sử loài người
17:26:58 26/12/2024
Những khám phá từ đáy đại dương sâu thẳm đến những di tích cổ đại trên sa mạc không chỉ mê hoặc cộng đồng khoa học, mà còn hé lộ những điều kỳ diệu của tự nhiên và quá khứ nhân loại.
Lạm phát tại Nga vượt mức dự báo
17:17:58 26/12/2024
Ông Andrei Gangan, người đứng đầu bộ phận chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nga, nói với hãng tin Interfax rằng lạm phát của nước này trong cả năm 2024 sẽ nằm trong khoảng 9,6% đến 9,8%.
Mexico thu giữ lượng lớn ma túy tổng hợp
17:14:30 26/12/2024
Ông Trump cảnh báo sẽ áp đặt mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu của Mexico nếu nước này không kiểm soát hoạt động buôn bán ma túy và dòng người di cư sang Mỹ.
Nhật Bản: 45% số người giao hàng tự do làm việc ở Amazon gặp tai nạn giao thông
17:02:03 26/12/2024
Khảo sát này được cho là cơ sở để các lái xe Amazon đàm phán mức lương cao hơn và đưa ra số lượng đơn hàng được giao một cách hợp lý.
Cựu Thị trưởng Đài Bắc bị truy tố vì nhận hối lộ hơn 500.000 USD
16:13:06 26/12/2024
Vào tháng 8, cựu Thị trưởng Đài Bắc đã bị bắt giữ, sau khi lực lượng chức năng Đài Loan tiến hành khám xét tại nhà riêng, trụ sở đảng chính trị của ông và bị thẩm vấn ông trong nhiều giờ. Hiện nay, ông Ko vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Israel thiết lập các đồn quân sự tạm thời bên trong vùng đệm tại Syria
16:10:18 26/12/2024
Israel lý giải rằng các đồn quân sự tạm thời tại vùng đệm nhằm bảo vệ cư dân ở khu vực phía Bắc Israel. Theo tuyên bố của IDF, các đồn này sẽ được tháo dỡ khi quân đội được lệnh rút khỏi vùng đệm.
Những 'màu sắc' chính của bức tranh thế giới 2024
16:08:22 26/12/2024
Trong bối cảnh đó, tỷ phú Elon Musk, người điều hành một trong 7 công ty đó, có thể đóng vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa sức mạnh công nghệ và quyền lực chính trị, điều có thể định hình nên năm 2025.
Phần Lan điều tra sự cố với cáp điện ngầm liên quốc gia
16:06:34 26/12/2024
Riêng cảnh sát Phần Lan cũng đang điều tra vụ hư hai đường ống dẫn khí Balticconnector nối Phần Lan và Estonia hồi năm ngoái, cũng như một số tuyến cáp viễn thông, mà nguyên nhân có thể là do một con tàu kéo neo.