Myanmar tiếp tục đình chỉ các chuyến bay quốc tế vì COVID-19
Ngày 30/1, Bộ Giao thông vận tải và Truyền thông Myanmar thông báo gia hạn các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 cũng như kéo dài việc đình chỉ các chuyến bay thương mại quốc tế đến cuối tháng 2.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 28/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ủy ban trung ương cấp quốc gia về Phòng chống, kiểm soát và điều trị COVID-19 cho biết sẽ duy trì các biện pháp chống dịch, lẽ ra hết hiệu lực vào ngày 31/1, trong bối cảnh số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng tại hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới, cũng như biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh đã lây lan sang nhiều nước khác, bao gồm cả ở châu Á.
Dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/1 cho thấy Myanmar đã ghi nhận thêm 349 ca mắc mới và 10 ca tử vong trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên thành 139.864 người, trong đó có 3.125 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
* Tại Iran, Tổng thống Hassan Rouhani nhắc lại sự cần thiết phải tuân thủ các quy định về y tế, phòng ngừa dịch bệnh nếu không nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ phải đối mặt với một làn sóng COVID-19 khác trong vòng 2 tháng tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Rouhani phát biểu như trên trong cuộc họp của cơ quan quốc gia về chống dịch COVID-19. Ông Rouhani cũng tuyên bố Iran đã thực hiện những bước đầu tiên để phát triển và sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Các chuyên gia của nước này tin tưởng dự án sẽ được hoàn thành vào tháng 3 tới để Iran có thể bắt đầu tiêm chủng đại trà loại vaccine ngừa COVID-19 được sản xuất trong nước.
Theo số liệu thống kê chính thức, đến nay Iran đã ghi nhận tổng cộng 1.411.731 ca mắc COVID-19 sau khi phát hiện thêm 6.317 ca mắc trong 24 giờ qua, trong khi số ca tử vong đã lên tới 57.889 người.
* Tại Anh, một chuyên gia cảnh báo người dân và Chính phủ Anh sẽ phải duy trì một số biện pháp hạn chế cho đến khi đại dịch COVID-19 chấm dứt trên toàn cầu.
Trả lời hãng tin Sky News, Phó giáo sư chính sách y tế toàn cầu tại Trường Kinh tế London, bà Clare Wenham lưu ý: “Ngay cả khi đã được tiêm vaccine, chúng ta vẫn sẽ phải sống chung với một số biện pháp như hạn chế đi lại, kiểm soát biên giới cho đến khi dịch bệnh chấm dứt trên toàn thế giới”. Bà Wenham cũng cảnh báo ngay cả khi toàn bộ dân số Anh được tiêm phòng, người dân nước này sẽ vẫn phải đối mặt với những mối đe dọa do các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xuất hiện từ nước ngoài.
Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30/1, nước Anh ghi nhận thêm 23.275 ca mắc và 1.200 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua. Như vậy, tổng số ca mắc tại quốc gia châu Âu này đến nay đã tăng lên 3.796.088 ca với 105.571 ca tử vong.
OBG đánh giá lạc quan về hoạt động kinh tế khu vực Đông Nam Á
Công ty tư vân va nghiên cưu toan câu Oxford Business Group (OBG) mơi đây đa công bô bao cao đanh gia hoat đông kinh tê năm 2020 va sơ lươc triên vong năm 2021 cua khu vưc Đông Nam A.
Trong bao cao, OBG nhân đinh việc phần lớn cac quôc gia thanh công ngăn chăn đai dich COVID-19 lây lan, sự phát triển của các giải pháp kỹ thuật số mới và xu hương đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tăng cương hơp tac khu vưc se giup Đông Nam A có vị thê thuân lơi để tận dụng những thay đổi trong kinh tế toàn cầu hâu đai dich.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 26/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Chông chiu qua đai dich
OBG cho biêt các nền kinh tế phát triển hơn, với hệ thống chăm sóc sức khỏe tôt và dự phong tài chính mạnh, đương nhiên được chuẩn bị tốt hơn để kiêm soat và chông chọi những ảnh hưởng kinh tế của cuộc khủng hoảng COVID-19. Trong khi đo, nhưng nước có cơ sở hạ tầng yếu hơn và thu nhập khả dụng trung bình thấp phải đối mặt với nhiêu thách thức hơn.
Một ví dụ đươc đưa ra la Myanmar. Du nước nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế kha mạnh (trung bình 6,6% môi năm từ 2010 -2019) và đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, Myanmar vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế khác trong khu vực và do đó dễ bị tổn thương bởi bất kỳ đơt bùng phát dich COVID-19 mơi nao.
Nhin chung, các nền kinh tế số hóa và đa dạng có khả năng chống chọi tốt hơn với những thách thức do COVID-19 gây ra.
Ví dụ, Malaysia, với ngành công nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực dịch vụ mạnh, có nền tảng đa dạng hơn so với một số nước láng giềng ASEAN, qua đo được chuẩn bị tốt hơn để đôi pho vơi những thiệt hại do suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế nay vẫn được dự báo sẽ giảm 6% vào năm 2020 trước khi phục hồi lên mức tăng trưởng 7,8% vào năm 2021 - tốc độ nhanh nhất trong số các nước ASEAN-5.
Trong khi đo, các ngành công nghiệp chủ chốt của Thái Lan gôm du lich va xuât khâu đêu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch do hoat đông du lịch quốc tế ngưng trê và nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm.
Tương tự, Philippines se tiếp tục đối mặt với nhiêu thách thức khi nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kiều hối tư cac lao đông ơ nước ngoai, vôn đóng góp khoảng 9% Tông san phâm quôc nôi (GDP). Nhưng do tac đông cua đai dich, lượng kiều hối gưi vê Philippines đã giảm 2,6% trong giai đoan tư thang 1-8/2020 so vơi cung ky 2019.
Cac biên phap hô trơ cua chính phủ
OBG đanh gia mặc dù các quốc gia ASEAN đều phải đối mặt với nhiêu thách thức, nhưng hầu hết cac nước đều có những đặc điểm cụ thể giúp tăng cường khả năng chống chọi với đại dịch theo cách này hay cách khác.
Tại Indonesia, mưc dự trữ ngoại hối cao và nợ chính phủ tương đối thấp (tương đương 29,8% GDP) trước khi đai dich bùng phát giup nước nay co sự ổn định về tài khóa. Xếp hạng tín nhiệm ổn định và thành tích trả nợ nước ngoài tôt của Philippines cung giúp giảm bớt một số áp lực kinh tế cho nước nay thông qua các khoản vay. Trong khi đó, sự năng động của các ngành công nghiệp kỹ thuật số ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã cho phép các nước này xoay trục hiệu quả sang các dịch vụ thanh toán kỹ thuật số, y tế điện tử và giáo dục trực tuyến.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Phuket, Thái Lan, ngày 13/9/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Bên canh đo, cac quốc gia đều thực hiện một số biên phap kích cầu hoặc triên khai gói hỗ trợ của nhà nước, du chúng khác nhau về phạm vi và trọng tâm. Ví dụ, các biện pháp kích thích do Chính phủ Thái Lan đưa ra là lớn nhất trong khu vực tinh theo tỷ lệ, tương đương với 22% GDP cua nước nay. Theo sau là Malaysia vơi cac goi cưu trơ co tông quy mô tương đương 21% GDP. Nhưng biện pháp này vượt xa hầu hết các goi hô trơ khác trong khu vực, với mức kích thích tài chính cua Indonesia (4%), Việt Nam (4%) và Philippines (3%) đêu thấp hơn đáng kể.
Cac ngân hàng trung ương cung tăng cương hô trơ nên kinh tê thông qua giam lai suât. Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia đều giảm mưc lai suât chuẩn của họ xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2020, lần lượt là 0,5%, 1,75%, 2% và 3,75%.
Xu hương ky thuât sô hoa va tăng cương hơp tac khu vưc
Môt yêu tô khac cung hô trơ cho kinh tê Đông Nam A la qua trinh chuyên đôi theo hương kỹ thuật số tai khu vưc. Điêu nay rất cần thiết trong việc giup các doanh nghiệp thích ứng với trang thai "bình thường mới".
Do những hạn chế về đi lai và gian cách xã hội, việc mở rộng các nền tảng trực tuyến cung cấp dịch vụ thanh toán, giao thực phẩm và tư vấn y tế không chỉ là chìa khóa để cung cấp cac hàng hóa và dịch vụ cơ bản cho công chúng, mà còn trơ thanh nhu cầu thiết yếu đối với các công ty muốn thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng cua môi trương kinh doanh.
Xu hương nay được thể hiện rõ ràng ở Indonesia, nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất Đông Nam Á và là quê hương của 5 trong số 11 "kỳ lân" (chi những công ty khơi nghiêp co mưc đinh gia 1 ty USD trơ lên) của khu vực. Ngoài các nền tảng trực tuyến Gojek (Indonesia) và Grab (Singapore) áp dụng phương thức thanh toán giao hàng không tiếp xúc, sư chuyên đổi theo hương ky thuât sô cung diên ra trong các lĩnh vực khác.
Bao cao cua OBG cho hay phần lớn khả năng phục hồi cua kinh tê khu vưc Đông Nam A là nhơ các dịch vụ kỹ thuật số. Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2020" (tam dich: Thương mai điên tư Đông Nam A 2020) do Google, Temasek của Singapore và công ty tư vấn Bain & Company của Mỹ công bố vào tháng 11/2020, nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng 5% trong năm nay, với tổng khối lượng hàng hóa tri gia 105 tỷ USD.
Trong tương lai, khu vực Đông Nam A dự kiến sẽ tăng trưởng 6,7% vào năm 2021, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5,2%.
Thêm môt yêu tô hô trơ triển vọng phục hồi cua Đông Nam A la vào ngày 15/11, 10 quốc gia ASEAN cùng với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã ký kêt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chiếm khoảng 30% tông dân số và GDP toan câu, RCEP sẽ trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới.
Do nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN, đang tích cực thu hút đầu tư công nghiệp quy mô lớn, các mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn là điều thuân lơi cho đa tăng trưởng trong tương lai. RCEP sẽ đóng vai trò như một động lực bổ sung cho các công ty muốn đầu tư vào Đông Nam A, đồng thời cho phép các công ty tai khu vưc mở rộng dễ dàng hơn sang các thị trường lân cận.
Sứ quán Mỹ - Trung ở Myanmar khẩu chiến Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar cáo buộc Mỹ bôi nhọ nước này, sau khi sứ quán Mỹ nói Bắc Kinh "phá hoại chủ quyền các nước láng giềng". Đại sứ quán Mỹ tại Yangon hôm 18/7 ra tuyên bố gọi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần của chiến dịch "lớn nhằm phá hoại chủ quyền...