Myanmar, Thái Lan hợp tác tăng cường kiểm soát ma túy
Theo một báo cáo chính thức công bố ngày 9/2, Myanmar và Thái Lan đã thúc đẩy hợp tác về kiểm soát ma túy, theo đó Bangkok nhất trí viện trợ gần 600.000 USD cho Naypyidaw nhằm giảm lượng ma túy tại quốc gia này.
Binh sỹ Thái Lan triệt phá cây thuốc phiện tại khu vực Tam giác vàng. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Theo thỏa thuận hợp tác song phương ký mới đây giữa Văn phòng Ủy ban kiểm soát ma túy Thái Lan và Ủy ban Trung ương kiểm soát và chống lạm dụng ma túy của Myanmar, hai nước sẽ thực hiện chương trình kéo dài một năm nhằm tăng cường kiểm soát ma túy và ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia.
Kể từ năm 2012, Myanmar và Thái Lan đã nỗ lực họp bàn về kế hoạch phòng chống ma túy kéo dài 6 năm với giá trị 350 triệu baht Thái Lan (tương đương 10,7 triệu USD), gồm hợp tác về kiểm soát ma túy và trồng cây thay thế thuốc phiện.
Video đang HOT
Trước đó, Myanmar đã thực hiện chương trình xóa bỏ ma túy kéo dài 15 năm (1999-2014).
Theo một báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm, Myanmar đã giảm diện tích trồng cây anh túc từ 57.800 ha năm 2013 xuống còn 57.600 ha năm 2014, đồng thời giảm 25% lượng sản xuất thuốc phiện từ 870 tấn năm 2013 xuống còn 670 tấn năm 2014./.
Theo Vietnam
Trung Quốc bắt hơn 27.000 "nghi phạm khủng bố" ở Tân Cương
Cảnh sát Trung Quốc đã bắt hơn 27.000 nghi phạm khủng bố tại khu tự trị Tân Cương. Chiến dịch tăng cường kiểm soát và triệt phá các băng nhóm tội phạm tại đây sẽ được triển khai tới hết năm nay.
Theo tờ China Daily, các công tố viên tại Tân Cương, khu vực sinh sống của 10 triệu người nói tiếng Turkic và phần lớn là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi khẳng định trong năm 2014, 27.164 nghi phạm khủng bố đã bị bắt giữ tại đây. Con số này tăng hơn 95% so với năm 2013.
"Chúng tôi đang rút ngắn khoảng thời gian tiến hành giam giữ và xét xử trong một số vụ án tấn công khủng bố quy mô lớn nhằm khẳng định quyết tâm triệt phá tư tưởng khủng bố trong khu vực", Nixiang Yibulayin, trưởng công tố Tân Cương phát biểu hôm 22/1.
An ninh được thắt chặt tại nhiều khu vực thuộc khu tự trị Tân Cương.
Tình trạng bạo lực đã leo thang nghiêm trọng tại Tân Cương trong năm ngoái. Theo đó, ít nhất 200 người đã thiệt mạng trong hàng loạt vụ đụng độ và tấn công bất ngờ.
Đây là lý do buộc chính quyền Bắc Kinh phát động một chiến dịch triệt phá mạng lưới khủng bố quy mô lớn tại Tân Cương với 50 trường hợp đã bị tử hình công khai kể từ hồi tháng 6/2014.
Theo China Daily, chiến dịch chống khủng bố của chính quyền Trung Quốc được phát động kể từ tháng 5/2014 sau vụ tấn công tại thủ phủ Urumqi của Tân Cương, khiến 39 người chết và 94 người bị thương. Ban đầu, chiến dịch này có thời hạn thi hành là một năm nhưng cuối cùng đã được kéo dài thêm "ít nhất 6 tháng" và có hiệu lực tới hết năm nay.
Trong khi đó, các nhóm nhân quyền lại lên tiếng chỉ trích cảnh sát Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Ngoài ra, chiến dịch chống khủng bố này còn can thiệp tới những phong tục truyền thống của địa phương như tục lệ che mạng trên mặt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực gia tăng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ China Daily, nhật báo tiếng Anh được phát hành tại Trung Quốc với số lượng lớn.
(Theo Infonet
Dấu ấn của quân đội trên chính trường Thái Lan Đa số dư luận Thái Lan hiện đang tạm thời chấp nhận vai trò của Quân đội trong một thời gian nhất định. Chỉ còn ít ngày nữa là tròn ba tháng chính trường Thái Lan được đặt dưới sự kiểm soát của Ủy ban bảo vệ trật tự quốc gia do các tướng lĩnh nước này lãnh đạo. Dấu ấn của Quân...