Myanmar phê duyệt vaccine Sputnik V bất chấp đảo chính
Myanmar trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên cấp phép cho vaccine Sputnik V của Nga nhằm ứng phó Covid-19, giữa lúc tình hình chính trị bất ổn.
Trong thông báo trên Twitter hôm 6/2, Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vaccine Sputnik V, cho biết Myanmar là quốc gia thứ 20 ngoài Nga đồng ý phê duyệt loại vaccine Covid-19 này, đồng thời yêu cầu những thử nghiệm lâm sàng bổ sung trên thực địa.
Kirill Dmitriev, giám đốc điều hành RDIF, bày tỏ hy vọng sẽ có thêm nhiều nước khác hợp tác với các nhà phát triển vaccine của Nga trong cuộc chiến chống Covid-19.
Video đang HOT
Một lọ vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: Reuters .
“Sẽ có thêm các quốc gia trong khu vực nhanh chóng tiếp bước Myanmar. Chúng tôi nhận thấy nhu cầu vaccine đang tăng lên và sẵn sàng giúp đỡ các đối tác, để bảo vệ sức khỏe của người dân”, Dmitriev cho hay, nói thêm rằng Sputnik V “là một trong những vaccine Covid-19 an toàn và hiệu quả nhất thế giới”.
Quyết định phê duyệt Sputnik V của Myanmar diễn ra trong bối cảnh hàng nghìn người dân xuống đường phản đối cuộc đảo chính của quân đội hôm 1/2, khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền bị bắt.
Quân đội cáo buộc có hành vi gian lận trong các cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 mà NLD giành chiến thắng áp đảo, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm, đồng thời cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc bầu cử được tổ chức sau khi tình trạng này chấm dứt. Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, hiện nắm quyền điều hành đất nước.
Hồi đầu tuần, Mexico, Nicaragua và Lebanon cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Sputnik V. Ngoài ra, Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, bày tỏ hy vọng cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu có thể sớm xác minh hiệu quả của vaccine này.
“Đây sẽ là tin tốt, bởi chúng ta đang đối mặt với tình trạng thiếu vaccine”, Borrell nói.
Giáo hoàng kêu gọi công bằng, ổn định cho Myanmar
Giáo hoàng Francis hôm nay bày tỏ "đoàn kết với người dân Myanmar", kêu gọi cùng hướng tới "công bằng xã hội, ổn định quốc gia".
"Tôi cầu nguyện rằng những người nắm quyền lực của đất nước sẽ nỗ lực hướng tới lợi ích chung", Giáo hoàng nói từ ban công nhìn ra Quảng trường St Peter tại Vatican.
Giáo hoàng Francis, người từng đến Myanmar vào năm 2017, đồng thời kêu gọi tất cả mọi người cùng hướng tới "công bằng xã hội, ổn định quốc gia và chung sống dân chủ hài hòa".
Giáo hoàng Francis phát biểu tại Vatican tháng hai năm ngoái. Ảnh: Reuters .
Bình luận của Giáo hoàng được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người dân Myanmar đang đổ xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội hôm 1/2, khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền bị bắt.
Quân đội cáo buộc có hành vi gian lận trong các cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020 mà NLD giành chiến thắng áp đảo, tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm, đồng thời cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc bầu cử được tổ chức sau khi tình trạng này chấm dứt. Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, hiện nắm quyền điều hành đất nước.
Cuộc biểu tình đường phố đầu tiên ở Myanmar diễn ra tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, hôm 4/2. Trước đó, do lo ngại sức mạnh từ quân đội, người dân Myanmar chọn các cách phản đối cuộc đảo chính như đăng ảnh lên mạng xã hội, đình công, hát vang các bài ca dân chủ và liên tục gõ xoong chảo, bấm còi xe.
Người Myanmar tiếp tục biểu tình phản đối đảo chính Người dân Myanmar tiếp tục biểu tình ở cố đô Yangon, cho thấy sự phẫn nộ về cuộc đảo chính của quân đội ở nước này ngày càng dâng cao. Hàng nghìn người đã đổ ra đường phố Yangon sáng nay, đánh dấu ngày biểu tình thứ hai liên tiếp ở thành phố lớn nhất Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân...