Myanmar miễn tố cho 24 người nổi tiếng
Chính quyền quân sự Myanmar xóa cáo buộc kích động nổi loạn với 24 người nổi tiếng từng bị truy nã vì ủng hộ biểu tình chống đảo chính.
Myawaddy, đài truyền hình do quân đội Myanmar quản lý, hôm nay cho biết cáo buộc chống lại 24 người nổi tiếng được xóa bỏ do chính quyền xác nhận họ bị “các yếu tố bên ngoài tác động”.
Đây là những diễn viên, vận động viên và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Myanmar, từng bị đưa vào danh sách truy nã của quân đội vì tội “kích động nổi loạn chống chính quyền” cùng hàng trăm người khác.
“Tôi mừng cho họ, nhưng tôi lo rằng họ sẽ phải im lặng sau vụ này”, nhà hoạt động Myanmar Khin Sandar nói.
Video đang HOT
Hoa hậu Thuzar Wint Lwin giơ thông điệp “cầu nguyện cho Myanmar” khi trình diễn phần thi trang phục dân tộc ở Miss Universe 2020 tại Florida, Mỹ, hôm 13/5. Ảnh: Twitter/Miss Universe.
Kể từ khi đảo chính quân sự nổ ra ở Myanmar hôm 1/2, nhiều người nổi tiếng nước này, bao gồm các hoa hậu, người mẫu, đã ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối quân đội và kêu gọi khôi phục chính quyền dân sự.
Cựu hoa hậu Htar Htet Htet hôm 11/5 thông báo gia nhập phiến quân ở khu vực biên giới và sẵn sàng cầm súng đấu tranh chống chính quyền quân sự. Trong khi đó, các hoa hậu Thuzar Wint Lwin và Han Lay mượn đấu trường nhan sắc quốc tế để “khẩn thiết kêu gọi thế giới” hỗ trợ đất nước.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã bắt hơn 5.200 người và phát lệnh truy nã gần 2.000 người biểu tình chống đảo chính.
Phản đối chính quyền quân sự, 11 nhà ngoại giao Myanmar không về nước
11 nhà ngoại giao của Myanmar ở Mỹ và Thụy Sĩ đã từ chối về nước và tuyên bố thành lập mặt trận thống nhất nhằm phản đối chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính 4 tháng trước.
Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun (Ảnh: Reuters).
Trả lời Kyodo News , Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun cho biết, 11 nhà ngoại giao của nước này tại Mỹ và Thụy Sĩ đã quyết định sẽ không hồi hương và tìm cách ở lại đất nước họ đang làm nhiệm vụ để cùng lập nên một mặt trận thống nhất nhằm phản đối quân đội Myanmar.
Theo ông Kyaw Moe Tun, 11 người trên nằm trong danh sách 20 nhà ngoại giao tại 7 quốc gia đã tham gia phong trào bất tuân dân sự tại Myanmar.
Nhà ngoại giao trên cho hay, 4 nhà ngoại giao Myanmar ở Washington và 3 ở Los Angeles đang nộp đơn xin Mỹ cấp quy chế được bảo vệ tạm thời khi tình trạng cư trú theo diện ngoại giao của họ sắp kết thúc. Trong khi đó, 4 nhà ngoại giao ở Geneva cũng đang đề nghị chính quyền Thụy Sĩ cho phép họ ở lại quốc gia này.
Ông Kyaw Moe Tun cho biết, ông cũng sẽ tìm cách gia hạn thời gian lưu trú tại Mỹ với quy chế được bảo vệ tạm thời hoặc theo một số cách khác.
"Quân đội Myanmar đã cáo buộc tôi mắc tội phản quốc ... Vì vậy, tôi chắc chắn không thể quay trở lại", ông giải thích.
Hồi tháng 3, một tòa án ở Myanmar đã phát lệnh bắt giữ đối với ông Kyaw Moe Tun liên quan tới bài phát biểu của ông Kyaw tại Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ) hôm 26/2 lên án cuộc đảo chính quân sự và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động mạnh mẽ nhất có thể để khôi phục nền dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á.
Sau bài phát biểu, ông Kyaw đã bị chính quyền quân sự thông báo cách chức, nhưng ông vẫn nhận mình là đại diện của Myanmar tại Liên Hợp Quốc.
Căng thẳng tại Myanmar vẫn chưa giảm nhiệt. Hồi tháng 4, các nhóm đối lập quân đội Myanmar đã tuyên bố lập nên "chính phủ thống nhất quốc gia" với nòng cốt là các nghị sĩ bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 1/2, lãnh đạo phe biểu tình phản đối chính biến và các nhóm dân tộc thiểu số.
Hàng trăm nghìn người dân Myanmar đã xuống đường phản đối chính phủ quân sự sau khi quân đội nước này lật đổ chính phủ dân sự hôm 1/2 để giành quyền điều hành đất nước.
Một số nhóm dân quân đối lập đã được lập ra và mục tiêu của nhóm "chính phủ thống nhất quốc gia" là xây dựng lực lượng "quân đội liên bang". Giới quan sát cảnh báo, viễn cảnh Myanmar có thể xảy ra nội chiến toàn diện khi các diễn biến liên tục leo thang trong thời gian qua, với các cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số và các nhóm dân quân phản đối đảo chính.
Nga cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar Theo Hãng tin RIA của Nga ngày 23-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing rằng Matxcơva sẵn sàng cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing tại Matxcơva, Nga, ngày 22-6 - Ảnh: REUTERS "Chúng tôi quyết...