Myanmar dỡ bỏ lệnh cấm tụ tập
Chính phủ Myanmar ngày 29.1 thông báo dỡ bỏ Sắc lệnh số 2/88 cấm tụ tập trên 5 người ở nơi công cộng, vốn được ban hành hồi năm 1988 sau khi xuất hiện các cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Theo báo Ahlin, điều luật này giờ đây bị bãi bỏ do không phù hợp với hiến pháp, trong đó có nội dung đảm bảo các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận. Trước đó, cộng đồng quốc tế và người dân Myanmar đã nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ Sắc lệnh 2/88. Đến tháng 12.2011, Myanmar triển khai một bộ luật cho phép người dân biểu tình ôn hòa.
Tuy nhiên, những người tổ chức biểu tình sẽ phải xin phép chính quyền trước, nếu không sẽ bị phạt tù. Ngoài ra, Tổng thống Myanmar Thein Sein cũng vừa ký lệnh ân xá cho hàng ngàn tù nhân chính trị đang bị giam giữ. Đây là động thái mới nhất trong nhiều nỗ lực cải cách của Naypyidaw gần đây.
Video đang HOT
Theo TNO
Myanmar bỏ lệnh cấm tụ tập công cộng
Hai binh lính thuộc Quân giải phóng Kachin
Chính phủ Myanmar vừa bỏ quy định cấm tụ tập quá 5 người ở nơi công cộng. Lệnh cấm này được chính quyền quân đội áp dụng từ năm 1988.
Báo Myanmar Ahlin vừa cho biết lệnh cấm không phù hợp với hiếp pháp, trong đó quy định những quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận.
Lệnh cấm được đưa ra cách đây 25 năm để đối phó với những người phản đối chế độ quân chủ. Chính quyền mới của Tổng thống Thein Sein đã thực hiện nhiều chính sách tự do chính trị hơn, như việc bỏ kiểm duyệt báo chí nghiêm ngặt.
Theo lệnh cấm tụ tập đông người, việc tụ tập hay diễu hành, đọc diễn văn trên phố với số lượng 5 người trở lên đều bị cấm. Trong thời gian này, tòa án đưa ra hình phạt rất nặng đối với những người biểu tình. Đến nay, hầu hết những người này đều đã được thả sau lệnh ân xá của Tổng thống Thein Sein.
Tháng 11/2011, "Luật tụ tập hòa bình" được áp dụng để cho phép biểu tình ở chừng mực nhất định. Trước khi biểu tình, những người đứng đầu phải đăng ký trước, nếu không sẽ bị phạt, hoặc bị ngồi tù. Khá nhiều người đã bị bắt từ khi luật này được đưa vào thực tế.
Chính quyền của Tổng thống Thein Sein đang phải đương đầu với nhiều thách thức. Năm ngoái, nhiều bức ảnh và bài báo nhạy cảm được đăng tải, có nguy cơ dẫn làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn và xung đột giữa hai dân tộc ở miền tây Myanmar.
Bộ Quốc phòng nước này hôm 29/1 đổ lỗi cho các đại sứ quán, tổ chức và báo chí về việc đăng thông tin có thể gây hiểu nhầm về chính phủ xung quanh vụ xử lý quân quải phóng Kachin ở miền bắc.
Bộ này nói rằng các đại sứ quán và báo chí chỉ đăng thông tin một chiều về hoạt động của quân đội mà không nói đến những hành động phá hoại mà lực lượng nổi dậy Kachin gây ra, cũng như tấn công vào các đoàn xe chở đồ tiếp tế của chính phủ tới các căn cứ.
Giống như nhiều nhóm dân tộc khác, người Kachin từ lâu đã đòi ly khai khỏi chính quyền trung ương. Họ đã đạt được thỏa thuận hòa bình với chính quyền quân sự trước vào năm 1994, nhưng bản hiệp ước ngừng bắn này bị phá hỏng vào năm 2011 sau khi quân Kachin không chịu từ bỏ một căn cứ chiến lược gần nhà máy thủy điện liên doanh với Trung Quốc.
Cuộc xung đột từ đó đến nay đã khiến khoảng 100.000 người từ bỏ nhà cửa, nhiều người trong đó đang ở trong lều tạm tại vùng Laiza gần biên giới với Trung Quốc.
Theo 24h
Hé lộ "kho báu" 140 chiến đấu cơ từ Thế chiến II tại Myanmar Chính phủ Myanmar và đối tác ở Anh vừa ký thỏa thuận "khai quật" tới 140 chiến đấu cơ Spitfires từng cho Anh thế "thượng phong" trên bầu trời, bị chôn vùi "nguyên đai nguyên kiện" ở Myanmar sau Thế chiến II. Một chiếc chiến đấu cơ Spitfires của Anh năm 1938 Con số 140 lớn gấp 3-4 lần số máy bay cùng...