Mỹ yêu cầu Facebook, YouTube, TikTok giải trình chính sách bảo mật
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vừa yêu cầu 9 mạng xã hội và các công ty stream video trực tuyến cung cấp chi tiết về các giải pháp bảo mật, việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người dùng.
Giới quản lý Mỹ muốn chủ động giám sát chính sách bảo mật của các mạng xã hội
Ngoài ra, FTC còn yêu cầu Amazon, ByteDance (công ty mẹ của TikTok), Discord, Facebook, Reddit, Snap, Twitter, WhatsApp và YouTube gửi dữ liệu liên quan đến quảng cáo cũng như vai trò của người dùng và giải thích liệu mạng xã hội của họ ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào. Các công ty này sẽ có 45 ngày để phản hồi với FTC kể từ hôm nay.
Cơ quan này có thẩm quyền “tiến hành các nghiên cứu trên diện rộng mà không cần phải ràng buộc với tình huống thực thi pháp luật nào cụ thể”. Qua các dữ liệu thu thập được trong các nghiên cứu này, FTC có thể rộng đường thực hiện các thủ tục tố tụng pháp lý nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, FTC cũng đang yêu cầu các công ty cung cấp thêm thông tin về “cách mà các dịch vụ truyền thông xã hội và phát video trực tuyến thu thập, sử dụng, theo dõi, ước tính hoặc lấy thông tin cá nhân cũng như số liệu nhân khẩu của người dùng; thậm chí là cách mà họ nhận diện người dùng để hiển thị nội dung hoặc quảng cáo cá nhân hóa”.
Theo Engadget , các ủy viên FTC đã bỏ phiếu 4-1 để thống nhất ban hành yêu cầu này tới các công ty nhằm “nghiên cứu cẩn thận động cơ của họ, khi mà những lo ngại về tác động tiêu cực của các công ty công nghệ đối với quyền riêng tư và hành vi của người Mỹ, nghiên cứu này là quan trọng và kịp thời”. Ủy viên Noah Joshua Phillips, người duy nhất đã bỏ phiếu chống lại dự luật lại lập luận rằng, các yêu cầu này sẽ tạo ra một tiền lệ “vô kỷ luật với một loạt các chủ đề thay vì đi thẳng vào trọng tâm của cuộc điều tra”.
Cùng với FTC, gần đây các nhà quản lý của Mỹ và nhiều quốc gia ở châu Âu đã tập trung mạnh mẽ hơn vào các công ty công nghệ lớn. Tuần trước, FTC và 48 luật sư đã đệ trình cáo buộc chống độc quyền đối với Facebook, trước đó Ủy ban châu Âu cũng tuyên bố sẽ siết chặt việc giám sát độc quyền với các ông lớn công nghệ, bao gồm Facebook, Google, Amazon và Apple.
12 sự thật chưa chắc bạn đã biết về Tiktok
Sự trỗi dậy của Tiktok trong thời gian ngắn gần đây khiến công chúng không thể phủ nhận được. Cho đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 51 tỉ lượt tải xuống và khiến các hàng loạt ông lớn Facebook, Twitter phải dè chừng. Vậy bạn đã thực sự biết Tiktok là gì hay chưa?
Ngày càng có nhiều các thương hiệu lớn trên toàn cầu như Coca, Spotify,... sử dụng Tiktok như một công cụ cho hoạt động tiếp thị, nhưng phần lớn chúng ta đều thực sự chưa hiểu được tại sao trỗi dậy của trào lưu này lên toàn thế giới.
Và nếu bạn chưa nghe đến Tiktok, có thể bạn đã quá chậm tiến so với thời đại. Phần lớn các trào lưu chỉ có thể tiếp cận đến một số nhóm độ tuổi nhất, những phần mềm kì diệu này có khả năng chạm tới gần như toàn bộ độ tuổi.
Tương tự như Zoom, Tiktok là một sản phẩm khác đến từ Trung Quốc và tạo nên một cơn sóng trào lưu nhanh trong thời điểm Covid diễn ra.
Phần lớn chúng ta đều không hiểu bản chất Tiktok là gì, và biết đâu Tiktok có thể là nền tảng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
1. Tiktok bắt đầu tại Trung Quốc
Ngược lại với Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, Youtube, và vô vàn các đối thủ lớn khác, Tiktok không phải một sản phẩm của Mĩ.
Năm 2016, Tiktok bắt đầu tại tại Trung Quốc với cái tên hoàn toàn xa lạ khác , đó chính là Douyin.
Tại thời điểm đó, Tiktok vẫn dưới trướng đại gia công nghệ Trung Quốc có tên là Bytedance. Vậy nếu bạn đọc bất kì bài bác nào liên quan đến việc Mĩ đang nỗ lực trong việc chặn người dân sử dụng Tiktok, giờ bạn hiểu tại sao họ làm vậy.
Tất nhiên, nước Mĩ vẫn đang rất cố gắng trong việc ngăn chặn mạng xã hội của Trung Quốc này phát triển và mở rộng toàn cầu.
Nhưng có vẻ việc ngăn chặn này đã trở nên quá muộn.
2. Tiktok có hơn 800 triệu dùng trên toàn thế giới
Theo các nghiên cứu mới nhất, mạng xã hội này đang có hơn 800 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Số lượng này đã vượt xa các ứng dụng đình đám khác như Twitter, LinkedIn và Snapchat. Nếu bạn từng nghĩ rằng Tiktok là một nền tảng video kì lạ dành cho trẻ con, thì có lẽ bạn đã nhầm.
Để so sánh, Instagram hiện đang có hơn 1 tỉ người dùng. Nhưng hãy nhìn vào tốc độ phát triển của Tiktok hiện nay, thì con số trên có thể dễ dàng đạt được trong thời gian tới.
Video đang HOT
3. Hơn 1.5 tỉ lượt tải trên App Store và Google Play
Tháng 11/2019, Sensor Tower báo cáo Tiktok đã vượt 1.5 tỉ lượt tải trên toàn cầu.
Mốc con số này là không phải công ty nào cũng có thể chạm tới được. Đặc biệt trong khoảng thời gian ngắn như cách Tiktok đã làm. Hãy nhớ rằng, Tiktok bắt đầu từ năm 2016 - Khoảng thời gian ngắn chưa đến 4 năm đó.
Ví dụ như Facebook được thành lập từ năm 2004, vậy là họ tốn khá nhiều thời gian để xây dựng một đế chế vững vàng như hiện nay. Nhưng khi nhìn vào Tiktok với con số vượt mốc 1 tỉ lượt tải xuống, Facebook và những tay chơi lớn khác chắc chắn phải dè chừng ngôi sao đang lên này.
4. Công ty Start-up có giá trị nhất toàn cầu
Người chủ đứng đằng sau Tiktok là công ty tư nhân có tên là Bytedance.
Bytedance được thành lập tại Trung Quốc năm 2012 và hiện là Start-up có giá trị lớn nhất thế giới với mức định giá hơn 75 tỷ USD.
Phần lớn các công ty nằm trong danh sách định giá cao thường không phải là những công ty Bytedance và đây là một trường hợp đặc biệt cho Tiktok.
Tại sao Bytedance là tổ chức tư nhân có giá trị lớn nhất toàn cầu lại quan trọng đến vậy? Yếu tố đầu tiên vì điều này chứng tỏ công ty đang có nền tảng phát triển rất tốt và hoàn toàn có cơ hội mở rộng thị trường. Thêm vào đó, việc định giá vững chắc của Bytedance có nghĩa Tiktok sẽ không sớm bị bán cho những ông lớn tại Mĩ.
5. Tiktok có hơn 30 triệu người dùng tại Mĩ
Phần mềm này bắt đầu và có số lượng lớn người dùng tại Trung Quốc. Và số lượng lớn còn lại chia đều cho các nước Châu Á, phần lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.
Dù vậy, con số phát triển tại các nước ngoài Châu Á này được đánh giá là con số vượt bậc,
Chỉ tính riêng tại Mĩ, hiện đã có hơn 30 triệu người dùng và con số này đang tăng lên mức đáng chú ý.
6. Tiktok tập trung vào Gen Z, không phải cho trẻ con
Ngay cả khi Tiktok đang nắm giữ tiềm năng lớn trong việc tiếp cận lên toàn bộ các độ tuổi người dùng khác nhau, nhưng Tiktok vẫn tập trung lớn vào nhóm giới trẻ.
So với các nền tảng xã hội khác, Tiktok có nhóm khách trẻ nhiều nhất.
Gần 70% người dùng Tiktok trong độ tuổi trong khoảng 16 - 24 và 30% còn lại trong độ tuổi từ 25 trở lên.
Phần lớn mọi người phớt lờ Tiktok vì tính chất nhân khẩu học (tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập...), đây chính là lí do chúng ta nhân chú ý vào Tiktok.
Hãy nhớ lại cách Facebook bắt đầu?
Nó chỉ là nền tảng dành cho sinh viên. Mục tiêu cơ bản của Zuckerberg đơn giản là kênh kết nối cho các sinh viên, độ tuổi người dùng của thời kì bắt đầu Facebook trẻ rất nhiều so với độ tuổi người dùng hiện tại.
Tương tự như Instagram. Người trẻ cảm thấy khó chịu khi dùng Facebook bởi dưới sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ nên họ đổi sang Instagram. Sau một thời gian cha mẹ tiếp cận đến Instagram, và nhóm độ tuổi tầm trung tiếp tục gia tăng. Và giờ đây người trẻ chuyển sang Tiktok, lại một kênh xã hội hoàn toàn mới khiến cho các cha mẹ khó lòng tiếp cận ngay.
Tiktok không chỉ đơn giản là ứng dụng chứa các video mang tính chất giải trí và hiệu ứng âm thanh, nó mang vô vàn các tiềm năng mà chúng ta chưa chạm tới. Người trẻ có thể dễ dàng sử dụng các tính năng của Tiktok, nhưng đối với nhóm khách hàng lớn hơn thì đây là vô vàn thử thách.
Hãy nhớ tới thời điểm đầu khi bản thân chúng ta phải hướng dẫn cha mẹ về cách sử dụng Facebook/Instagram. Nó rất khó để hướng dẫn và ghi nhớ cách sử dụng.
Tóm lại, các công nghệ tân tiến được nhóm giới trẻ đón nhận đầu tiên và sẽ mất rất nhiều thời gian để tiếp cận toàn bộ các thị trường. Đối với các nhà doanh nghiệp, càng bắt đầu tìm hiểu nền tảng này sớm thì họ càng có thể nhanh chóng tiếp cận nhóm khách hàng lý tưởng của họ.
7. Tần suất sử dụng hơn 50 phút mỗi ngày
Phần lớn người dùng sẽ dành hơn 50 phút mỗi ngày cho việc sử dụng ứng dụng này.
Con số này tương tự như Facebook và Instagram, đây chính là con số nền tảng cho thấy tương lai sáng lạn của Tiktok.
Chúng ta phải công nhận rằng Tiktok là một ứng dụng "dễ dàng gây nghiện" và có những nhóm người dùng đến vài tiếng mỗi ngày chỉ để xem các video ngắn.
Những nhà sáng lập ứng dụng đã cân nhắc mọi cách thức để khiến người dùng sử dụng nhiều nhất có thể. Và cho đến dòng này, Tiktok chắc chắn đã đạt được những gì họ mong muốn.
Có hơn 34% người dùng đăng bài mỗi ngày
Để so sánh với các kênh xã hội khác, con số này được đánh giá là rất cao so với mặt bằng chung.
8. Con số 34% này được đánh giá trên toàn bộ người dùng, tối thiểu đăng ít nhất 1 video/ngày.
Tương tự như các nền tảng khác, đây chính là cách gia tăng khách hàng tự nhiên.
Tiktok trao cho người dùng một phạm vi tiếp cận thế giới - một cách tự nhiên nhất và không tốn kém. Ngay cả khi bạn không có bất kỳ người theo dõi nào, nhưng chỉ với một bài đăng bạn hoàn toàn có cơ hội trở nên nổi tiếng và có hàng triệu lượt xem.
Thuật toán của Tiktok vô cùng thấu đáo, chi tiết và biết cách cung cấp những gì người xem muốn.
Nếu những người dùng khác thích nội dung của bạn, thì độ phát triển của bạn dễ dàng tăng cao hơn rất nhanh trong thời gian ngắn.
Vì tốc độ phát triển ổn định, điều này khuyến khích những người sáng tạo nội dung thúc đẩy sản xuất nhiều hơn nữa.
9. Tiktok cho người dùng trải nghiệm " góc nhìn chân thật" hơn so với Instagram
Khi dùng Tiktok, chúng ta có thể thấy phần lớn cuộc sống xung quanh. Những người dùng dần chuyển sang Tiktok bởi họ không muốn xem những nội dung "quá chăm chút" như Instagram và họ muốn "góc nhìn thực" đối với cuộc sống xung quanh.
Phần lớn các KOL của Tiktok nằm trong nhóm độ tuổi teen và đem đến những nội dung ngay từ phòng ngủ của họ. Ngược lại, những KOL từ Instagram lại thể hiện ra những góc quay đầu tư nhưng bị đánh giá là không chân thực.
Những người sáng tạo nội dung cảm thấy thoải mái hơn trong việc sử dụng các tính năng vui nhộn để tạo sự gắn kết đối với sản phẩm của họ.
Tiktok đã đưa đến cho họ công cụ để thể hiện bản thân dễ dàng hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của Forbes, Tiktok được đánh giá mang tính độc đáo và mang tính lan truyền các thông điệp tích cực. Ví dụ về video về chia sẻ của người bị ung thư, kèm theo là hàng trăm nghìn lời bình luận mang những lời chúc tốt đẹp và động viên.
10. Tiktok không chỉ đơn giản là phần mềm hát lip-sync
Hầu hết mọi người chỉ đơn giản nghĩ Tiktok có tính chất tương đồng giống như người tiền nhiệm Musical.ly, chỉ là ứng dụng hát nhép.
Và đây là mấu chốt kết nối 2 nền tảng:
Cuối năm 2017, Bytedance (ông chủ công nghệ đứng sau Tiktok) mua lại Musical.ly với giá trị hơn một tỉ USD.
Sau đó, họ tích hợp 2 ứng dụng lại và dùng các tính năng của Musical.ly cho vào Tiktok. Và đúng Tiktok có sự kết nối với tính năng lip-sync. Dù vậy, Tiktok đã chứng tỏ họ có nhiều hơn vậy và sử dụng chúng nền tảng video dạng ngắn, nhưng phạm vi nội dung mở rộng hơn nhiều.
Khi mở ứng dụng, bạn có thể tiếp cận cả triệu loại nội dung video khác nhau. Tiktok cho người dùng vô số loại âm thanh, nhạc, hiệu ứng, bộ lọc... một cách vô cùng dễ dàng. Không chỉ chứa các nội dung mang tính giải trí như trò đùa, nhảy nhót.... bạn có thể tìm đến các nội dung mang tính nghiên cứu, kinh doanh, phát triển bản thân... những nội dung mang giá trị cao. Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy bác sĩ, luật sư có đến hàng triệu lượt theo dõi chia sẻ những nội dung giải trí đến học thức.
Những hãng lớn như NBA, Guess,...đang tập trung rất mạnh cho marketing trên nền tảng này. Dù nội dung trên Tiktok bị đánh giá khá khó hiểu, nhưng nó mang tiềm năng vô cùng lớn cho phát triển doanh nghiệp và marketing - xây dựng hình ảnh cho các thương hiệu mới và những công ty muốn phát triển nhanh.
11. Nội dung mang tính cá nhân hóa theo khu vực
Mặc dù Tiktok là ứng dụng toàn cầu, một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển diện rộng đó chính là phương thức nội dung được biến thể phù hợp theo từng khu vực.
Thông qua các cuộc thi, thử thách, hashtag,.... phần mềm tập trung vào các xu hướng tại địa điểm đó, điều khuyến khích người dùng muốn tương tác mạnh mẽ hơn.
Trên Tiktok, người dùng có thể tìm từ khóa For your page (dành cho trang của bạn). Nếu bạn đã dùng Instagram thì bạn chắc hẳn biết Explore page, thì For your page có tính năng tương tự.
Dù vậy, điểm khác biệt giữa 2 nền tảng phần lớn người dùng dành thời gian sử dụng cho For your page. Điều này có nghĩa là người dùng không chỉ xem những nội dung từ những người họ biết, họ có thể tiếp tục xem các nội dung khác được gợi ý ra dựa vào thuật toán của Tiktok.
Trên For your page, bạn hoàn toàn có thể lướt qua từ những người sản xuất nội dung tại nước bạn cũng như các doanh nghiệp khác toàn thế giới. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt và đem lại thắng lại trên toàn cầu của Tiktok.
12. Khả năng tạo nội dung vô cùng dễ dàng
Trong lần đầu sử dụng, bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn trong việc sử dụng, nhưng Tiktok thực sự đã đơn giản hóa tối đa cho việc tạo dựng nội dung và chia sẻ cho người dùng.
So với các nền tảng video khác, Tiktok đã đưa việc sáng tạo nội dung video lên một tầm cao mới. Bất kỳ ai không có kiến thức gì về chỉnh sửa về video đều có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn cao mà không cần sử dụng bất kỳ ứng dụng bổ trợ nào khác.
Nhờ vào thời lượng nội dung ngắn, quá trình sản xuất cũng như sử dụng vô cùng nhanh chóng. Điều này tạo nên tính "gây nghiện" của Tiktok, những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, đa dạng - dễ dàng khiến chúng ta vào sử dụng đến vài lần mỗi ngày. Khi sử dụng Instagram, bạn cần đến kĩ năng cao ở chụp ảnh, chỉnh sửa và sự đầu tư ở khâu kĩ thuật. Nhưng khi sử dụng Tiktok bạn chỉ cần đến vài phút để sản xuất ra nội dung có khả năng lan truyền cao.
Lời kết
Tiktok đã và đang trở thành xu hướng mới trên thế giới nói chung và là một kênh thiết yếu trong kênh truyền thông nói riêng.
Mỗi con số hay thông tin gì liên quan đến Tiktok đều cho chúng ta thấy sự phát triển vượt trội và sẽ không gì có thể cản trở sự vươn lên đó.
Theo Gary Vee - Giám đốc truyền thông VaynerMedia tại Mĩ cho rằng đánh giá về Tiktok: " Sẽ luôn có mốc thời điểm mà các kênh xã hội phát triển quá nhanh đến mức lượng nội dung không đủ để cung cấp cho nhu cầu của người dùng, LinkedIn từng trải qua khoảng thời gian tương tự. Tình trạng này dẫn đến một lượng tiếp cận khổng lồ từ những người dùng mới. Ví dụ như Twitter trong giai đoạn 2006 - 2008, bạn có khả năng gia tăng người theo dõi vì sự liên kết giữa những người dùng. Trên Tiktok người dùng có khả năng tăng số lượng người theo dõi hoàn toàn tự nhiên. Kể cả bạn là vũ công, nhà sáng lập, luật sư, bác sĩ hay người kể chuyện. Khi bạn muốn phát triển thương hiệu cá nhân, thì Tiktok chính là ngách thị trường/ đường tắt cho sân chơi.
Nếu muốn trở thành người sản xuất nội dung, bạn hoàn toàn có cơ hội tiếp cận lượng lớn người dùng một cách tự nhiên mà không tốn bất kì đồng nào cho việc chạy quảng cáo.
Zalo, Facebook, Youtube có thể sử dụng trên các thiết bị của Huawei Hơn một năm kể từ ngày lệnh cấm của Mỹ xuất hiện, vậy việc thiếu vắng các dịch vụ quen thuộc của Google có thật sự là trở ngại với người dùng Huawei? Cơ bản đáp ứng nhu cầu cho người dùng Huawei đang thật sự nỗ lực trong việc phát triển kho ứng dụng AppGallery nhằm thay thế sự thiếu vắng các...