Mỹ xuất xưởng tàu đổ bộ lớp mới
Sau 5 năm, chiếc tàu đổ bộ đầu tiên thuộc lớp mới của Hải quân Mỹ đã xuất xưởng. Con tàu đã rời thành phố Pascagoula, Mississippi. Tàu đổ bộ có phiên hiệu LHA-6 này sẽ được biên chế trong hàng ngũ USS America (chiến hạm Hoa Kỳ) vào tháng 10 tới.
LHA-6, tương lai của “đội mạnh” USS AMERICA rời xưởng đóng tàu tại Pascagoula
Từng xuất hiện nhiều tranh luận trong quân đội và trên website của Bộ Quốc phòng liên quan tới LHA-6. LHA-6 có thiết kế tân tiên của Hải quân, nó có thể mang những chiếc trực thăng “hung thần chiếm đảo” trực thăng MV-22 Osprey, những siêu tiêm kích F-35B, vì vậy nó phải hy sinh diện tích boong tàu cho những chiếc tàu đổ bộ và xe lội nước cần thiết khi thực hiện một cuộc đổ bộ từ biển.
Tuy nhiên, Chuyên gia Robbin Laird lại cho rằng sức mạnh không kích được tăng cường đáng kể là sự đánh đổi xứng đáng. Sự đánh đổi này hết sức có giá trị trong các sứ mệnh của Hải quân Mỹ như các cuộc tập kích Libya năm 2011.
Trong những đợt tập kích này, các tàu đổ bộ đã có thể thay thế những cụm tàu sân bay đầy đủ.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ sẽ chỉ đóng thêm một chiếc LHA-6 nữa. Chiếc thứ hai đang được đóng có tên USS Tripoli với chi phí lên tới 2,4 tỷ USD.
LHA-6 sẽ được trang bị nhiều tính năng nhằm tăng cường phối hợp vận hành với các máy bay đổ bộ, máy bay tiêm kích.
LHA-6 được đóng bởi hãng Hungtington-Ingalls- một trong những nhà chế tạo tàu đổ bộ hàng đầu của Mỹ.
Hàng ngũ chiến hạm Mỹ có thành tích ấn tượng về công nghệ và giúp hỗ trợ quan trọng cho ham đội đổ bộ thuộc quân đoàn lính thủy đánh bộ Hải quân Mỹ, tuy nhiên thành phần “vô song” này nhiều khi bị đánh giá chưa đúng mức.
Theo Đỗ Tuấn
Tiền phong/Breaking Defense
Chuyên gia Trung Quốc tự tin: J-15 Trung Quốc đánh bại siêu chiến cơ F-35B của Mỹ?
Chuyên gia quân sự Trung Quốc nói về khả năng tác chiến trên không của máy bay nước này khi đối đầu chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất Mỹ.
Tào Vệ Đông, chuyên gia quân sự Trung Quốc nói trên truyền hình rằng J-15, chiến đấu cơ thế hệ 4 của Trung Quốc sẽ chiến thắng F-35B của Mỹ nếu xảy ra không chiến.
Đồ họa tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth của Anh
J-15 là máy bay tự chế của Trung Quốc được thiết kế cho tàu sân bay Liêu Ninh, trong khi đó, F-35B được hãng Lockheed Martin sản xuất cho Thủy quân lục chiến Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh.
F-35B được cho là chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới dành cho tàu sân bay, hãng Lockheed Martin tự tin rằng loại máy bay tàng hình này phát huy hiệu quả tối đa trong các cuộc không chiến.
Tuy nhiên, Tào Vệ Đông vẫn cho rằng J-15 Thẩm Dương (Shenyang J-15) sẽ hạ gục đối thủ F-35B nếu đối đầu trực tiếp. Chuyên gia quân sự họ Tào nói rằng F-35B chỉ có phạm vi tác chiến 500km, trong khi J-15 được quảng cáo là có phạm vi tác chiến lên đến 1.000km.
Khả năng cất cánh thẳng đứng, vốn là niềm tự hào của F-35B bị Tào cho là khiến máy bay nặng nề hơn, tốn nhiên liệu hơn so với J-15 chỉ có thể cất cánh theo kiểu truyền thống.
Tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh mang tên Nữ hoàng Elizabeth cũng bị cho là sẽ trở thành bại tướng khi đối mặt Liêu Ninh của Trung Quốc. Lý do của chiến thắng, theo chuyên gia họ Tào vẫn nằm ở việc J-15 tác chiến tốt hơn.
&'Nhưng cũng phải thừa nhận rằng bên nào giành thắng lợi quyết định là điều khó đoán. Bởi cả Anh và Mỹ chưa nói rõ liệu họ có đưa hệ thống cảnh báo sớm gắn kèm tàu sân bay hay không. Có lẽ Anh sẽ làm điều này khi tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth đi vào hoạt động năm 2017, đài truyền hình Hàng Châu, Trung Quốc dẫn lời Tào.
Điểm yếu lớn nhất của J-15 được dẫn giải là việc chiến đấu cơ này chỉ mang được 7 tấn gồm nhiên liệu và vũ khí mỗi lần xuất kích. Trong khi đó, tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth được thiết kế để cùng lúc phóng đi 6 chiếc F-35B.
Theo VTC
Vì Nga, Pháp khiến phương Tây chưng hửng Ngay sau khi Liên minh Châu Âu (EU) lên tiếng đe dọa sẽ tung thêm đòn trừng phạt nhằm vào Nga thì Pháp đã qua mặt EU quyết xúc tiến thực hiện hợp đồng bán siêu tàu chiến tối tân cho Nga. Đây rõ ràng là hành động khiến phương Tây cảm thấy bẽ mặt. Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên...