Mỹ xiết chặt vòng vây quanh Trung Quốc
Trong bối cảnh Trung Quôc ngày càng tăng cường các hành động leo thanggây hấn tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng thì Mỹ bắt đầu xiết chặt vòng vây xung quanh nước này.
Với vòng vây của Mỹ, Trung Quôc sẽ phải e dè khi muốn gây hấn trên biên Đông
Mới đây nhât, ngày 29/7 Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 167 lên án việc sử dụng vũ lực để xác lập các tuyên bố chủ quyền tại những khu vực tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Báo Thanh niên dẫn nội dung Nghị quyết nêu rõ: “Thượng viện lên án việc sử dụng những hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc vũ lực của hải quân, lực lượng an ninh hàng hải, tàu cá hoặc máy bay quân sự và dân sự tại biển Đông và biển Hoa Đông để khẳng định chủ quyền khu vực tranh chấp hoặc thực hiện các yêu sách lãnh thổ gây tranh cãi, hoặc nhằm thay đổi hiện trạng”.
Nghị quyết được các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đệ trình hồi tháng trước. Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ nhấn mạnh việc tàu công vụ Trung Quốc gia tăng hoạt động gần quần đảo tranh chấp với Nhật và tại những khu vực khác ở biển Hoa Đông và biển Đông. Nghị quyết tuyên bố Mỹ chống lại mọi hành động đơn phương tại quần đảo hiện do Tokyo kiểm soát ở biển Hoa Đông.
Nghị quyết cũng bày tỏ sự ủng hộ với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông và ủng hộ quân đội Mỹ duy trì các hoạt động hiện tại ở Tây Thái Bình Dương.
Nghị quyêt này được thông qua sau chuyên thăm Ân Đô và Singapore của Phó Tông thông Mỹ Joe Biden với mục đích thị sát việc tái bố trí lực lượng quân sự Mỹ quanh Biển Đông.
Cũng chính vì mục đích này mà trong thời gian ở thăm, ông Biden đã ghé thăm một căn cứ hải quân Mỹ và chiến hạm USS Freedom – chiếc tàu chiến thế hệ mới nhất vừa được Mỹ triển khai tại Biển Đông.
Với hỏa lực hùng hậu, dàn thiết bị hiện đại và tính linh hoạt, cơ động cao trong địa hình hoạt động ở Đông Nam Á, USS Freedom vừa có khả năng thay thế các khu trục hạm và tuần dương hạm lớn hơn nhưng di chuyển chậm hơn, vừa có thể đối phó hữu hiệu với chiến lược chống tiếp cận đang được Trung Quốc áp dụng.
Video đang HOT
Không phải ngẫu nhiên khi ngay từ đầu, Mỹ đã thuyết phục được Singapore cấp đại bản doanh cho chiến hạm này nhằm tập trung chủ yếu vào hoạt động ở Biển Đông.
Ngoài ra, Washington cũng đang đẩy mạnh đàm phán với Manila về việc để tàu chiến và phi cơ của Hạm đội Thái Bình Dương sử dụng các căn cứ quân sự, hải cảng và sân bay trên lãnh thổ Philippines. Dĩ nhiên, Mỹ không sử dụng tất cả các địa điểm của đồng minh Philippines, mà chỉ nhắm đến những căn cứ nhìn ra Biển Đông, chẳng hạn như các căn cứ hải quân và không quân của Mỹ trước đây ở vịnh Subic, gần Manila.
Song song với các hoạt đông ngoại giao, gân đây nhât, các máy bay P-3C Orion của Mỹ đã thực hiện các chuyến bay trên Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa, hãng Kyodo News đưa tin.
Với hàng loạt động thái trên, Washington đang từng bước kết nối các điểm mấu chốt để hình thành vành đai mới ở Tây Nam Trung Quốc. Vành đai này sẽ siết chặt hơn thế gọng kìm đối với Bắc Kinh, nhất là tại khu vực quanh Biển Đông nơi Nhật Bản cũng đang nỗ lực thiết lập vành đai ở Đông Nam Trung Quốc.
Theo Phunutoday
Đối phó với Trung Quốc, Philippines dùng "vũ khí" gì?
Trong bối cảnh cuộc đối đầu với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông mỗi lúc một trở nên căng thẳng và quyết liệt, Philippines đã hối hả tìm cách tập hợp lực lượng để đối phó với nước láng giềng khổng lồ có sức mạnh vượt trội của họ.
Cái bắt tay thật chặt giữa Thủ tướng Nhật Bản Abe (bên trái) và Tổng thống Philippines Aquino chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy khó chịu.
Thắt chặt quan hệ với cường quốc Nhật Bản
Năm nay được đánh giá là năm quan hệ giữa Philippines và Nhật Bản phát triển nở rộ một cách khác thường. Giới lãnh đạo hai nước thường xuyên thực hiện các chuyến thăm qua lại nhằm củng cố quan hệ song phương đồng thời đưa ra những lời cam kết bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau. Sở dĩ Philippines và Nhật Bản tìm đến với nhau là vì hai nước này hiện đều đang phải đối đầu quyết liệt với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trước một Trung Quốc ngày càng mạnh và ngày càng lấn lướt, những nước nhỏ hơn rõ ràng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến với nhau, liên kết với nhau để tạo thành một khối sức mạnh có thể đe dọa cường quốc lớn nhất Châu Á này.
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến sự bắt tay giữa Philippines và Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay (27/7) đã lên tiếng khẳng định cam kết ủng hộ lực lượng hàng hải Philippines trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc.
Ông Abe đang có chuyến thăm đến Philippines . Sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Benigno Aquino III ở thủ đô Manila, Thủ tướng Abe thông báo, Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản vay ưu đãi để giúp trang bị cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines 10 tàu tuần tra hiện đại.
Philippines trước đó đã nhận được hai chiếc tàu tuần tra bảo vệ bờ biển từ Mỹ khi nước này tìm cách xây dựng một lực lượng hải quân đủ khả năng răn đe sau khi bị Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough ở phía tây bắc hồi năm ngoái.
Sự hung hăng của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông sau nhiều thập kỷ yên ắng đã khiến Manila thực sự lo ngại. Nước này đã phải tìm đến tòa án quốc tế để giải quyết cuộc đối đầu căng thẳng với Trung Quốc bất chấp sự phản đối dữ dội của Bắc Kinh.
Trong tuyên bố được phát đi sau cuộc gặp với Thủ tướng Abe, Tổng thống Aquino cho biết, hai nhà lãnh đạo đã xem xét những thách thức an ninh mà cả Philippines và Nhật Bản đều phải đối mặt và hai bên đã cam kết hợp tác để "thúc đẩy những hành động có trách nhiệm từ những nước có liên quan", ám chỉ đến Trung Quốc.
Ông Aquino nhấn mạnh, hợp tác hàng hải với Nhật Bản sẽ là một trụ cột trong mối quan hệ đối tác chiến lược của Philippines .
Trong khi ông Abe khẳng định, nhân tố then chốt trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm phục hồi nền kinh tế và củng cố hòa bình, an ninh trong khu vực nằm ở mối quan hệ gắn bó hơn, thân thiết hơn với 10 thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á. Chuyến thăm đến Manila là chặng dừng chân cuối cùng của Thủ tướng Abe trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á. Trước đó, ông này đã đến Malaysia và Singapore.
Vùng lãnh thổ Đài Loan háo hức khôi phục quan hệ với Philippines
Ngoài củng cố quan hệ liên minh với Nhật Bản , Philippines còn thắt chặt quan hệ hơn nữa với Vùng lãnh thổ Đài Loan. Vùng lãnh thổ này cũng đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu hôm qua (26/7) đã cho biết, chính quyền của ông rất háo hức muốn phục hồi quan hệ với Philippines .
Trước đó, Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan từng rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sau khi xảy ra vụ Lực lượng Bảo vệ Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan cách đây không lâu ở vùng biển tranh chấp.
Vùng lãnh thổ Đài Loan sau đó đã "tung" ra một loạt lời đe dọa trả đũa cũng như biện pháp trừng phạt nhằm vào Philippines . Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đã được giải quyết. Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan đã cùng nhau phối hợp điều tra vụ việc. Và quan hệ giữa hai bên đã được hàn gắn từ đó.
Vùng lãnh thổ Đài Loan và Philippines đã đạt được thỏa thuận về việc không sử dụng vũ lực trong các vụ việc liên quan đến đánh bắt cá trên vùng biển tranh chấp đồng thời lên kế hoạch hợp tác đánh bắt chung hồi tháng 6 vừa rồi. Diễn biến này đã khiến Trung Quốc nổi giận đùng đùng.
Nâng cấp quan hệ với Australia
Philippines cũng đã đề nghị tăng cường quan hệ với Australia lên cấp đối tác chiến lược. Tổng thống Aquino phát biểu, đây là thời điểm cực kỳ thích hợp để hai nước cùng "chia sẻ các giá trị chung, nền tảng chung, nguyện vọng chung và cả những vấn đề chung".
Trong khi Australia chưa chính thức đáp trả lời đề nghị trên thì mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã phát triển rất tốt đẹp. Philippines và Australia đã và đang trở thành những đối tác hợp tác bền vững trong thương mại, phát triển, quản trị và an ninh.
Ông Carlyle Thayer, một nhà phân tích về chính sách đối ngoại kỳ cựu của Australia, mới đây đã nhận định, đề xuất nâng cấp quan hệ Philippines-Australia thành đối tác chiến lược mang tính "biểu tượng" và là một nỗ lực của Manila nhằm lôi Australia vào liên minh các quốc gia ủng hộ lập trường của Philippines trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản, Vùng lãnh thổ Đài Loan và Australia, Manila cũng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ đồng minh thân thiết với cường quốc số 1 thế giới - Mỹ.
Philippines mới đây tiết lộ, họ đã ký thỏa thuận để lực lượng Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự của họ. Đây là hành động mở đường cho quân Mỹ tiến vào Philippines, áp sát Trung Quốc.Với sự hiện diện của một lực lượng mạnh như Mỹ trên lãnh thổ của mình, Manila sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều khi đối đầu với nước láng giềng to lớn của mình.
Theo VnMedia
Nhật-Philippines "hợp công", Trung Quốc "sôi máu" Trước sự thách thức liên tiếp của các nước láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Nhật Bản, Trung Quốc đã không kiềm chế nổi sự tức giận. Điều đó đã được thể hiện qua việc, chỉ riêng trong ngày hôm 18/7, tờ Tân Hoa xã - cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, đã tung liên tiếp hai bài báo...