Mỹ xây dựng hệ thống tình báo tại Bắc Cực để nghe ngóng… Nga
Mỹ dường như cuối cùng đã hiểu rằng họ sẽ mất một cái gì đó ở Bắc Cực, nhưng thay vì triển khai nguồn lực để phát triển khu vực thì họ đã lựa chọn xây dựng mạng lưới tình báo ở đó để theo dõi và nghe ngóng những gì các nước khác đang làm, đặc biệt là Nga.
Sự quan ngại của Mỹ càng gia tăng sau khi hôm 2-9 Lầu Năm Góc xác nhận rằng, họ đang theo dõi 5 chiếc tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên hoạt động tại Biển Bering, nằm giữa Alaska và Nga.
Theo truyền thông địa phương, trong 14 tháng qua, gần như toàn bộ 16 cơ quan tình báo của Mỹ đã bố trí các nhà phân tích tập trung nghiên cứu và tìm hiểu để tự làm quen với môi trường và diễn biến tại Bắc Cực.
Gần đây, Văn phòng giám đốc tình báo quốc gia Mỹ đã triệu tập một “ủy ban chiến lược” để tập hợp các nhà phân tích trên để họ có thể so sánh những ghi chép về những gì đang xảy ra ở vùng cực bắc của trái đất này.
Tàu tình báo điện tử Marjata của Na Uy
Theo thời báo Los Angeles, trọng tâm của tình báo Mỹ chủ yếu là nhằm theo dõi sự xây dựng sức mạnh quân sự của Nga tại vùng cực bắc dưới thời của Tổng thống Vladimir Putin, sau khi nước này mở cửa lại 10 căn cứ quân sự và xây dựng thêm 4 sân bay nữa tại khu vực này. Hạm đội phương Bắc của Nga cũng có trụ sở tại Murmansk, trên vòng Bắc Cực.
Canada, một trong 5 quốc gia có lãnh thổ tại khu vực Bắc Cực, cũng đang tham gia và nâng cấp một cơ sở nghe ngóng, gọi là Trạm Cảnh báo Lực lượng Canada (CFS) ở cực bắc Đảo Ellesmere, cách Cực Bắc khoảng 500 dặm (800km). Đây từng thuộc một phần của hệ thống Cảnh báo sớm từ xa, một hệ thống các trạm radar theo dõi các máy bay ném bom hoặc tên lửa của Nga đang bay tới.
Video đang HOT
“Đó được cho là một dấu tích của Chiến tranh Lạnh”- thời báo dẫn lời ông Rob Huebert, một giáo sư về Bắc Cực tại Đại học Calgary cho biết- “Hiện nay, nó là một yếu tố quan trọng của một hệ thống tình báo theo dõi một phần thế giới mà chỉ ít người tiếp cận được”.
Khoảng 100 sỹ quan tình báo Canada đồn trú tại CFS đang nỗ lực chặn thu thông tin liên lạc của máy bay và tàu ngầm Nga và các thông tin tình báo tín hiệu khác, sau đó họ sẽ chia sẻ với các cơ quan tình báo của Mỹ.
Trạm Cảnh báo Lực lượng CFS Canada
Na Uy, một quốc gia giáp Bắc Cực khác, cũng đang tham gia hoạt động này. Chiếc tàu tình báo hiện đại của họ, mang tên The Marjata, được chế tạo đặc biệt để thu thập thông tin tình báo điện tử.
Chiếc tàu đã và đang được trang bị thêm nhiều trang thiết bị và hệ thống tác chiến mới kể từ tháng 4 tại Căn cứ Vũ khí hải quân Yorktown thuộc bang Virginia của Mỹ, gần với Trại Peary, một căn cứ huấn luyện các điệp viên bí mật của CIA.
Chiếc tàu, do Cơ quan tình báo Na Uy vận hành, dự kiến sẽ hoàn thành và rời căn cứ này vào tháng 11 tới. Sau đó, nó sẽ tuần tra tại Biển Barents, thuộc nửa phía Đại Tây Dương của Bắc Cực, để nghe trộm các hoạt động quân sự của Nga.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ xây dựng mạng lưới tình báo ở Bắc Cực để tăng cường do thám Nga
Mỹ đã xây dựng mạng lưới gián điệp ở Bắc Cực để theo dõi và lắng nghe những gì các bên khác đang làm ở đó, đặc biệt là Nga.
Trang Sputnik ngày 12.9 dẫn một nguồn tin tình báo cho hay, Mỹ đã xây dựng mạng lưới gián điệp ở Bắc Cực để theo dõi và lắng nghe những gì các bên khác đang làm ở đó, đặc biệt là Nga.
Trong vòng hơn 14 tháng qua, hầu hết 16 cơ quan tình báo của Mỹ đã cử các nhà phân tích làm việc toàn bộ thời gian để tái làm quen với Bắc Cực, theo báo cáo của truyền thông địa phương.
Máy bay tiêm kích Mỹ
Văn phòng của Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ gần đây đã triệu tập một "hội đồng chiến lược" để tập hợp các nhà phân tích, do đó họ có thể cùng so sánh những tài liệu về những gì đang xảy ra ở Bắc Cực.
"Mối tập trung của tình báo Mỹ là nhằm vào việc tích tụ quân sự của Nga ở phía bắc, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Nga Putin. Hạm đội Biển Bắc của nước này đã đặt cơ sở hoạt động ở vòng cực Bắc tại Murmansk", theo LA Times.
Nguyên nhân của việc Mỹ theo dõi sát sao như vậy là Thống đốc bang Alaska, ông Bill Walker phàn nàn rằng, bang của ông ta nhận thấy mình "như ở giữa cái ao, cảm giác có chút không thoải mái với việc tích tụ quân sự này" và "trong khi Mỹ đang đóng cửa các căn cứ và giảm bớt lực lượng thì Nga lại tái mở 10 căn cứ và xây dựng thêm 4 căn cứ khác".
Canada, một trong 5 quốc gia có lãnh thổ ở khu vực Bắc Cực, cũng tham gia mạng lưới do thám này và đã tân trang một cột thu tín hiệu, được gọi là Trạm cảnh báo các lực lượng Canada (CFS) ở mũi phía bắc của đảo Ellesmere, cách khoảng 800 km từ Bắc cực. Đây là một phần của hệ thống cảnh báo sớm từ xa, một hệ thống các trạm radar theo dõi các máy bay ném bom hoặc tên lửa của Nga tiếp cận.
"Đó được cho là một vết tích của Chiến tranh Lạnh", một trang tin dẫn lời ông Rob Huebert, chuyên gia về các vấn đề Bắc Cực tại Đại học Calgary.
Ông Huebert nói thêm: "Bây giờ nó là một nhân tố quan trọng của một hệ thống tình báo theo dõi một phần của thế giới mà ít ai có thể tiếp cận".
Khoảng 100 nhân viên tình báo đóng tại CFS đang cố gắng can thiệp vào các thông tin liên lạc từ máy bay và tàu ngầm của Nga và các tín hiệu tình báo khác, mà sau đó họ sẽ chia sẻ cho các cơ quan tình báo của Mỹ.
Na Uy cũng tham gia mạng lưới do thám ở Bắc Cực. Tàu do thám tân tiến Marjata của nước này được chế tạo đặc biệt để thu thập thông tin tình báo điện tử. Na Uy cũng bổ sung trang thiết bị và các hệ thống mới kể từ tháng 4 tại Trạm vũ khí hải quân Mỹ Yorktown, thuộc bang Virginia của Mỹ, tiếp giáp với Trại Peary, cơ sở đào tạo cho công tác bí mật của CIA.
Dự kiến tàu này sẽ hoạt động từ tháng 11, thực hiện nhiệm vụ tuần tra biển Barents, về phía Tây của Bắc Cực, để do thám các hoạt động quân sự của Nga.
Hồi tháng 5 năm 2013, Nhà Trắng công bố chiến lược quốc gia dài 11 trang, yêu cầu các cơ quan liên bang "cải thiện nhận thức về các hoạt động, các điều kiện và các xu hướng ở khu vực Bắc Cực mà có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, an ninh, các lợi ích về môi trường và thương mại của Mỹ".
Các quan chức nói rằng, đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho giới tình báo phải chú trọng hơn đến các hoạt động ở Bắc Cực.
Theo Laodong
Theo_Người Đưa Tin
Nga phô trương sức mạnh quân sự tại Bắc Cực Hàng chục ngàn lính Nga đã bất ngờ tham gia hàng loạt cuộc tập trận sau khi Tổng thống Putin ra lệnh tập trận quy mô lớn bất ngờ trên toàn quốc nhằm phô trương sức mạnh của lực lượng vũ trang Nga trước các thử thách và mối đe dọa ở phía Bắc quốc gia này, đặc biệt là vùng Bắc Cực....