Mỹ xác nhận vẫn giữ nguyên mức thuế với hàng hóa Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Chính phủ Mỹ ngày 2/9 xác nhận sẽ tiếp tục giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, sau khi nhận được yêu cầu từ hàng trăm công ty Mỹ.
Các container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), cơ quan này “đã nhận được vô số yêu cầu” đến từ hơn 350 công ty Mỹ đòi giữ nguyên mức thuế này. Tuyên bố của USTR nêu rõ: “Do tiếp tục nhận được các yêu cầu, nên các hành động thuế quan vẫn chưa bị bãi bỏ và USTR sẽ tiến hành xem xét các hành động thuế quan”. Tuyên bố lưu ý rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể thực hiện các thay đổi và quyết định cuối cùng sẽ đánh giá “tác động của những hành động đó đối với nền kinh tế Mỹ, bao gồm cả người tiêu dùng”.
Tổng thống Joe Biden đã cân nhắc liệu có nên dỡ bỏ một số loại thuế quan của người tiền nhiệm cũng như cách thức tiến hành, trong bối cảnh chịu áp lực phải đưa ra một số biện pháp kiềm chế lạm phát đang tăng cao. Tuy nhiên, nhóm của ông đã bị chia rẽ với việc Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai thúc đẩy việc giữ nguyên các mức thuế trừng phạt, trong khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen lập luận rằng một số loại thuế “không phục vụ mục đích chiến lược” và việc điều chỉnh lại có thể giúp làm giảm lạm phát, vốn đã lên mức cao nhất trong 40 năm qua và bóp nghẹt các hộ gia đình ở Mỹ.
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump khi đương chức đã áp thuế đối với khoảng 350 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc để trả đũa việc Bắc Kinh vi phạm quyền tài sản trí tuệ của Mỹ và buộc các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ. Sau 4 năm áp dụng, các mức thuế trên có thể được bãi bỏ hôm 6/7 và 23/8 vừa qua, tương ứng với 2 vòng trừng phạt, nếu không có sự phản đối từ các công ty trong nước. USTR khẳng định các mức thuế này vẫn có hiệu lực trong lúc cơ quan này tiếp tục tiếp thu ý kiến của các bên liên quan, nhưng không cung cấp chi tiết về thời gian hoặc tiêu chí.
Các công ty Mỹ lách lệnh trừng phạt Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ
Các công ty Mỹ đã rút khỏi Nga do áp lực trừng phạt của phương Tây đang tìm cách giao thương bí mật với Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tờ Yeni Safak, một số công ty muốn lách các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga và đang mời các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành kinh doanh chung và trả một khoản hoa hồng nhất định. Số lượng các đề xuất làm ăn chung như vậy từ các công ty Mỹ đã tăng lên trong những tháng gần đây.
Các công ty Mỹ đang tìm cách nhập khẩu một loạt hàng hóa của Nga, trong đó có các sản phẩm hóa dầu, nhiên liệu khoáng, kim loại quý và đá, ngũ cốc, sắt thép, phân bón, hóa chất vô cơ, thủy sản và đồ uống có cồn.
Theo tờ Yeni Safak, các công ty Mỹ muốn tận dụng mối quan hệ tốt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Họ cũng muốn tận dụng các công ty Thổ Nhĩ Kỳ vốn có hậu cần tốt trong khu vực.
Nhiều công ty quốc tế có trụ sở chính tại Mỹ đã huy động các công ty con tại các khu thương mại tự do Dubai để phối hợp làm ăn kinh doanh như vậy.
Các doanh nghiệp Mỹ đã phải chịu thiệt hại đáng kể khi rút khỏi thị trường lớn của Nga. Mỹ đã thâm hụt thương mại 23,3 tỷ USD với Nga vào năm 2021.
Trước đó, tờ The Economist nhận định các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt của phương Tây đối với Nga cho đến nay vẫn chưa thể mang lại kết quả như mong đợi.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội của Nga sẽ giảm 6% vào năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, ít hơn nhiều so với mức giảm 15% mà các chuyên gia dự báo hồi tháng 4. Ngoài ra, doanh thu bán năng lượng của nước này sẽ tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai 265 tỷ USD trong năm nay, lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Hơn nữa, sau khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể kích hoạt suy thoái ở châu Âu. Giá khí đốt ở châu lục này đã tăng thêm 20% trong tuần này. Giới chuyên gia nhận định tất cả những vấn đề trên đã cho thấy hậu quả trực tiếp của các biện pháp trừng phạt Nga.
Giới phân tích nhận định lỗ hổng lớn nhất của các biện pháp trừng phạt Nga chính là lệnh cấm vận toàn bộ hoặc một phần đã bị trên 100 quốc gia chiếm 40% GDP thế giới không ủng hộ. Tờ báo cho rằng một nền kinh tế toàn cầu hóa vẫn có khả năng thích ứng tốt với các cú sốc và biến điều đó trở thành cơ hội, đặc biệt khi hầu hết các quốc gia không muốn thực thi chính sách của phương Tây.
Hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đưa công xưởng ở nước ngoài về nước Theo báo cáo mới nhất về xu hướng dịch chuyển công xưởng Mỹ vừa được công bố ngày 23/8, hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đang đưa các công xưởng từ các nước trở về Mỹ, tạo thêm được khoảng 350.000 vị trí việc làm cho người Mỹ chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay. Công nhân làm việc tại một nhà máy...