Mỹ vừa tạo ra AI đọc não người chính xác 97%
Một hệ thống trí tuệ nhân tạo mới có thể chuyển các tín hiệu từ não người thành văn bản với độ chính xác lên đến 97%.
Vài năm trở lại đây, chúng ta đã quen với công nghệ chuyển đổi lời nói thành văn bản nhờ các trợ lý ảo của Amazon hay Google. Nhưng giờ đây, nhân loại đã có thêm một cột mốc ấn tượng nữa trong lịch sử phát triển với công nghệ chuyển đổi ý nghĩ thành văn bản.
Trong quá trình giải mã điện tâm đồ bệnh động kinh, một nhóm nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm của bác sĩ Edward Chang, Đại học California San Francisco (UCSF) đã tìm cách ghi lại tín hiệu phát ra từ vỏ não bệnh nhân.
Các bác sĩ yêu cầu người bệnh đọc và lặp lại một số câu nói cho sẵn, đồng thời dùng các điện cực ghi lại tín hiệu cùng hoạt động của não tại thời điểm đó.
Trí tuệ nhân tạo AI có thể nhận biết tín hiệu giọng nói từ não và chuyển thành văn bản.
Từ dữ liệu thu thập được, nhóm này phân tích các tín hiệu của não tương ứng với tín hiệu giọng nói nhất định: nguyên âm, phụ âm, chuyển động miệng…
Video đang HOT
Sau đó họ dùng một hệ thống thần kinh nhân tạo khác để giải mã ngược các tín hiệu này thành văn bản. Kho dữ liệu của thí nghiệm chỉ bao gồm khoảng 30-50 câu nói. Hệ thống sẽ cố gắng dự đoán và sắp xếp văn bản dựa trên tín hiệu của vỏ não.
Ở điều kiện tốt nhất, hệ thống chuyển đổi này chỉ sai sót khoảng 3%. Xét trong điều kiện thí nghiệm, đây gần như là việc đọc suy nghĩ của người khác. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những dự đoán không chính xác của hệ thống khác với với việc sai lệch mà chúng ta nghe nhầm bởi tai người.
Ví dụ: “The museum hires musicians every evening” (Bảo tàng thuê nhạc công vào mỗi tối) bị dự đoán thành “The museum hires musicians every expensive morning” (Bảo tàng thuê nhạc công vào mỗi sáng đắt đỏ).
Hoặc “Part of the cake was eaten by the dog” (Một phần chiếc bánh đã bị chó ăn) bị dự đoán thành “Part of the cake was the cookie” (Một phần chiếc bánh làm từ bánh quy).
Tín hiệu từ vỏ não của bệnh nhân được ghi lại bằng các xung điện.
Trong các trường hợp sai sót nhiều nhất, các lỗi ở văn bản đầu ra hầu như không liên quan về mặt ngữ nghĩa hay ngữ âm so với lời nói gốc.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng hệ thống này có tiềm năng phát triển hướng đi mới cho việc giải mã hoạt động não dựa trên trí tuệ nhân tạo AI để diễn tả lời nói của con người (với mức sai sót 5%).
Tất nhiên sự so sánh này chưa thực sự công bằng. Con người chuyển tải lời nói bằng việc dùng tới hàng chục nghìn từ vựng. Ngược lại, hệ thống này chỉ phải học tín hiệu của khoảng 250 từ vựng với một tập hợp câu ngắn và hạn chế.
Nhóm nghiên cứu cho rằng trong tương lai, hệ thống sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những bệnh nhân mất khả năng trò chuyện.
Ann
AI phát hiện chuột cũng có nhiều biểu cảm khuôn mặt như người
Trí tuệ nhân tạo đã phát hiện loài chuột cũng có thể biểu đạt cảm xúc trên mặt tương tự con người, mở ra hy vọng tìm hiểu phản ứng của não người trong vấn đề này.
Chuột cũng có nhiều biểu cảm trên khuôn mặt như con người
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Sinh học thần kinh Max Planck (MPIN) tại Đức đã ghi lại khuôn mặt những con chuột trong phòng thí nghiệm khi tiếp xúc với các dạng kích thích khác nhau, ví dụ ăn vị ngọt hay bị điện giật... Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng thuật toán máy học để phân tích sự thay đổi trên khuôn mặt loài gặm nhấm này mỗi lần trải qua các cảm giác khác nhau.
Kết quả cho thấy các cơ mặt của chuột đổi mỗi lần thay cảm xúc. Theo TNW, nếu chuột cảm thấy đau sẽ kéo 2 tai về sau và phồng má lên, còn khi cảm thấy thoải mái thì đẩy hàm và tai ra phía trước, kéo mũi nhô ra khỏi miệng.
Trí tuệ nhân tạo cũng phát hiện thấy biểu cảm của các con chuột khác nhau phụ thuộc vào cách chúng cảm thấy trước mỗi lần tiếp nhận kích thích. Ví dụ, một con chuột đang khát khi được cho uống nước đường thì khuôn mặt trông thỏa mãn hơn đồng loại từng được đáp ứng trước đó.
Nhóm khoa học sau đó tìm hiểu tế bào não nào kích thích các phản ứng bằng cách sử dụng kỹ thuật được gọi là quang sinh (sử dụng ánh sáng để mô phỏng các neuron thần kinh khác nhau). Họ nhận thấy khi nhắm vào tế bào thần kinh kích hoạt các cảm xúc khác nhau, những con chuột hiển thị các biểu cảm trên khuôn mặt tương ứng.
Ý tưởng cho rằng biểu cảm trên khuôn mặt phản ánh cách bộ não xử lý cảm xúc được biết tới từ năm 1872, khi nhà bác học Charles Darwin tin rằng con người và động vật giao tiếp cảm xúc thông qua các biểu đạt tương đồng. Sự phát triển của AI hiện nay giúp con người có cơ hội kiểm chứng lý thuyết đó.
"Tôi bị cuốn hút bởi thực tế con người chúng ta có các trạng thái cảm xúc mà chúng ta trải qua khi 'cảm thấy' điều gì đó. Tôi muốn biết xem liệu chúng ta có thể tìm hiểu về cách trạng thái này xuất hiện trong não thông qua nghiên cứu trên động vật không", nhà khoa học thần kinh Nadine Gogolla, người dẫn đầu nghiên cứu lần này cho hay.
Nhóm nghiên cứu của Nadine huấn luyện phần mềm nhận biết phản ứng của chuột bằng cách nạp hình ảnh các biểu cảm trên khuôn mặt được gắn nhãn cùng cảm xúc liên quan. Sau đó họ cho hệ thống xem những tấm hình không đánh nhãn và yêu cầu AI giải mã những cảm xúc đó. Trí tuệ nhân tạo đã xác định chính xác tới 90% trường hợp.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những hiểu biết của họ về cách các neuron kích hoạt phản ứng trên khuôn mặt ở chuột sẽ giúp con người hiểu cách não bộ xử lý các rối loạn lo âu và trầm cảm. Từ đó chứng minh liệu Darwin có đúng trong suốt gần 150 năm qua hay không.
Anh Quân
iPhone của tỷ phú Jeff Bezos bị hack thế nào Một đoạn mã nhỏ có thể được cấy phần mềm độc hại, cho phép hacker truy cập hình ảnh và văn bản từ điện thoại của CEO Amazon. Chiều 1/5/2018, Jeff Bezos nhận được một tin nhắn trên WhatsApp từ tài khoản mang tên Thái tử Arab Saudi, Mohammed bin Salman. Hai người trước đó đã liên lạc bằng bằng tin nhắn trên...