Mỹ: Vụ tấn công lãnh sự quán ở Libya là hành động khủng bố
Đây chính là tuyên bố mới nhất của Washington liên quan đến vụ lãnh sự quán nước này tại Benghazi bị tấn công khiến đại sứ Chris Stevens cùng 3 nhân viên ngoại giao thiệt mạng. Hiện FBI đang tiếp tục điều tra truy tìm thủ phạm.
Như vậy sau nhiều ngày khẳng định vụ việc này chỉ là hành động bột phát trong đợt biểu tình phản đối bộ phim nhạo báng đạo Hồi của người Libya, chính phủ Mỹ đã chính thức thừa nhận đây là hành động khủng bố. Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố sẽ tiến hành một đợt rà soát chính thức đối với công tác an ninh tại lãnh sự này.
Lãnh sự quán Mỹ tại Libya đã bị tấn công nặng nề
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới ngày 20/9, người phát ngôn Nhà trắng Jay Carney tuyên bố: “Những gì xảy ra tại Benghazi đã đủ để nói lên rằng đó là một hành động tấn công khủng bố”. Trước đó, trong buổi điều trần hôm 19/9 tại đồi Capitol Hill, giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia của Mỹ Matthew Olsen chính là quan chức chính phủ đầu tiên gọi vụ tấn công này là hành động khủng bố. Ông Carney nhận định có thể Al-Qaeda đứng sau vụ việc này.
“Ông ấy (Matthew Olsen) cho biết dựa trên những thông tin hiện có…họ kết luận rằng những kẻ tấn công đã tranh thủ cơ hội và vụ tấn công có sự tham gia của các yếu tố trong đó không loại trừ khả năng có liên quan tới Al-Qaeda”, Carney nói. “Ông ấy cũng khẳng định rằng chúng ta chưa có thông tin rõ ràng nào cho thấy đây là một đợt tấn công được lên kế hoạch từ trước”.
Dù vậy thì phát biểu của ông Carney được xem như chỉ nhằm điều chỉnh về câu chữ các quan chức Mỹ dùng để miêu tả vụ việc chứ không cho thấy Washington đã tìm thấy manh mối nào mới. Hiện vụ việc vẫn đang được FBI tiến hành điều tra.
Phát biểu trước một nhóm cử tri tại Miami về việc liệu Al-Qaeda có liên quan đến vụ khủng bố này, Tổng thống Mỹ Obama nói: “Chúng tôi vẫn chưa rõ, do vậy hoạt động điều tra sẽ tiếp tục được tiến hành”. Đồng thời ông cho rằng không nên đánh đồng những kẻ đã sát hại đại sứ Stevens cùng các nhân viên với toàn bộ người dân Libya.
“Tôi nghĩ chúng ta cần hiểu rằng hành động đó không đại diện cho thái độ của người Libya đối với người Mỹ. Chúng ta đã giải phóng đất nước đó khỏi một kẻ độc tài đã khủng bố họ suốt 40 năm và Chris Stevens, với tư cách một đại sứ tại đó, là một trong những người đi đầu trong tiến trình đó. Chính vì vậy khi ông bị giết, không chỉ người dân tại Libya mà ngay cả những người ở trước cửa Nhà trắng cũng bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc”.
Hiện Bộ Ngoại giao Mỹ đang gặp nhiều chỉ trích khi không có biện pháp đảm bảo an ninh cần thiết cho Stevens cùng lãnh sự quán tại Benghazi trước vụ tấn công. Để xoa dịu tình hình, trong buổi họp kín với các nhà lập pháp về vụ tấn công, bà Clinton đã tuyên bố mở cuộc điều tra đối với lực lượng an ninh tại đây. Việc này sẽ do nhà ngoại giao kỳ cựu Thomas Pickering chịu trách nhiệm.
Bà Clinton cũng bác bỏ tin đồn cho rằng ông Stevens từ nhiều tuần trước khi qua đời đã cho biết ông nằm trong danh sách truy lùng của Al-Qaeda. “Tôi hòan toàn không có thông tin hay lí do gì để tin vào những tin đồn đó”. Đồng thời bà cũng cử vị phó của mình là William Burns tới Libya để chủ trì cho buổi lễ tưởng niệm ông Stevens cùng 3 nhân viên ngoại giao đã thiệt mạng.
Theo Dantri
Làn sóng chống Mỹ diễn biến phức tạp
Ngày 19.8, tờ The Jakarta Post đưa tin Mỹ vừa tạm thời đóng cửa lãnh sự quán nước này tại thành phố Medan, phía tây Indonesia.
Theo thông báo từ Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Jakarta, quyết định trên được đưa ra do tình hình biểu tình tại Medan. Đây là một trong hàng loạt sự kiện phản đối bộ phim chống Hồi giáo của nhân viên bất động sản Sam Bacile ở bang California. Tình hình biểu tình chống Mỹ cũng đang diễn ra phức tạp tại Pakistan, Afghanistan và nhiều nước khác. Trong một diễn biến liên quan, chi nhánh của mạng lưới al-Qaeda ở Bắc Phi vừa đưa ra lời kêu gọi các tay súng Hồi giáo tấn công sát hại các đại diện ngoại giao Mỹ tại khu vực, theo AFP. Đồng thời, lực lượng trên còn kêu gọi thanh niên Hồi giáo tràn vào các cơ quan ngoại giao Mỹ để đốt cờ nước này.
Giữa lúc làn sóng chống Mỹ đang dâng cao vì bộ phim trên, tuần báo trào phúng Charlie Hebdo (Pháp) ngày 19.9 đăng bức tranh biếm họa người theo đạo Hồi lẫn nhà tiên tri Mohammed. Trong đó có một bức tranh vẽ hình nhà tiên tri Mohammed khỏa thân. Một biên tập viên của tờ báo trên tuyên bố hình ảnh mới "gây sốc cho những ai muốn bị sốc". Giới quan sát lo ngại diễn biến này có thể châm ngòi một làn sóng nổi giận mới từ thế giới Hồi giáo.
Theo TNO
Mỹ đóng cửa sứ quán tại Indonesia Mỹ đã tạm thời đóng cửa lãnh sự quán của nước này ở thành phố lớn thứ ba Indonesia do các cuộc phản đối kéo dài liên quan đến một bộ phim chống Hồi giáo được sản xuất ở Mỹ, theo hãng tin AP. Khoảng 300 thành viên của phong trào Hồi giáo Hizbut Tahrir Indonesia sáng 19.9 đã tập hợp trước lãnh...