Mỹ vô cảm quay lưng trước thảm họa hạt nhân?
Mỹ không những không phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mà thậm chí còn tiếng kêu lên gọi các nước đã phê chuẩn từ bỏ.
Mỹ, Nga “bơi” ngược dòng?
Ngày 24/10, thông tấn của Pháp đưa tin, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc (LHQ), qua đó hội đủ điều kiện cần thiết để hiệp ước này có hiệu lực sau 90 ngày, dự kiến vào tháng 1/2021.
Chủ tịch Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) Peter Maurer tuyên bố sự kiện này là “chiến thắng của nhân loại và hứa hẹn một tương lai an toàn hơn”.
Còn trên Twitter, tổ chức Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân (ICAN), vốn đóng vai trò chủ chốt thúc đẩy LHQ thông qua TPNW và được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017, cũng thông báo Honduras trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn TPNW, kích hoạt hiệp ước có hiệu lực và tạo nên “lịch sử”.
Thế giới vẫn đối mặt nguy cơ hủy diệt từ vũ khí hạt nhân
TPNW được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 7/7/2017 với sự ủng hộ của 122 quốc gia thành viên.
Theo hiệp ước, tất cả các quốc gia đã phê chuẩn “không được phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, hoặc mua, sở hữu hay tích lũy vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác dưới bất cứ hoàn c ảnh nào”. Hiệp ước cũng cấm mọi hoạt động chuyển giao hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc thiết bị nổ hạt nhân.
Tính đến ngày 24/10, đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết hiệp ước. Theo quy định, TPNW sẽ chính thức có hiệu lực 90 ngày sau khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, toàn bộ 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, đều là những cường quốc hạt nhân, không tham gia TPNW. Hãng tin AP mới đây cho biết Mỹ vẫn đang hối thúc các quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước này rút lại sự ủng hộ của họ.
Giám đốc ICAN Beatrice Fihn nhấn mạnh về những tiến triển hướng tới việc kiềm chế các vũ khí hạt nhân như là Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân và các cơ chế giảm thiểu vũ khí hạt nhân khác. Theo bà, “luôn thiếu một khuôn khổ pháp lý, một sự cấm đoán thực sự theo luật pháp quốc tế giống như cách mà chúng ta cấm các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác”.
Giới chuyên gia đã đặt nghi vấn về khả năng hiệu quả của hiệp ước cấm hạt nhân này vì toàn bộ 5 cường quốc hạt nhân trong Hội đồng Bảo an đều không tham gia. Ngay cả Nhật Bản, quốc gia duy nhất trên thế giới đã hứng chịu sự tàn phá của các vụ ném bom nguyên tử, đã quyết định không ký vào hiệp ước khi cân nhắc đến các mối quan hệ an ninh của mình với Mỹ.
Trong khi đó, đa số các quốc gia và khu vực đã phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đều là các nhà nước nhỏ ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
Tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân USS Wyoming của Mỹ
Video đang HOT
Về phần mình, Mỹ không những không phê chuẩn hiệp ước này mà thậm chí còn lên tiếng kêu gọi các nước đã phê chuẩn từ bỏ nó.
Theo AP, trong bức thư Mỹ gửi đến những nước này, Washington cho biết 5 cường quốc hạt nhân đầu tiên là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp- cung với các đồng minh NATO của Mỹ đều nhất trí phản đối những “tác dụng ngược” của hiệp ước này.
Mỹ nói rằng hiệp ước này đang “đi ngược lại quy trình kiểm tra và giải giáp vũ khí hạt nhân và rất nguy hiểm” với Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân đã có tuổi đời một nửa thế kỷ và được coi là nền tảng của những nỗ lực không phổ biến hạt nhân trên toàn cầu.
Bức thư viết: “Mặc dù chúng tôi công nhận quyền chủ quyền của các bạn khi phê chuẩn hoặc tán thành TPNW, chúng tôi vẫn tin là các bạn đã phạm phải một sai lầm chiến lược và nên rút lại ngay sự phê chuẩn hoặc tán thành này của mình”.
Sự vô cảm hay lắt léo của người Mỹ?
Giám đốc ICAN Beatrice Fihn đã bác bỏ lập luận của các cường quốc hạt nhân rằng hiệp ước này sẽ cản trở Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân, gọi đó là những lời “dối trá rõ rệt”.
Bà nhấn mạnh: “Họ chẳng có cơ sở thực tế nào để biện minh cho điều đó. Hiệp ước Không phổ biến hat nhân là nhằm ngăn ngừa sự tràn lan của vũ khí hạt nhân và loại trừ vũ khí hạt nhân, và hiệp ước này thực thi những điều đó. Không lý nào Hiệp ước Không phổ biến hat nhân lại bị suy yếu bởi việc cấm vũ khí hạt nhân. Đó là mục đích cuối cùng của Hiệp ước Không phổ biến”.
Theo bà, việc chính quyền Tổng thống Trump gây sức ép lên các quốc gia để họ phải rút khỏi một hiệp ước được LHQ ủng hộ là một hành động chưa từng thấy trong các mối quan hệ quốc tế.
Một chứng tích vụ ném bom hạt nhân ngày 6/8/1945 do Mỹ gây ra tại Hiroshima, Nhật Bản
Cách đây 75 năm, vào ngày 6/8/1945, Mỹ đã thực hiện một vụ tấn công bất ngờ bằng bom nguyên tử nhằm vào Hiroshima.
Ba ngày sau, trong khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản đang tranh luận về việc đầu hàng và quân Liên Xô bắt đầu tham gia vào cuộc chiến tranh chống Nhật, quả bom nguyên tử thứ hai đã phá hủy Nagasaki.
Cuối năm đó, ít nhất 225.00 người, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, đã chết vì chính vụ nổ, các đám lửa lớn, bụi phóng xa, và bị nhiễm độc phóng xạ. Những người còn sống sót – được gọi là hibakusha – tiếp tục phải chịu đựng và sau đó qua đời vì những ảnh hưởng lâu dài của việc bị phơi nhiễm phóng xạ.
Tờ The Hill của Mỹ cho biết, nhiều thập kỷ chế tạo vũ khí hạt nhân với 2.056 vụ nổ thử nghiệm, trong đó có 528 vụ thử nghiệm ở ngoài khí quyển, đã để lại hàng đống chất độc và phóng xạ trên khắp nước Mỹ và trên toàn cầu.
Ước tính hiện vẫn còn khoảng 13.400 vũ khí hạt nhân, hơn 90% trong số đó là của Mỹ và Nga. Bảy quốc gia có vũ trang hạt nhân khác có kho vũ khí nhỏ hơn nhưng vẫn có khả năng gây ra thương vong lớn.
Nga cũng nằm trong số các cường quốc hạt nhân không tham gia TPNW
Một nghiên cứu giả định của các nhà nghiên cứu Đại học Princeton đã cho thấy cách một cuộc xung đột Mỹ-Nga thông thường có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh nhiệt hạch và ngay lập tức khiến hơn 91 triệu người bị thương vong. Những đám lửa, bụi phóng xạ, và những ảnh hưởng lâu dài khác có thể sẽ khiến số người chết tăng hơn nữa.
Trong bối cảnh như vậy, có không ít ý kiến bất bình khi Mỹ không chấp nhận đề nghị của Nga về việc gia hạn START Mới thêm 5 năm, hiệp ước giúp hạn chế mỗi nước không được triển khai quá 1.550 đầu đạn.
Thay vào đó, Washington lại đe dọa sẽ “chiến thắng” một cuộc chạy đua vũ trang mới. Mỹ cũng đã có kế hoạch kéo dài 30 năm trị giá 1,5 nghìn tỷ USD nhằm thay thế và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình.
Một quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương như Tuvalu, mới phê chuẩn TPNW hôm 12/10, ngày 20/10 đã cùng các nước lân cận nhấn mạnh về những hệ quả mà khu vực phải hứng chịu từ các vụ thử nghiệm hạt nhân của Anh, Pháp và Mỹ.
Mỏ uranium Mỹ xóa khỏi bản đồ trong Thế chiến II
Mỏ uranium Shinkolobwe tại Congo cung cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cho Dự án Manhattan, bao gồm hai quả bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản năm 1945.
"Cái tên Shinkolobwe khiến tôi đau đớn và buồn bã", nhà sử học Susan Williams tại Viện Nghiên cứu Thịnh vượng chung ở Anh cho hay. Có lẽ ít người biết Shinkolobwe là gì hoặc ở đâu. Tuy nhiên, mỏ uranium nhỏ ở tỉnh Katanga phía nam Congo này lại góp phần gây ra một trong những sự kiện tàn khốc nhất lịch sử.
"Khi nói về vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki, chúng ta không bao giờ nhắc tới Shinkolobwe", Isaiah Mombilo, nhà hoạt động vì quyền của người Congo tại Nam Phi, cho biết. "Một phần lịch sử của Thế chiến II đã bị lãng quên và đánh mất".
Câu chuyện về Shinkolobwe bắt đầu từ khi nguồn uranium phong phú được phát hiện tại đây vào năm 1915, trong thời kỳ Bỉ cai trị Congo. Khi đó nhu cầu uranium rất ít, nên thay vì khai thác tài nguyên này, công ty Union Miniere của Bỉ tập trung tìm kiếm radium, loại chất phóng xạ đã được vợ chồng Marie và Pierre Curie tách thành công.
Khu vực mỏ Shinkolobwe tại tỉnh Katanga, phía nam Congo, trong bức ảnh công bố năm 1960. Ảnh: AFP.
Đến năm 1938, với việc Otto Hahn khám phá ra phản ứng phân hạch hạt nhân, tiềm năng của uranium mới trở nên rõ ràng. Sau khi nghe tin về phát hiện này, nhà bác học Albert Einstein ngay lập tức viết thư cho tổng thống Mỹ lúc đó là Franklin Roosevelt để trình bày ý tưởng sử dụng uranium tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ, thậm chí là những quả bom uy lực.
Năm 1942, các chiến lược gia của quân đội Mỹ quyết định mua nhiều uranium nhất có thể nhằm theo đuổi kế hoạch phát triển bom nguyên tử có tên Dự án Manhattan. Dù bang Colorado và Canada cũng có các mỏ uranium, không nơi nào trên thế giới khi đó nhiều nguyên liệu hạt nhân như Congo.
"Cấu tạo địa chất của Shinkolobwe được mô tả như một nơi kỳ dị của tự nhiên", Tom Zoellner, nhà báo người Mỹ từng đến khu mỏ của Congo, cho biết. "Không khu mỏ nào khác có uranium với độ tinh khiết cao như Shinkolobwe. Chưa từng có nơi nào như vậy được tìm thấy".
Theo thỏa thuận giữa Mỹ với công ty Union Miniere, Washington sở hữu 1.200 tấn uranium từ Congo, mang về lưu trữ trên đảo Staten, và 3.000 tấn uranium khác cất ngay tại mỏ Shinkolobwe. Dưới ách thống trị của Bỉ, công nhân Congo phải làm việc quần quật ngày đêm để gửi hàng trăm tấn quặng tới Mỹ mỗi tháng.
"Shinkolobwe góp phần định đoạt ai là lãnh đạo tiếp theo của thế giới. Mọi chuyện bắt đầu từ đó", nhà hoạt động Mombilo nhận xét.
Toàn bộ kế hoạch của Mỹ được thực hiện trong bí mật, nhằm không đánh động phe Trục về sự tồn tại của Dự án Manhattan. Shinkolobwe thậm chí bị xóa khỏi bản đồ, trong khi các điệp viên được phái tới khu vực để cố tình lan truyền thông tin sai lệch về các hoạt động khai thác tại đây. Uranium được gọi là "đá quý", hay đơn giản chỉ là "nguyên liệu thô". Cụm từ "Shinkolobwe" không bao giờ được nhắc tới.
Bí mật về Shinkolobwe vẫn bị che giấu suốt thời gian dài sau Thế chiến II. "Những nỗ lực được tiến hành nhằm truyền đi thông tin rằng nguồn uranium tới từ Canada, như một cách đánh lạc hướng sự chú ý khỏi Congo", nhà sử học Williams cho biết, thêm rằng quá trình này kỳ công đến mức nhiều người giờ đây vẫn tin những quả bom nguyên tử được chế tạo bằng uranium của Canada.
Mặc dù một số lượng uranium nhất định được khai thác tại Canada và bang Colorado, phần lớn nguyên liệu hạt nhân của Mỹ vẫn đến từ Congo. Một phần uranium từ Congo còn được tinh chế ở Canada trước khi vận chuyển đến Mỹ.
Sau Thế chiến II, nhờ kỹ thuật làm giàu uranium được nâng cao, các cường quốc phương Tây bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại mỏ này. Tuy nhiên, nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của những nước khác, Washington quyết kiểm soát Shinkolobwe. "Dù không cần uranium tại đây, Mỹ vẫn không muốn Liên Xô tiếp cận được với nó", Williams giải thích.
Sau khi Congo giành độc lập từ tay Bỉ vào năm 1960, Shinkolobwe bị đóng cửa, đổ bê tông bít chặt lối vào. Tuy nhiên, phương Tây vẫn muốn chính phủ kiểm soát khu mỏ này đứng về phía quyền lợi của họ. "Do đó, Mỹ cùng nhiều cường quốc đã cố gắng để không ai có thể chạm tới Congo. Bất cứ ai muốn lãnh đạo Congo đều phải chịu sự kiểm soát của họ", Mombilo nói.
Theo nhà báo Zoellner, phương Tây đề cao tầm quan trọng của mục tiêu này đến mức sẵn sàng hỗ trợ lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ đầu tiên của Congo do thủ tướng Patrice Lumumba lãnh đạo, sau đó hậu thuẫn Mobutu Sese Seko lên nắm quyền vào năm 1965, mở ra hàng thập kỷ lầm than của đất nước dưới chính quyền độc tài.
Một người đàn ông chui vào hầm khai thác tại mỏ Shinkolobwe hồi năm 2004. Ảnh: AP.
Mobutu cuối cùng cũng bị lật đổ vào năm 1997. Tuy nhiên, "bóng ma" của Shinkolobwe tiếp tục ám ảnh Congo, khi các thợ mỏ bắt đầu tự do khai thác tại khu vực này để tìm đồng và coban quanh những giếng mỏ bị niêm phong. Đến cuối thế kỷ 20, ước tính 15.000 thợ mỏ và gia đình họ đã có mặt tại Shinkolobwe, tiến hành hoạt động khai thác trái phép mà không có bất cứ biện pháp nào đề phòng quặng phóng xạ.
Do đó, những tai nạn thường xuyên xảy ra. Năm 2004, 8 thợ mỏ thiệt mạng và hơn 10 người bị thương khi một đường hầm bị sập. Thêm vào đó, nỗi lo ngại uranium đang bị buôn lậu cho các nhóm khủng bố, hoặc những quốc gia bất mãn với phương Tây, thúc đẩy quân đội Congo giải tỏa ngôi làng của các thợ mỏ ở Shinkolobwe vào cùng năm.
Bất chấp trữ lượng khoáng sản phong phú tại Shinkolobwe, kể từ khi công ty Union Miniere rút khỏi đây vào đầu những năm 1960, chưa từng có hoạt động khai thác an toàn và hiệu quả nào được triển khai để mang lại lợi ích cho người dân Congo. Sau sự cố phóng xạ hạt nhân ở nhà máy Fukushima của Nhật Bản năm 2011, mọi lợi ích từ việc khai thác uranium cho mục đích dân sự đều bị cấm.
Tới nay, nhiều tài liệu về Shinkolobwe của Mỹ, Anh và Bỉ vẫn bị phân loại là hồ sơ mật, gây cản trở nỗ lực ghi nhận đóng góp của Congo cho chiến thắng của phe Đồng minh, cũng như việc điều tra tác động về môi trường và sức khỏe của khu mỏ. Nhà sử học Williams cho rằng điều này nên được coi là một phần trong lịch sử trục lợi từ Congo lâu dài của các thế lực phương Tây.
"Quá nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng, như y tế, chính trị và kinh tế. Chúng ta không thể biết những tác động tiêu cực của phóng xạ vì các hoạt động bảo mật đó", nhà hoạt động Mombilo nêu ý kiến, chỉ ra rằng nhiều trẻ em sinh ra trong khu vực được báo cáo bị dị tật, nhưng rất ít hồ sơ bệnh án được lưu trữ.
Nhiều người chịu ảnh hưởng từ mỏ Shinkolobwe đang vận động để được thừa nhận và đền bù. Tuy nhiên, họ cũng nhận thức được rằng khó có thể tìm ra người chịu trách nhiệm nếu thiếu thông tin về khu mỏ và những gì từng diễn ra tại đây.
"Shinkolobwe là một lời nguyền với Congo", Mombilo nói.
Thủ tướng Nhật cam kết không lặp lại thảm kịch chiến tranh Thủ tướng Nhật cam kết không để sự tàn phá của chiến tranh tái diễn trong dịp kỷ niệm 75 năm đầu hàng quân Đồng minh trong Thế chiến II. "Không bao giờ để lặp lại thảm kịch chiến tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì cam kết kiên định này", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay phát biểu tại...