Mỹ viện trợ thêm 2,6 tỉ USD vũ khí cho Ukraine
Gói viện trợ trị giá 2,6 tỉ nâng tổng khoản viện trợ an ninh Mỹ dành cho Ukraine kể từ đầu chiến sự lên hơn 35,2 tỉ USD.
Gói viện trợ mới có đạn dược cho hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS). Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 5.4 đưa tin Mỹ công bố viện trợ quân sự thêm 2,6 tỉ USD cho Ukraine trong đó có 3 hệ thống radar phòng không, các rốc két chống tăng và xe tải nhiên liệu.
Gói viện trợ vũ khí mới gồm 2,1 tỉ USD từ Sáng kiến Viện trợ an ninh Ukraine (USAI) cho phép chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mua vũ khí từ các hãng thay vì lấy từ kho vũ khí.
Xem nhanh: Ngày 404 chiến dịch, Nga giăng bẫy phi công Ukraine, Crimea hối hả xây chiến hào
Trong gói USAI có thêm đạn dược cho các hệ thống phòng không NASAMS mà Mỹ và các đồng minh đã chuyển cho Kyiv, đạn chính xác, rốc két GRAD, rốc két chống tăng, hệ thống cầu nối bọc thép được sử dụng trong các cuộc tấn công và 105 xe kéo nhiên liệu, cùng với kinh phí đào tạo và bảo trì.
Khoản tiền còn lại đến từ quỹ PDA, cho phép tổng thống lấy từ kho hiện có của Mỹ trong trường hợp khẩn cấp. Phần này gồm 6 loại đạn dược, trong đó có đạn dược cho hệ thống phòng không Patriot, đạn xe tăng và đạn dược cho hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao ( HIMARS).
Mỹ hiện cam kết hơn 35,2 tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt từ ngày 24.2.2022.
Nga chưa bình luận về diễn biến trên, nhưng luôn chỉ trích phương Tây làm leo thang tình hình khi cung cấp vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, phương Tây nỗ lực viện trợ Ukraine và giới chức Mỹ cho rằng điều này sẽ giúp Kyiv giành nhiều lợi thế hơn một khi hòa đàm với Moscow.
Đại tướng Mỹ Milley nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu thu hồi toàn bộ lãnh thổ trong năm nay
Trong một diễn biến khác, hãng TASS ngày 4.4 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Nga có cả tiềm năng quân sự và ý chí để bảo vệ chủ quyền chống lại mọi mối đe dọa.
“Chúng tôi có quyết tâm. Xã hội của chúng tôi được củng cố trên nền tảng đảm bảo chủ quyền và được bảo vệ để ngăn chặn mọi mối đe dọa và sự xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ”, ông phát biểu.
Về vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân, ông cho biết phía Nga đã nhiều lần đề cập. “Các đối thủ của chúng tôi chỉ đơn giản là phải thực tế về những gì đang diễn ra xung quanh họ và kiềm chế mọi hành động leo thang hoặc khiêu khích chống lại chúng tôi. Bởi vì nếu không, điều gì đó có thể xảy ra mà hiện tại chỉ có thể được thảo luận theo giả thuyết”, theo ông Ryabkov.
Ông nhấn mạnh rằng việc điều động vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus là phản ứng tự nhiên sau thách thức và rủi ro gia tăng đối với an ninh Nga.
Vũ khí hạt nhân Nga sẽ đặt gần NATO
Quốc gia NATO thừa nhận không còn khả năng viện trợ vũ trang cho Ukraine
Tổng thống Petr Pavel cho biết Cộng hòa Séc đã làm mọi thứ có thể để giúp đỡ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, song khả năng sản xuất đạn dược của quốc gia này đang bị hạn chế do thiếu lực lượng lao động.
Tổng thống Séc Petr Pavel. Ảnh: AFP
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Suddeutsche Zeitung của Đức hôm 23/3, ông Pavel nói:"Chúng tôi không chỉ viện trợ những gì có thể từ nguồn dự trữ của đất nước, mà còn mua linh kiện ở nước ngoài để gửi cho Ukraine. Cộng hòa Séc vẫn có khả năng sản xuất một số hệ thống phòng không và đạn dược mà Ukraine cần, nhưng bị hạn chế do thiếu lực lượng lao động".
Ông cho biết Séc là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất châu Âu. Có rất ít người lao động đến đây. Nhưng ông Pavel giải thích vẫn còn cơ hội thông qua việc đưa người lao động từ Ukraine đến đất nước này.
Ông cũng nhận định năm nay sẽ là năm "quyết định" đối với kết quả của cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Séc, từng là Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO từ năm 2015 đến 2018, cảnh báo rằng sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev "sẽ giảm dần theo thời gian" do xung đột kéo dài khiến nhiều quốc gia mệt mỏi.
"Một mình châu Âu gần như không thể duy trì mức hỗ trợ như hiện tại cho Ukraine. Nếu hỗ trợ của Mỹ suy yếu, thì một số quốc gia châu Âu cũng vậy," ông nói và cho rằng Ukraine phải tính đến vấn đề này khi lên kế hoạch cho các bước tiếp theo trên chiến trường, vì năm sau, Kiev có thể sẽ không thể bắt đầu bất kỳ chiến dịch quy mô lớn và công phu nào.
Theo Bộ Quốc phòng Séc, nước này đã cung cấp cho Kiev lô vũ khí trị giá 2,5 tỷ USD trong cuộc xung đột với Nga. Praha không tiết lộ các loại vũ khí được cung cấp do lo ngại vấn đề an ninh và chiến thuật.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần chỉ trích việc cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine từ phương Tây, cho rằng chúng chỉ làm leo thang và kéo dài chiến sự mà không thay đổi được kết quả cuối cùng.
Theo Moskva, việc vận chuyển vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện binh sĩ Ukraine đã phần nào khiến các quốc gia phương Tây tham gia trực tiếp vào xung đột.
Canada đặt Mỹ sản xuất hệ thống tên lửa phòng không NASAMS cung cấp cho Ukraine Canada đã đặt hàng hệ thống phòng không tiên tiến NASAMS của Mỹ để cung cấp cho Ukraine. Hệ thống tương tự đang làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Kiev, với hiệu quả bắn chặn thành công 100%. Một trong hai hệ thống NASAM ở Ukraine hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Kiev. Ảnh minh họa: Raytheon Canada đang...