Mỹ viện trợ gì cho Ukraine trong gói vũ khí mới 400 triệu USD?
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 3/3 thông báo sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine.
Binh sĩ Ukraine chuẩn bị nã pháo vào các vị trí của Nga gần Bakhmut ngày 15/2. Ảnh: AP
Theo đài RT, gói này gồm một số loại đạn pháo, nhưng trong bối cảnh có thông tin về tình trạng thiếu hụt, không rõ mỗi lực lượng của Kiev sẽ nhận được bao nhiêu.
Gói này là đợt viện trợ quân sự thứ 33 dành cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Từ khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, Mỹ đã gửi cho Kiev số vũ khí trị giá hơn 32 tỷ USD, trong số quỹ hơn 110 tỷ USD mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden phân bổ để viện trợ quân sự và kinh tế.
Theo một tuyên bố của Lầu Năm Góc, gói viện trợ gồm đạn pháo 155 mm và 125 mm, đạn pháo tự động 25 mm, đạn cho Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS), cầu dã chiến, đạn phá hủy và thiết bị sửa chữa.
Gần đây, các tuyên bố về gói viện trợ có cả thông tin về số lượng từng loại đạn dược. Trước đây, các tuyên bố không nêu số lượng cụ thể.
Khi Ukraine tiêu thụ đạn dược với tốc độ nhanh, Mỹ đang yêu cầu quân đội Ukraine tiết kiệm nguồn cung, còn quân đội Mỹ phải dùng các kho dự trữ ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của Ukraine. Theo nhiều phương tiện truyền thông, vũ khí trong kho quân sự ở Mỹ và châu Âu gần như đã cạn do nỗ lực trang bị vũ khí cho Ukraine.
Theo số liệu gần đây nhất của Lầu Năm Góc, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 1,4 triệu quả đạn pháo từ tháng 2 năm ngoái. Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine chừng nào còn cần thiết và Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky sẽ quyết định thời điểm đàm phán với Nga.
Video đang HOT
Điện Kremlin đã nhiều lần cảnh báo rằng việc phương Tây tiếp tục ủng hộ Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột mà không thay đổi được kết cục. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo rằng sự can dự ngày càng sâu của phương Tây cũng làm tăng khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Nga và Mỹ.
Trước đó, Ukraine cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ cùng khởi động cơ chế điều phối cung cấp vũ khí cho nước này. Thông tin trên được công bố sau cuộc gặp đầu tiên của đại diện cấp cao 3 bên diễn ra ngày 21/2 tại Brussels, Bỉ.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã thảo luận với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell về sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất vũ khí và cải thiện việc mua sắm vũ khí để đảm bảo cung cấp cho Ukraine. Ông Borrell cho biết đang tìm cách đẩy nhanh việc giao hàng từ các quốc gia thành viên tới Ukraine.
Để đạt được mục tiêu này, ba bên sẽ thiết lập một cơ chế phối hợp, liên kết các ngành công nghiệp quốc phòng, các nhà thầu và chính phủ. Theo đó, cơ chế này không chỉ đáp ứng nhu cầu của Ukraine mà còn bổ sung cho kho dự trữ đạn dược của các nước thành viên NATO và EU.
Đại diện NATO và EU cho biết do tốc độ tiêu thụ đạn dược lớn hơn tốc độ sản xuất, các quốc gia thành viên EU và NATO cần phải tăng cường sản xuất. Ông Stoltenberg cho biết NATO sẽ giúp Ukraine phát triển một hệ thống mua sắm hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, đồng thời sẽ tăng mục tiêu cho các kho dự trữ đạn dược thông qua quy trình lập kế hoạch quốc phòng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Kuleba của Ukraine cho biết những nỗ lực tăng cường sản xuất đã bắt đầu từ cuối mùa hè năm ngoái.
Mỹ, Đức đẩy nhanh chuyển giao vũ khí cho Ukraine sau động thái của Nga
Sau khi Nga không kích các thành phố của Ukraine để trả đũa vụ nổ trên cầu Crimea, cả Mỹ và Đức đều đẩy nhanh chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Tổng thống Biden cam kết hỗ trợ Ukraine. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, Mỹ đang tăng tốc vận chuyển hai hệ thống phòng không tiên tiến cho Ukraine trong bối cảnh Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tăng cường yêu cầu phương Tây cung cấp vũ khí tân tiến hơn để đối phó với Nga.
Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố rằng tập đoàn Raytheon của Mỹ sẽ đẩy nhanh tiến độ lắp ráp các đơn vị Hệ thống Tên lửa Đất đối không Tiên tiến Quốc gia (NASAMS) bằng cách sử dụng các bộ phận hiện có thay vì chế tạo mới. Mỹ cũng đang ký hợp đồng để sản xuất nhiều bộ phận khác trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine.
Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/10: "Chúng tôi đang sử dụng một số công cụ để chuyển tiền và hoàn thành quá trình ký hợp đồng một cách nhanh chóng. Chúng tôi tập trung vào tốc độ và đây là một ví dụ về khả năng làm việc nhanh chóng với ngành này để đẩy nhanh quá trình giao vũ khí".
Tổng thống Zelensky đã nói rằng phòng không là ưu tiên hàng đầu của Ukraine trong cuộc chiến chống lực lượng Nga. Lời kêu gọi này càng trở nên cấp thiết sau khi Nga tấn công tên lửa Ukraine trong những ngày gần đây để trả đũa vụ nổ trên cầu Crimea.
Trong cuộc điện đàm ngày 10/10 với ông Zelensky, Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cần thiết cho Ukraine, trong đó có cả các hệ thống phòng không tiên tiến. Tuyên bố của Nhà Trắng không nêu rõ ông Biden đang nói về hệ thống nào, nhưng cuộc điện đàm cho thấy Mỹ đang chịu áp lực phải cung cấp các hệ thống phòng không và chống tên lửa tầm xa hơn cho Ukraine.
NASAMS, do Kongsberg Defense và Aerospace của Na Uy phát triển, là một trong những hệ thống phòng không được sử dụng rộng rãi nhất của NATO và là hệ thống bảo vệ khu vực Washington. Lầu Năm Góc cho biết hệ thống này sẽ được giao trong vòng vài tuần.
Người phát ngôn của Raytheon cho biết các bộ phận của NASAMS được sản xuất tại một số địa điểm như Mississippi, California, Arizona và Na Uy. Hai hệ thống NASAMS bổ sung đã được đưa vào hợp đồng vào tháng 8 nhưng đang được chế tạo mới và sẽ phải đến năm 2024 mới hoàn thành. Bốn hệ thống nữa sẽ được chế tạo vào một thời gian sau đó và cũng đã được cam kết chuyển giao cho Ukraine.
Bệ phóng IRIS-T SLM tại Berlin. Ảnh: Wikipedia
Trong khi đó, theo tờ Der Spiegel của Đức, Ukraine đã nhận được chiếc đầu tiên trong số 4 hệ thống phòng không IRIS-T SLM từ Đức. Mặc dù kho dự trữ vũ khí đã cạn kiệt nghiêm trọng, nhưng Đức vẫn cung cấp cho Ukraine hệ thống cực kỳ hiện đại này trước cả các lực lượng của chính Đức.
Hệ thống IRIS-T SLM gồm một xe chỉ huy, một xe radar và một bệ phóng gắn trên xe tải có khả năng bắn 8 tên lửa. Hệ thống này đã được bàn giao cho quân đội Ukraine ở biên giới Ba Lan-Ukraine ngày 11/10.
Quá trình bàn giao diễn ra 4 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht có chuyến thăm không báo trước tới Ukraine. Trong chuyến thăm, bà hứa với người đồng cấp Ukraine rằng nước này sẽ nhận được IRIS-T trong vài ngày tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết cung cấp hệ thống này cho Ukraine vào tháng 6 và thời gian chuyển giao ban đầu dự kiến vào tháng 11.
Theo bà Lambrecht, các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine mới đây cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine một cách nhanh chóng.
Đức đã hứa chuyển cho Ukraine ít nhất bốn hệ thống IRIS-T. Hệ thống này có thể tấn công tên lửa đang bay tới cách xa tới 40 km. Ukraine đã yêu cầu Đức cung cấp ít nhất hơn chục hệ thống này và đề nghị mua trực tiếp từ nhà sản xuất Diehl Defense.
Quân đội Đức vẫn chưa triển khai hệ thống IRIS-T trên mặt đất, còn ba hệ thống còn lại vẫn chưa được sản xuất. Thời gian qua, Đức đã bị Ukraine chỉ trích vì do dự trong viện trợ vũ khí hạng nặng, nhưng vũ khí mà nước này gửi đi đã khiến kho dự trữ của Đức cạn kiệt.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã cảnh báo về tình trạng kho vũ khí bị thâm hụt vào tháng 8. Một bài báo của Business Insider tiết lộ rằng Quân đội Đức chỉ có đủ đạn dược dùng cho hai ngày nếu xảy ra chiến tranh.
Lo ngại nguy cơ vũ khí rơi vào tay tội phạm trong giai đoạn hậu xung đột Ukraine Tổng Thư ký Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol), tướng Juergen Stock cảnh báo nhiều vũ khí đang được gửi đến Ukraine cuối cùng sẽ rơi vào tay các nhóm tội phạm ở châu Âu và cả ở những khu vực khác. Tên lửa vác vai Stinger, vũ khí mà Mỹ và nhiều nước châu Âu cam kết chuyển giao cho Ukraine....