Mỹ vạch kế hoạch rút quân khỏi Niger

Theo dõi VGT trên

Các kế hoạch do phía Mỹ trình bày sẽ được Niger thảo luận với mục tiêu đảm bảo việc Washington rời đi sẽ diễn ra trong “những điều kiện tốt nhất có thể, trật tự, an ninh và tuân thủ thời hạn đã đặt ra”.

Mỹ vạch kế hoạch rút quân khỏi Niger - Hình 1
Trước khi Mỹ rút quân khỏi Niger, binh sĩ Pháp cũng bị buộc phải rời khỏi nước này. Ảnh: AFP/TTXVN

Tờ Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ mới đây cho biết, một phái đoàn Mỹ sẽ trình bày với Chính phủ Niger các kế hoạch chi tiết về việc đóng cửa hai căn cứ quan trọng của Lầu Năm Góc và rút toàn bộ binh sĩ Mỹ sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden tiến hành các cuộc đàm phán căng thẳng liên quan đến quyết định của quốc gia châu Phi này về việc chấm dứt sứ mệnh chống khủn.g b.ố.

Các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, gồm Chris Maier, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các hoạt động đặc biệt và xung đột cường độ thấp, và Trung tướng Dagvin Anderson, người giám sát việc phát triển lực lượng trong Bộ tham mưu liên quân của Lầu Năm Góc, đã bắt đầu thảo luận với các quan chức Niger trong tuần này.

Các cuộc thảo luận là một diễn biến mới trong cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Niger và bản chất của mối quan hệ rộng lớn hơn giữa hai nước. Nó xuất hiện khi thủ tướng Niger, được bổ nhiệm sau cuộc đảo chính quân sự năm 2023, cáo buộc Mỹ tìm cách áp đặt các thỏa thuận đối ngoại của quốc gia châu Phi này và đổ lỗi cho Washington về việc phá vỡ mối quan hệ đối tác an ninh quan trọng.

Một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng cũng đã thảo luận về việc chuẩn bị rời khỏi hai căn cứ của Mỹ, nơi diễn ra các hoạt động của máy bay không người lái trong khu vực trong hơn một thập kỷ, và việc rút lui của khoảng 1.000 nhân viên Mỹ, bao gồm các binh sĩ, nhân viên dân sự và nhà thầu quốc phòng.

Trong khi các quan chức Mỹ đã hy vọng trong nhiều tháng rằng việc rút quân hoàn toàn có thể tránh được sau quyết định của chính quyền Biden đình chỉ hầu hết viện trợ quân sự do cuộc đảo chính ở Niger, thì giờ đây họ đang phải tiến hành kế hoạch đó. Liệu sự hợp tác có thể tiếp tục một cách nghiêm túc trong tương lai hay không vẫn chưa được biết.

Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ lưu ý rằng, sau khi lệnh rút quân được đưa ra, sẽ phải mất vài tuần trước khi các gói hàng thiết bị đầu tiên được chuyển đi, nhưng ông này cũng nói rằng binh lính Mỹ có thể được luân chuyển ngay lập tức khỏi Niger.

Chính phủ Niger thông báo, các cuộc đàm phán với Tướng Anderson và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Maier, với sự tham gia của Đại sứ Mỹ tại Niger Kathleen FitzGibbon, thể hiện một bước quan trọng sau quyết định của Niamey vào mùa xuân này nhằm chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ, đán.h dấu “bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước”.

Video đang HOT

Chính phủ Niger cho biết các kế hoạch do phía Mỹ trình bày sẽ được các quan chức nước này thảo luận với mục tiêu đảm bảo việc Washington rời đi sẽ diễn ra trong “những điều kiện tốt nhất có thể, trật tự, an ninh và tuân thủ thời hạn đã đặt ra”.

Một quan chức Mỹ thứ hai xác nhận Mỹ đang tập trung vào việc đán.h giá những thiết bị nào phải được vận chuyển khỏi Niger khi lực lượng của họ rút đi và những gì có thể được để lại. Ông cho biết những quyết định đó sẽ phụ thuộc một phần vào giá trị và tính nhạy cảm của từng loại trang thiết bị – chẳng hạn như vũ khí, đạn dược và thiết bị liên lạc phải được chuyển đi, nhưng những thứ như phương tiện hoặc thiết bị xây dựng có thể để lại.

Trong khi đó, lực lượng Mỹ có rất ít tương tác với đội quân Nga đang đóng cùng một căn cứ không quân nơi một số quân nhân Mỹ đồn trú. Quyết định của Niger mời quân đội Nga tới khi mối quan hệ quân sự với Washington đang xấu đi là một điểm bất đồng khác với Mỹ, quốc gia đang vướng vào cuộc đối đầu lớn với Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Các quan chức Mỹ có kế hoạch yêu cầu phía Niger giúp họ đảm bảo rằng các thiết bị hoặc cơ sở nhạy cảm không rơi vào tay Nga sau khi họ rút đi. Cùng với đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách thiết lập các cơ sở thay thế nhằm đối phó với phong trào Hồi giáo cực đoan đang gia tăng ở Sahel. Nếu không có căn cứ ở Niger, Mỹ sẽ khó có thể ngăn chặn mối đ.e dọ.a do các nhóm có liên hệ với al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng gây ra.

Một quan chức Mỹ tiết lộ Washington đang tìm kiếm “các đối tác sẵn sàng”, tập trung vào Bờ Biển Ngà và Nigeria như những khả năng tiềm năng. Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, Tướng Thủy quân lục chiến Michael Langley, đã có chuyến thăm tới các quốc gia này trong tháng qua.

Chiến lược của Mỹ ở châu Phi đang gặp khó trước Nga?

Mỹ dự kiến sẽ mất quyền tiếp cận căn cứ máy bay không người lái quan trọng ở Niger mà nước này sử dụng để chống lại IS ở Sahel, trong bối cảnh sự hiện diện của Nga ngày càng tăng.

Chiến lược của Mỹ ở châu Phi đang gặp khó trước Nga? - Hình 1
Nhiều nước châu Phi đang đán.h giá lại sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của họ. Ảnh: AFP/TTXVN

Các quan chức Mỹ đang bắt đầu chấp nhận rằng chiến lược ép Niger và các nước châu Phi bị chiến tranh tàn phá khác cắt đứt quan hệ với Nga và "đi theo các chuẩn mực dân chủ phương Tây" không còn hiệu quả nữa, theo nhận định của tờ Politico (Mỹ) mới đây.

Nguồn tin trên dẫn lời hai quan chức Mỹ quen thuộc với vấn đề này cho biết, sự rạ.n nứ.t gần đây trong quan hệ với Niger, nơi quân đội Mỹ chuẩn bị rút lui, đã buộc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden phải tính toán lại về cách tiếp cận của họ nhằm duy trì các đồng minh của mình tại những khu vực đầy biến động ở châu Phi.

Các quốc gia trên khắp lục địa châu Phi, bao gồm Chad, CH Trung Phi, Mali và Libya, đã quay sang Nga để được hỗ trợ an ninh. Một quan chức Mỹ cho biết hiện tại, tại Niger đã "gạt Mỹ sang một bên" và buộc 1.100 lính Mỹ phải rút lui khỏi đó trong vài tháng tới. Mới nhất, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder ngày 24/4 cho biết Mỹ sẽ di dời hầu hết trong số khoảng 100 binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt mà nước này đã triển khai ở Chad.

Trong khi Washington bày tỏ lo lắng về mối quan hệ của Niger với Iran, thì các quan chức Mỹ lại đặc biệt lo ngại về việc hoạt động tại một quốc gia mà chính phủ có quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ với Nga.

Chính quyền quân sự ở Niger vào tháng 3 đã kêu gọi hủy thỏa thuận liên quan đến sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này, nhưng ngày rời đi của họ vẫn chưa được ấn định.

Nếu quân đội Mỹ rời đi, Mỹ sẽ mất quyền tiếp cận căn cứ quân sự quan trọng mà nước này dựa vào để chống lại các nhóm như tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Căn cứ máy bay không người lái của Mỹ ở Niger được sử dụng để thu thập thông tin tình báo, chìa khóa để nhắm vào các thành trì khủn.g b.ố trong khu vực.

Cameron Hudson, cựu nhân viên tình báo của CIA về châu Phi, cho biết: "Khi tất cả các quốc gia này đuổi Pháp và hướng nội, chúng tôi đã tìm cách 'xoay trục' để trở thành nhà hòa giải với hy vọng có thể duy trì sự hiện diện của mình ở đó, đặc biệt là với các nước có đảo chính ở châu Phi. Nhưng tất cả những điều đó rõ ràng là không hiệu quả. Bây giờ chúng tôi đã bị gạt sang một bên, trong khi Nga lại đang tăng cường sự hiện diện".

Luật pháp Mỹ cấm Washington cung cấp tiề.n cho các chính phủ đảo chính, trong đó có Niger. Nhưng các quan chức Mỹ đã cố gắng duy trì quan hệ ngoại giao với những quốc gia đó - nhiều quốc gia trong số này có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào - nhằm nỗ lực một ngày nào đó sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và tài chính khác.

Chiến lược của chính quyền Biden là tìm cách lôi kéo các chính phủ đảo chính và "đàm phán về lộ trình cũng như thời gian biểu cho các cuộc bầu cử dân chủ".

Nhưng các nhà lãnh đạo châu Phi, trong khi nói với các nhà ngoại giao và các quan chức Mỹ rằng họ muốn duy trì quan hệ với Washington, phần lớn đã bác bỏ những đề xuất rằng đất nước họ "cần thực hiện dân chủ (kiểu phương Tây) một cách đầy đủ hơn".

Một quan chức Mỹ thứ ba nêu rõ: "Với hầu hết các chính phủ này, họ thực sự không muốn bị sai bảo phải làm gì. Có một lịch sử lâu dài về việc phương Tây dạy các nước châu Phi cách cai trị và đến nay họ nói 'đủ rồi'".

Những người khác đã phản đối yêu cầu cải cách của Mỹ, cho rằng phương Tây không có quyền thuyết giảng về dân chủ ở châu Phi khi họ phớt lờ những vấn đề tương tự với các đồng minh ở những nơi khác trên thế giới.

Những lời từ chối đó, bao gồm cả ở Niger, đã thử thách các quan chức Mỹ khi họ cố gắng tìm cách giữ vững mối quan hệ đối tác lâu dài của Washington với các quốc gia có nhiều khoáng sản.

Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo châu Phi đã hoan nghênh sự hiện diện của Nga, cho rằng Moskva có thể cung cấp hỗ trợ an ninh nhanh chóng khi Mỹ không thể.

Theo một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ, đằng sau hậu trường, Washington tin rằng việc rút lui hoàn toàn khỏi các quốc gia "đang gặp thách thức về dân chủ" có thể là điều không khôn ngoan và làm như vậy "sẽ để lại một khoảng trống lớn cho các đối thủ cạnh tranh" như Nga hay Trung Quốc nhảy vào.

Do đó, chiến lược gần đây nhất của Mỹ "nhấn mạnh vào các vấn đề tiêu cực của lực lượng quân sự tư nhân Nga ở châu Phi nhằm ngăn cản các nước liên minh với Moskva".

Tuy nhiên, cho đến nay, nỗ lực đó vẫn chưa đảo ngược được quyết định hợp tác với Nga của các nhà lãnh đạo châu Phi. Quan chức Mỹ trên thừa nhận, nhu cầu trước mắt của họ về sự hỗ trợ và an ninh là quá lớn và Mỹ không thể cung cấp loại trợ giúp đó.

Quan chức cấp cao Mỹ này nói: "Nga có lợi thế thực sự so với Mỹ là họ có vũ khí và sẵn sàng bán vũ khí, từ vũ khí nhỏ đến cả máy bay trực thăng. Có rất nhiều thách thức về an ninh ở châu Phi và các nước ở lục địa này cần có vũ khí".

Rõ ràng, Nga đã nắm bắt cơ hội để giúp đảm bảo an ninh cho các nước châu Phi. Ví dụ, giờ đây lần đầu tiên tại Niger, Bộ Quốc phòng Nga đang giám sát một nhiệm vụ an ninh mới, triển khai các cố vấn quân sự đến giúp huấn luyện quân đội Niger. Các động thái của Nga đã làm dấy lên cảnh báo đối với các quan chức chính quyền Tổng thống Biden, những người đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận với chính quyền quân sự để cuối cùng sẽ cho phép quân đội Mỹ ở lại nước này.

Hiện vẫn chưa rõ lực lượng Mỹ sẽ rời Niger trong bao lâu hoặc liệu có cách nào để đàm phán để họ ở lại hay không. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết có khả năng Mỹ vẫn giúp huấn luyện quân đội ở Niger.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Patrick Ryder mới đây xác nhận đã "bắt đầu các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Niger về việc rút lực lượng Mỹ khỏi nước này một cách có trật tự" và cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang cử một phái đoàn tham gia các cuộc thảo luận, nhưng không đưa ra khung thời gian phái đoàn đến hoặc quân Mỹ rời khỏi Niger.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Huy động khẩn cấp các bác sĩ để cứu chữa các nạ.n nhâ.n vụ nổ xe bồn ở Nigeria
18:48:37 16/10/2024
Vụ nổ xe bồn ở Nigeria: Số người thiệ.t mạn.g tăng lên trên 140 người
08:21:40 17/10/2024
Phần Lan: Phương Tây thực sự đã mệt mỏi vì chiến sự ở Ukraine
07:17:14 16/10/2024
Siêu Trăng tháng 10 và hiện tượng sao kép hiếm có
18:06:17 16/10/2024
Ông Netanyahu 'khẩu chiến' với Tổng thống Macron về nguồn gốc của Israel
21:07:17 16/10/2024
Những đứ.a tr.ẻ bị đ.e dọ.a tính mạng vì cha mẹ... cãi nhau
20:40:45 17/10/2024
Các quốc gia Châu Phi sẽ thành lập ngân hàng năng lượng của riêng mình
05:15:54 17/10/2024
Tấ.n côn.g ở Zaporizhia, Nga đán.h nghi binh hay đang mở rộng chiến trường?
19:44:58 17/10/2024

Tin đang nóng

Pha Lê cảnh báo nam nghệ sĩ hài đán.h v.ợ: "Nhìn vết thâm tím trên người con bé mà cơn giận lên tới đầu"
19:50:56 17/10/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Hoàng Thùy Linh - Đen Vâu?
20:46:36 17/10/2024
Mạc Văn Khoa bị nghi ngờ "thường xuyên đán.h v.ợ", bà xã anh phản ứng thế nào?
23:07:11 17/10/2024
Vừa hẹn hò với nhân tình ở nhà nghỉ xong, bước ra khỏi cửa đã thấy vợ đứng chờ, cô nói một câu khiến tôi 'cứng họng'
19:52:46 17/10/2024
Đón con tan học, bỗng thấy đứ.a tr.ẻ khuôn đúc vợ cũ, tôi lặng lẽ đi theo thì phát hiện bí mật sốc
20:31:35 17/10/2024
Sao Việt 17/10: Võ Hoàng Yến mừng đầy tháng con gái
20:04:13 17/10/2024
Sự hết thời của 1 sao hạng A: Nhan sắc biến dạng không ai mời đóng phim, nợ nần chồng chất phải nhặt rác kiếm sống
22:37:14 17/10/2024
Ngày giỗ đầu của chồng, vợ vác bụng bầu khệ nệ, gia đình suy sụp khi chị tiết lộ sự thật đau lòng sau đó
20:49:45 17/10/2024

Tin mới nhất

Tướng Mỹ cảnh báo về hoạt động 'bất thường' của đội tàu ngầm Nga

22:14:11 17/10/2024
Đại tướng Charles Q. Brown Jr, Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã đưa ra lời cảnh báo về việc Nga tăng cường các hoạt động quân sự bao gồm triển khai tàu ngầm ở Bắc Cực.

Bán đảo Triều Tiên căng thẳng với chiến lược "bên miệng hố chiến tranh"

21:19:05 17/10/2024
Triều Tiên được cho là đang sử dụng chiến lược bên miệng hố chiến tranh , song kịch bản xảy ra xung đột lớn ở bán đảo Triều Tiên khó xảy ra.

Máy bay né.m bo.m tàng hình B-2 của Mỹ tấ.n côn.g Houthi

21:13:54 17/10/2024
Không quân Mỹ đã thực hiện một loạt cuộc không kích ở Yemen nhằm vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn vào tối 16/10, nhằm vào các cơ sở lưu trữ vũ khí, bao gồm cả các cơ sở ngầm.

Ukraine giành lại 400ha lãnh thổ ở Kharkov, hạ một trung đoàn Nga

21:06:15 17/10/2024
Ukraine thông báo đã giành lại quyền kiểm soát 400ha lãnh thổ ở Kharkov từ tay Nga và gây thiệt hại cho đối thủ.

Ukraine sắp được viện trợ 49 siêu tăng Abrams để đối phó với Nga

20:35:37 17/10/2024
Australia tuyên bố sẽ viện trợ phần lớn các xe tăng M1 Abrams đã nghỉ hưu cho Ukraine, sau nhiều tháng Kiev kêu gọi Canberra chuyển các thiết bị này.

Chính trị gia châu Âu nhận định thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

20:04:57 17/10/2024
Các quan chức và chính trị gia châu Âu đã đưa ra nhận định về khả năng xung đột Nga - Ukraine kết thúc sau hơn hai năm leo thang căng thẳng.

Iran tuyên bố sở hữu vũ khí bí mật mạnh hơn bom hạt nhân

20:01:39 17/10/2024
Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump muốn kiềm chế xuất khẩu dầu của chúng tôi, Iran đã có một số hoạt động mang tính chiến thuật.

EU và ASEAN thúc đẩy hợp tác trong quản lý thiên tai

19:58:18 17/10/2024
Ông Janez Lenarcic, Ủy viên châu Âu phụ trách Viện trợ nhân đạo và Quản lý khủng hoảng nhấn mạnh EU tự hào khi là đối tác lâu năm của ASEAN và Trung tâm AHA kể từ khi trung tâm ra đời.

Nỗ lực đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% của Fed vẫn gặp thách thức

19:41:50 17/10/2024
Trong một báo cáo ngày 10/10, nhà sáng lập và là Chủ tịch công ty nghiên cứu Inflation Insights, Omair Sharif, cũng cho biết, giá thuê kể từ đầu năm tính đến hết tháng 9/2024 tăng 4,6%, so với mức tăng 6,8% của cùng kỳ năm 2023.

Lũ lụt tại Nepal nghiêm trọng hơn do thời tiết cực đoan

19:39:16 17/10/2024
WWA sử dụng mô hình để so sánh thời tiết thực tế và thời tiết trong kịch bản không có biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người gây ra.

Nguồn cung xe tăng Mỹ bất ngờ cho Ukraine

19:36:33 17/10/2024
Theo báo Sydney Morning Herald, những chiếc xe tăng mà Australia cho nghỉ hưu mặc dù chưa bao giờ được sử dụng trong nhiệm vụ tác chiến nhưng đã đến hạn tuổ.i thọ. Chúng được bảo trì tốt và có sẵn các linh kiện thay thế.

Gần 3 triệu người chạy trốn khỏi Sudan sau 18 tháng xung đột

19:31:07 17/10/2024
Thống kê của IOM cho thấy tại khu vực Tây Darfur, khoảng 27.500 người đã phải di dời do tình trạng mất an ninh, các cuộc tấ.n côn.g tại thị trấn Selea và các ngôi làng xung quanh vào đầu tuần trước.

Có thể bạn quan tâm

Tình trẻ Lệ Quyên kho.e bod.y vạm vỡ, bất ngờ với ngón đàn lả lướt của Ngọc Sơn

Sao việt

23:55:09 17/10/2024
Diễn viên Lâm Bảo Châu - bạn trai ca sĩ Lệ Quyên - kho.e bod.y vạm vỡ. Lần hiếm hoi danh ca Ngọc Sơn thể hiện ngón đàn.

3 diễn viên và MC nổi tiếng bị bắt giữ

Sao châu á

23:49:52 17/10/2024
Theo truyền thông Thái Lan, diễn viên Min Pechaya, MC Kan Kantathavorn và Sam Yuranunt Pamornmontri bị bắt giữ vì liên quan đến vụ lừ.a đả.o nghiêm trọng.

Hé lộ gâ.y số.c về cách Diddy dùng dầu em bé trong tiệc thá.c loạ.n

Sao âu mỹ

23:41:10 17/10/2024
Sau vụ cơ quan chức năng phát hiện khoảng 1.000 chai dầu em bé tại nhà riêng của Diddy, dân tình tiếp tục sốc trước cách rapper tai tiếng sử dụng sản phẩm này trong các bữa tiệc thá.c loạ.n.

Ngô Cẩn Ngôn tái xuất màn ảnh sau khi lấy chồng

Phim châu á

23:33:04 17/10/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm đán.h dấu sự trở lại của Ngô Cẩn Ngôn trên màn ảnh nhỏ sau khi thông báo kết hôn với Hồng Nghiêu.

NSND Thanh Điền xó.t x.a cặp vợ chồng 2 lần chịu biến cố 'thập tử nhất sinh'

Tv show

23:20:37 17/10/2024
Câu chuyện 2 lần vượt qua biến cố sức khỏe của cô Mỹ An và chú Nguyễn Văn Mối trong chương trình Thuận vợ thuận chồng khiến NSND Thanh Điền ngưỡng mộ.

Ông trùm trong phim 'Độc đạo' chế.t thật hay giả?

Phim việt

23:18:47 17/10/2024
Trên các diễn đàn phim cũng đang có nhiều tranh cãi: Hồng và Hưng khẹc tạo ra một kế hoạch hoàn hảo để đưa Quân vào bẫy và các con bài tẩy của Quân dần lộ diện.

Giữa lúc Lisa bị ghẻ lạnh tại show nộ.i y, thái độ của "rapper mỏ hỗn" gây chú ý

Nhạc quốc tế

22:55:25 17/10/2024
Theo góc máy cận cảnh được ghi lại, Cardi B không giấu được sự thích thú, cô cười tươi và thậm chí ngạc nhiên vì pha vũ đạo đầy nón.g bỏn.g của Lisa cùng dàn vũ công.

Màn thay da đổi thịt gâ.y số.c nhất 2024

Phim âu mỹ

22:51:08 17/10/2024
The Substance là một siêu phẩm đẫm má.u về những áp lực vô hình chúng ta phải đối mặt ngoài xã hội, nơi bị ám ảnh bởi tuổ.i trẻ, sắc đẹp và sự ghi nhận.

Đề nghị táo bạo cho Sir Alex Ferguson sau khi bị MU loại bỏ

Sao thể thao

22:49:43 17/10/2024
Cựu ngôi sao của Man City và đội tuyển Anh Stuart Pearce đề xuất các cầu thủ hiện tại của Manchester United nên trả lương cho Sir Alex Ferguson sau khi CLB quyết định chấm dứt hợp đồng đại sứ béo bở của ông.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng bị nghi dao kéo vì quá gợi cảm, visual thăng hạng ngỡ ngàng sau 4 năm

Hậu trường phim

22:48:15 17/10/2024
Việt Hoa mới đây đã có phản hồi chính thức trên Facebook cá nhân. Cô khẳng định mình thỉnh thoảng đổi khác chỉ vì béo hơn, gầy hơn và già đi chứ chưa có nhu cầu phẫu thuật.

Sang nhà hàng xóm chơi, lén mở két cuỗm tiề.n vàng

Pháp luật

22:15:19 17/10/2024
Trước đó, vào ngày 14/7, Công an quận Ngô Quyền tiếp nhận đơn của chị N.T.D.T (SN 1988, cùng trú phường Gia Viên), trình báo về việc bị kẻ gian trộm cắp 343,8 triệu đồng và một số vàng trang sức trong két sắt của gia đình.