Mỹ và Trung Quốc vắng mặt trong danh sách quốc gia có tốc độ 5G nhanh nhất
Theo thống kê của Speedfest trong quý III/2020, quốc gia có tốc độ 5G trung bình nhanh nhất là Na Uy (550 Mbps), kế đó là UAE, Nam Phi, Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc.
Dù lớn về quy mô và độ phủ sóng, mạng 5G của Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đạt được tốc độ tối ưu
Bản đồ 5G của Speedfest
Báo cáo mới nhất từ Speedfest dựa trên khoảng 60,5 triệu dữ liệu kết nối của người dùng trong quý III/2020. Theo Speedfest, 99 quốc gia, vùng lãnh thổ đã triển khai mạng 5G tại 14.600 thành phố trên toàn thế giới, tăng 1.671% so với cùng kỳ năm ngoái, dù triển khai dưới hình thức thương mại, thử nghiệm hay hạn chế truy cập. Hình thức hạn chế truy cập là khi mạng 5G có mặt tại quốc gia đó nhưng chỉ giới hạn cho một số người sống trong khu vực thử nghiệm sử dụng.
Nếu chỉ xét 10% người dùng đạt tốc độ 5G nhanh nhất ở mỗi quốc gia thì UAE đứng đầu với 960 Mbps. Mỹ không vào top 10 trong cả hai hạng mục trên. Washington D.C. chỉ đứng thứ 17 (97 Mbps) trong danh sách 18 thủ đô áp dụng 5G. Hạng nhất là thủ đô Abu Dhabi của UAE (546,81 Mbps).
Video đang HOT
Con số trong mỗi ô biểu thị cho số trạm phát sóng 5G đã được thương mại hóa ở mỗi vùng
Trong phạm vi nhóm G7 (trừ Pháp mới triển khai 5G gần đây), Mỹ cũng có tốc độ 5G trung bình chậm nhất, chỉ đạt mức 64 Mbps, còn Ý sở hữu tốc độ tải xuống nhanh nhất G7 (230 Mbps) dù mạng lưới 5G thưa thớt hơn.
Thống kê quý II/2020 vừa qua của một công ty khác là Opensignal cũng cho thấy tốc độ tải xuống ở Mỹ đứng áp cuối trong 12 quốc gia thử nghiệm 5G. Các chuyên gia lý giải rằng tốc độ 5G thấp là do loại băng tần mà các nhà mạng Mỹ sử dụng. Nhà mạng tại nhiều quốc gia khác dùng băng tần 3.5 GHz giúp cân bằng giữa tốc độ và phủ sóng, nhưng loại băng này chưa phổ biến ở Mỹ.
Báo cáo của Opensignal hồi quý II cũng cho kết quả tương tự
Dù vậy, Mỹ lại dẫn đầu về phạm vi phủ sóng 5G với 7.583 thành phố đã được triển khai, bỏ xa Đức về nhì chỉ với 2.312 địa điểm.
Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hàn Quốc dẫn đầu về tốc độ 5G (411,11 Mbps), xếp thứ hai là Thái Lan (327,31 Mbps) và thứ ba là Australia (303,11 Mbps). Mặc dù xây dựng hệ thống mạng 5G lớn nhất thế giới, Trung Quốc lại không vào được bảng thống kê tốc độ lẫn phạm vi phủ sóng. Trong một sự kiện từ tháng 10, Giám đốc bộ phận nhà mạng Huawei nhận định 5G chỉ mới phủ sóng 8% dân số Trung Quốc, chưa là gì so với con số 25% của Hàn Quốc. Theo ông, mạng 5G của nước nhà cũng chậm hơn nhiều nước như Hàn Quốc, Thụy Sĩ… Người dân Trung Quốc dường như cũng chưa mặn mà với việc chuyển từ 4G sang 5G.
Speedfest bình luận: “5G đang thay đổi hoàn toàn tốc độ và khả năng của các mạng di động trên toàn thế giới. Nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại tiếp tục, không lâu nữa hầu hết các quốc gia sẽ có quyền truy cập 5G”. Nhưng Speedfest cũng cho rằng cần thêm nhiều năm để người dân trên thế giới thấy hết lợi ích của mạng 5G.
Hàn Quốc hưởng lợi từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc
Các công ty công nghệ lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG và SK hynix được cho là sẽ tận dụng lệnh trừng phạt của chính phủ Mỹ đối với các công ty Trung Quốc để củng cố vị trí của mình vào năm 2021.
Thời gian qua, Mỹ đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với các công ty công nghệ Trung Quốc như một phần của cuộc tranh chấp thương mại đang diễn ra, trong đó Huawei là một trường hợp điển hình.
Hàn Quốc hưởng lợi từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc.
Theo đó, Mỹ đã yêu cầu các công ty của Mỹ hoặc các công ty sử dụng công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ không được cung cấp thiết bị cũng như hỗ trợ vật chất cho Huawei trong việc sản xuất bán dẫn. Viện dẫn những rủi ro về an ninh quốc gia, Washington gần đây cũng đưa vào danh sách đen hàng chục công ty công nghệ của Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip lớn nhất SMIC.
Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt mới nhằm vào TCL, một trong những nhà sản xuất TV hàng đầu ở Trung Quốc. Liên quan đến vấn đề này, Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ - ông Chad Wolf gần đây cho biết: "Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đánh dấu trường hợp các công ty Trung Quốc thu thập bất hợp pháp dữ liệu về người tiêu dùng Mỹ hoặc đánh cắp tài sản trí tuệ. Năm nay, DHS đã phát hiện ra rằng, TCL đã đưa các "cửa hậu" vào tất cả dòng TV của mình khiến người dùng có nguy cơ bị thu thập dữ liệu bất hợp pháp".
Các quan chức trong ngành công nghiệp cho rằng, nếu TCL bị hạn chế bán TV ở Mỹ, các nhà sản xuất TV Hàn Quốc là Samsung và LG rõ ràng sẽ được hưởng lợi từ động thái này. Trong số hai nhà sản xuất TV trong nước, LG có thể thu được lợi nhuận do đang cạnh tranh gay gắt với công ty Trung Quốc về thị phần toàn cầu.
Một quan chức giấu tên của Hàn Quốc cho biết: "Mặc dù chưa có gì được quyết định, tuy nhiên hoạt động kinh doanh TV của LG có thể được đẩy mạnh tại thị trường Mỹ". Theo nhà nghiên cứu thị trường Omdia, thị phần toàn cầu của LG đạt 11,6% về lượng hàng xuất xưởng trong quý 3 năm nay, chỉ đứng sau Samsung với thị phần 23,6%, trong khi đó, TCL đang bám sát LG với 10,9% thị phần.
Các nhà phân tích trong ngành cũng dự báo LG sẽ tiếp tục chứng kiến giá cổ phiếu tăng trong năm tới khi kỳ vọng ngày càng lớn rằng nhà sản xuất TV số 2 thế giới sẽ cải thiện thị phần của mình tại thị Bắc Mỹ.
Bên cạnh lĩnh vực TV, LG cũng thành công với tầm nhìn tương lai khi công ty thông báo đồng ý với tập đoàn Magna International để thành lập một liên doanh sản xuất linh kiện xe điện (EV). LG cho biết, dự kiến liên doanh ra mắt vào tháng 7/2021. LG sẽ nắm giữ 51% cổ phần trong liên doanh có vốn đầu tư 1 tỷ USD này và chịu trách nhiệm sản xuất động cơ, biến tần và bộ sạc tích hợp.
Magana International là nhà cung cấp phụ tùng xe lớn thứ ba thế giới có trụ sở tại Canada. Hiện tập đoàn đã tham gia vào dự án Project Titan của Apple nhằm nỗ lực chế tạo xe điện tự lái. Ngay sau khi công bố liên doanh với Magana International, cổ phiếu của LG đã tăng 30%. Nhà sản xuất iPhone gần đây đã công khai thông báo rằng họ có kế hoạch tung ra chiếc xe điện đầu tiên của mình vào năm 2024.
Một quan chức trong ngành công nghiệp dự báo mức tăng trưởng của LG có thể còn cao hơn nhờ vào lĩnh vực giải trí gia đình mà cụ thể là mảng kinh doanh TV vì nó trực tiếp hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với TCL.
Thị trường Bắc Mỹ là một trong hai chỗ đứng vững chắc của TCL về doanh số TV. Theo Omdia, doanh số bán hàng trong khu vực của TCL vào năm 2020 sẽ chiếm khoảng 31,7% tổng doanh số và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với doanh số mà công ty sẽ tạo ra từ thị trường Trung Quốc.
Trong lĩnh vực bán dẫn, các nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu như Samsung và SK hynix sẽ được hưởng lợi từ việc Washington kiềm chế các công ty Trung Quốc. Do lệnh trừng phạt của Washington, nhà sản xuất chip Trung Quốc SMIC đã bị ngăn cản tiếp cận công nghệ sản xuất chất bán dẫn ở cấp độ tiên tiến 10 nanomet trở xuống và các nhà phân tích cho rằng thị phần của Samsung trong lĩnh vực kinh doanh đúc bán dẫn sẽ lớn hơn nhiều vào năm 2021.
SK hynix cũng được cho là đang chứng kiến số lượng đơn đặt hàng sản xuất chip ngày càng tăng dựa trên mảng kinh doanh xưởng đúc 8 inch của mình vì đại dịch làm tăng nhu cầu về cảm biến hình ảnh, các mạch tích hợp trình điều khiển màn hình và quản lý điện năng.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến lo ngại về bất kỳ lệnh trừng phạt kéo dài nào đối với các công ty Trung Quốc vì Hàn Quốc đặc biệt phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc.
Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp tránh xa công nghệ Trung Quốc Các doanh nghiệp Mỹ đứng trước nguy cơ bị truy tố và "hủy hoại danh tiếng" nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt Bộ An ninh nội địa Mỹ vừa công bố một báo cáo khuyến nghị các công ty Mỹ nên "tránh dịch vụ dữ liệu và...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, tuyệt chủng hơn 120 năm bất ngờ tái xuất: Vẻ ngoài nhỏ bé nhưng rất khỏe và khá "nóng nảy"
Lạ vui
40 phút trước
Giám đốc bỏ phố về ngoại ô Hà Nội, dành 6 năm làm khu vườn 3.500m2 'trong mơ'
Sáng tạo
47 phút trước
5 gam màu ai cũng mặc hè này
Thời trang
1 giờ trước
Trước giờ công bố phán quyết luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol
Thế giới
1 giờ trước
1 nữ diễn viên bị tịch thu 15kg vàng trong người ngay tại sân bay: Cảnh sát khám xét nhà riêng phát hiện thêm 14 tỷ đồng
Sao châu á
1 giờ trước
Myra Trần ra sao sau những thăng trầm?
Nhạc việt
1 giờ trước
NSƯT Bùi Thạc Chuyên nói gì về các tình tiết dễ gây tranh cãi ở "Địa đạo"?
Hậu trường phim
1 giờ trước
Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực
Du lịch
2 giờ trước
JVevermind: "Mạng xã hội không còn vui nữa", thế ngày xưa thì vui cỡ nào?
Netizen
2 giờ trước
Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán
Nhạc quốc tế
2 giờ trước