Mỹ và Trung Quốc có thể tham gia vào cuộc đối đầu nguy hiểm trên Biển Đông
Khả năng đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông đang ngày càng gia tăng, nhưng dường như bất chấp những rủi ro, không bên nào cho thấy sẵn sàng rút lui, New York Times đưa tin.
Tờ New York Times (NYT) ngày 9/11 bình luận rằng, quyết định liều lĩnh áp sát khu trục hạm Mỹ của tàu chiến Trung Quốc ở khoảng cách 40 m hồi tháng 9 nên được nhìn nhận như một trong những thông điệp cứng rắn nhất nước này gửi tới Mỹ, thách thức sự hiện diện của Mỹ và chống lại chính sách tiếp cận khu vực của Washington trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng đẩy mạnh hoạt động quân sự phi pháp trên Biển Đông.
Dấu hiệu này khiến các chỉ huy của quân đội Mỹ lo ngại một giai đoạn đáng báo động đang cận kề, khi mà lực lượng hai nước có thể đụng độ nhau bất cứ lúc nào, đặc biệt càng nguy hiểm hơn, khi không tồn tại bất cứ thỏa thuận nào giữa hai nước điều chỉnh các quy tắc cơ bản về hành vi nhằm ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột.
Theo Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson, khả năng các tàu của Mỹ và Trung Quốc đụng độ trong vùng biển này sẽ ngày càng thường xuyên hơn.
NYT nhận định, việc thiếu một thỏa thuận chính thức để điều chỉnh các hoạt động của tàu Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các sự cố va chạm và thương vong. Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, riêng trong năm 2017 đã có 18 sự cố tiếp cận nguy hiểm giữa tàu và máy bay Trung Quốc và Mỹ ở Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, ông Nate Christensen khẳng định sự hiện diện liên tục của hải quân Mỹ trong khu vực làm rõ cam kết của Washington về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, chứng minh rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu, máy bay hoạt động bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép.
Video đang HOT
Trung bình hàng năm, Mỹ vẫn đang triển khai hàng trăm chiến dịch trên không và trên biển ở Biển Đông, Hoa Đông, Hoàng Hải và biển Nhật Bản.
Giới chức Mỹ thời gian qua bày tỏ quan ngại các lần chạm trán với quân đội Trung Quốc có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng hoặc thậm chí là xung đột giữa 2 cường quốc.
Tàu khu trục Mỹ USS Decatur. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trong tài liệu được Bộ Quốc phòng Anh công bố hôm 5/11, trong đó tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã cảnh báo khu trục hạm USS Decatur của Mỹ sẽ phải chịu hậu quả nếu không thay đổi hải trình. Thông điệp này được gửi đi trước khi Luyang áp sát USS Decatur ở khoảng cách 40 m.
Đáp lại, tàu Mỹ khi đó đang thực hiện hoạt động tuần tra gần các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam khẳng định “đang di chuyển trên hành trình vô hại”. Mặc dù vậy, USS Decatur vẫn quyết định điều hướng di chuyển để tránh va chạm trước hành động mà các quan chức Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ chỉ trích là không an toàn và không chuyên nghiệp của Trung Quốc.
Bill Hayton, chuyên gia của Chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại London nhận định hành động của Trung Quốc có thể là quyết định có chủ ý để “nâng cao mức độ đối kháng”.
“Theo những gì tôi biết, đây là lần đầu tiên xuất hiện mối đe dọa trực tiếp với tàu chiến Mỹ với loại ngôn ngữ đó”, ông Hayton nói, cho rằng hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh dường như còn muốn chuyển thông điệp tới các đồng minh của Mỹ đang và sẽ hiện diện trong khu vực.
Ni Lexiong, giáo sư tới từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải tin rằng hành động của Trung Quốc thể hiện Bắc Kinh đã sẵn sàng trong trường hợp leo thang xung đột với Mỹ.
(Nguồn: Gazeta.ru)
LINH SAN
Theo VTC
4 thành tố cho hòa bình trên biển Đông
Tại Đà Nẵng sáng 8-11, Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 10 với chủ đề "Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực" với hơn 200 đại biểu trong và ngoài nước. Hội thảo kéo dài đến hết ngày 9-11.
Phát biểu khai mạc, PGS-TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, kêu gọi các chuyên gia, học giả tiếp tục phát huy tinh thần "thẳng thắn, khách quan, khoa học, cầu thị", tích cực đưa ra những kiến nghị xác đáng giúp chính phủ các nước liên quan cùng phối hợp hành động vì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Các đại biểu trong nước và quốc tế trao đổi bên lề hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông Ảnh: BÍCH VÂN
* Trước đó, từ ngày 6 đến 7-11, tại TP Ninh Ba (Chiết Giang - Trung Quốc) đã diễn ra phiên họp đàm phán vòng X Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và vòng VII Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam và Trung Quốc.
Hai bên đã trao đổi ý kiến về các công việc của hai nhóm công tác; khẳng định nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển". Hai bên nhất trí thúc đẩy đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và việc bàn bạc về hợp tác cùng phát triển tại biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế.
B.Vân - D.Ngọc
Theo nld.com.vn
Việt Nam - Trung Quốc đàm phán liên quan vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và hợp tác phát triển trên biển Thông tin đàm phán Vòng X Nhóm công tác về Vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Vòng VII Nhóm công tác bàn bạc về Hợp tác cùng phát triển trên biển Việt Nam - Trung Quốc. Từ ngày 06-07/11/2018, tại thành phố Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, đã diễn ra Phiên họp đàm phán Vòng X Nhóm công tác về...