Mỹ và Philippines tập trận gần Biển Đông vào đầu tuần tới
Hàng nghìn binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên từ ngày mai (4/4) ở địa điểm gần Biển Đông.
Quân đội Mỹ tham gia một cuộc diễn tập ở Philippines. Ảnh: PhilStar
Cuộc tập trận mang tên Balikatan (Vai kề vai), kéo dài 11 ngày. Người phát ngôn của đợt diễn tập, Đại úy Caleste Frank Sayson nói số lượng binh sĩ giữa hai nước tham gia lên đến “hàng nghìn”.
Mỹ triển khai 55 máy bay cho sự kiện này, trong khi Philippines cũng điều động những chiến đấu cơ mà nước này vừa mua.
Theo nguồn tin quân đội Philippines, Mỹ sẽ triển khai một hệ thống pháo binh, được thiết kế để bắn hạ máy bay, ra đảo Palawan trong thời gian tập trận.
Địa điểm tập trận chưa được công bố chính thức. Tuy nhiên, trong những năm qua, Mỹ và Philippines tập trận ở các căn cứ không quân chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông khoảng 230 km.
Địa điểm tập trận Balikatan giữa Mỹ và Philippines sẽ nằm ở gần nơi Trung Quốc cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Dù Trung Quốc từng cảnh báo các cuộc tập trận có thể ảnh hưởng an ninh quốc gia của nước này, Mỹ và Philippines đều khẳng định diễn tập quân sự không phải nhằm vào Trung Quốc.
Cuộc tập trận Balikatan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động nhằm thúc đẩy bá quyền, khiến thế giới lo ngại.
Ngoài việc cải tạo trái phép các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc còn tăng cường quân sự hóa ở quần đảo Hoàng Sa trong những tháng gần đây, bao gồm việc điều hệ thống phòng không, đưa tên lửa, máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm của Việt Nam.
Giáo sư Rene de Castro (Đại học De La Salle, Philippines) cho biết: “Hãy nhìn vào những thiết bị trong cuộc tập trận, đó là bệ phóng tên lửa di động, máy bay chiến đấu… cho thấy liên minh đang chuẩn bị sẵn sàng để phòng vệ”.
Còn giáo sư Richard Javad Heydarian cho rằng những cuộc diễn tập “nhằm tăng cường năng lực phối hợp giữa các đồng minh, cũng là việc họ tỏ tín hiệu sẽ đối đầu Trung Quốc nếu cần thiết”.
Trước đó, vào tháng 3, Mỹ vừa đạt được thỏa thuận triển khai 5 căn cứ quân sự ở Philippines. Các nhà quan sát dự báo căng thẳng ở Biển Đông có thể nóng lên sau khi Mỹ chính thức triển khai lực lượng đến 5 căn cứ này, vốn rất gần với nơi mà Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp trên Biển Đông.
Tập trận Balikatan được quân đội Philippines và Mỹ tổ chức hàng năm. Đây là một trong những điểm quan trọng về hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippines, nhằm tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước. Nội dung diễn tập bao gồm lên kế hoạch đối phó tình huống khẩn cấp, hoặc chống khủng bố.
Theo Zing News
TQ lại "rục rịch" kéo giàn khoan ra Biển Đông: Việt Nam giám sát chặt chẽ!
Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo sẽ kéo giàn khoan Hải Dương 943 tới Biển Đông. Đồng thời, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố, tàu thuyền không được đi lại xung quanh phạm vi 1,8km quanh giàn khoan này.
Các nhà quan sát quốc tế đánh giá, hành động này một lần nữa nằm trong kế hoạch gia tăng quấy rối, "gây nhiễu" tình hình Biển Đông của Bắc Kinh(!?).
Giàn khoan Hải Dương 943 đóng mới đầu năm nay của Trung Quốc. - Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến.
Nói "chung thủy" nhưng làm không "thủy chung"
Theo thông báo đơn phương và đầy khiêu khích phát đi từ cục Hải sự Trung Quốc, giàn khoan Hải Dương 943 sẽ được kéo tới vị trí 17-47.5 độ vĩ bắc, 108-46.0 độ kinh đông từ thời điểm thông báo tới ngày 31/7/2016. Cục Hải sự Trung Quốc cũng tuyên bố, tàu thuyền không được đi lại quanh phạm vi 1,8km quanh giàn khoan Hải Dương. Phía Trung Quốc còn cử thêm 3 tàu tuần tra cỡ lớn hộ tống đi kèm.
Ngay sau khi có thông tin này, PV báo đã có cuộc trao đổi trực tiếp với ĐBQH Nguyễn Anh Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Vừa kết thúc phiên họp tại nghị trường, Đại biểu Sơn đã nhanh chóng cập nhật thông tin và đưa ra những đánh giá về hành động mới mang tính khiêu khích này từ phía Bắc Kinh.
Theo phân tích của Đại biểu Sơn, việc Bắc Kinh "rục rịch" đưa giàn khoan ra vị trí gần và có khả năng gần vùng chồng lấn chưa phân định tại Vịnh Bắc Bộ sẽ làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này. ĐBQH Nguyễn Anh Sơn khẳng định: "Chắc chắn, động thái mới nhất của Trung Quốc chủ đích đưa giàn khoan Hải Dương 943 ra khu vực Biển Đông khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng một cách rất rõ ràng. Hành động đó thêm một lần nữa thể hiện rõ những nét bản chất, cố hữu của họ là "nói một đằng làm một nẻo"".
Đại biểu Sơn chỉ rõ, trong các quan hệ ngoại giao hay tại những diễn đàn quốc tế, Trung Quốc thường cam kết không làm căng thẳng tình hình, nhưng không bao giờ thực hiện. Bằng chứng trong thời gian ngắn vừa qua, Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông. Đặc biệt, trên những đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép. Cụ thể, Trung Quốc đã đồng thời lắp đặt các tổ hợp tên lửa đất đối không, lắp đặt và thử bắn tên lửa đất đối hải trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc không chỉ Việt Nam chúng ta mà tất cả các nước khác trên thế giới, trước hết là các nước có liên quan trực tiếp ở khu vực Biển Đông vô cùng lo lắng và quan ngại sâu sắc.
Ông Sơn cũng đặt tình huống, nếu đúng là Trung Quốc kéo giàn khoan ra vị trí chồng lấn chưa phân định thì nó tiếp tục thể hiện âm mưu thực hiện kế hoạch đã được chuẩn bị, hoạch định từ trước, bất chấp tất cả những điều luật trong giao thương, ngoại giao với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. "Họ đang nói những điều "chung thủy" nhưng làm những việc không "thủy chung". Nói hòa bình hợp tác hữu nghị song lại hành động "bành trướng" bá quyền nhằm thực hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông. Tất cả mọi động thái từ đầu năm đến nay đều thể hiện bản chất muốn áp đặt chủ quyền phi lý, muốn hiện thực hóa cái gọi là "đường 9 đoạn" phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Đấy là điều mà chẳng nước nào trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn hành xử như vậy. Các hành động đó rất trắng trợn, ngang ngược bất chấp tất cả luật pháp quốc tế", ĐBQH Nguyễn Anh Sơn nhấn mạnh.
Mục đích chính trị rõ ràng
Theo đánh giá của các chuyên gia, giàn khoan Hải Dương 943 có thể khoan sâu 10.000m, làm việc ở mực nước 120m và có khả năng tự nâng. Nó là một trong 3 giàn khoan Trung Quốc đầu tư đóng mới gần đây, bên cạnh 2 giàn khoan Hải Dương 982 và Hải Dương 944 với tổng giá trị dự án đóng mới 3 giàn khoan này lên đến 1 tỉ USD.
Cũng liên quan đến việc Bắc Kinh ra thông báo về việc kéo giàn khoan ra Vịnh Bắc Bộ, PV cũng đã liên lạc trực tiếp với PGS. Nguyễn Thị Quế - nguyên Viện trưởng viện Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). PGS. Quế phân tích: "Tại vùng chồng lấn chưa phân định, nếu bất kỳ bên nào có hoạt động đưa các thiết bị thăm dò, khai thác ra đều vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển". PGS. Quế chỉ rõ: "Theo tọa độ mà phía Trung Quốc công bố, giàn khoan có khả năng hoạt động nằm ở vùng chồng lấn, chưa phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi đó, theo Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), ở vùng chồng lấn chưa phân định, thì các bên không được tự ý đặt thiết bị thăm dò. Và như vậy, hành động đơn phương của Bắc Kinh đã vi phạm UNCLOS mà Trung Quốc ký kết". Trước động thái này, PGS. Quế cho rằng, chúng ta cần chủ động theo dõi sát bước di chuyển của giàn khoan để có những biện pháp đối phó.
Cũng liên quan đến thông tin này, các nhà quan sát đều diễn giải, thông báo hạ đặt giàn khoan Hải Dương 943 sắp tới vào Biển Đông của Trung Quốc là một bước đi gây thêm căng thẳng về vấn đề chủ quyền giữa họ và các quốc gia láng giềng. Rõ ràng, việc Bắc Kinh ra thông báo và phát lệnh cấm tàu thuyền qua lại quanh khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 943 trong khu vực chồng lấn chưa phân định là động thái nằm trong chuỗi những hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định sự kiểm soát tại khu vực. Nó nhằm mục đích chính trị rất rõ ràng.
Trước đó, Trung Quốc từng hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động này đã khiến Việt Nam và cộng đồng quốc tế phản đối gay gắt. Sau hơn 2 tháng rưỡi hoạt động trái phép ở vùng biển Việt Nam, ngày 16/7/2014, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981. Riêng tại khu vực chồng lấn ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, Bắc Kinh cũng từng đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra đó từ ngày 20/1/2016 đến 10/3/2016 và cũng gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam.
Trước những diễn biến mới này, ĐBQH Nguyễn Anh Sơn cũng đánh giá: "Tất cả việc làm đơn phương trên của Trung Quốc tại Biển Đông đều vi phạm quy định của luật pháp quốc tế, vi phạm thỏa thuận giữa Đảng, Nhà nước hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Đặc biệt, nó vi phạm chủ quyền lãnh hải của một quốc gia, chà đạp lên tình cảm anh em mà họ vẫn rêu rao là tình láng giềng tốt".
Đây là thách thức rất lớn Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Anh Sơn cũng thẳng thắn chỉ rõ: "Một trong hai món nợ của Quốc hội khóa XIII với Nhân dân là thái độ, hành động của Quốc hội với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đây là thách thức rất lớn. Năm 2016 sẽ là năm đầy thách thức, căng thẳng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Dù trong tuyên bố của quan chức Trung Quốc sang thăm Việt Nam là sẽ không làm căng thẳng tình hình Biển Đông nhưng từ đầu năm, họ đã mang pháo, mang tên lửa đất đối không và mới đây là cả tên lửa đất đối hạm ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đã có ảnh chụp để mô tả họ đã thử tên lửa này. Đó là điều hết sức lo lắng".
Theo Đời sống Pháp luật
Trung Quốc bao biện việc triển khai tên lửa ở đảo Phú Lâm Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc triển khai tên lửa ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 30.3 cho rằng đó là việc làm hợp lý và hợp pháp của Bắc Kinh (?). Hình ảnh Trung Quốc thử tên lửa đối hạm loại YJ-62 ở đảo Phú Lâm...